Outlast là trò chơi điện tử thuộc thể loại kinh dị sinh tồn được phát triển và phát hành bởi hãng Red Barrels từ Canada dưới dạng góc nhìn người thứ nhất.
Bạn đang xem: Hướng dẫn chơi outlast
Tổng quan về cốt truyện trò chơi Outlast
Hiện nay hãng phát hành game đã cho ra đời 2 version của trò chơi Outlast. Trong đó cốt truyện Outlast phần đầu tiên trải qua 8 chương kể về cuộc phiêu lưu của một nhà báo có tên Miles Upshur.
Chương 1: Khu quản trị (Administrative Block)
Cốt truyện Outlast bắt đầu bằng một bức thư nặc danh gửi cho nhà báo Miles Upshur yêu cầu anh đến một bệnh viện tâm thần ở bang Colorado. Điều đáng kinh ngạc là ngay từ đầu khi bước vào bệnh viện, Miles đã nhận được cảnh báo rời khỏi nơi này càng nhanh càng tốt từ một đặc vụ SWAT trong tình trạng hấp hối.
Đặc biệt hơn, Miles còn phát hiện ra nhiều đặc vụ khác đã chết nằm rải rác khắp nơi trong bệnh viện. Bên cạnh đó, nhà báo này còn gặp được các nhân vật như cha xứ Martin, tên sát nhân Chris Walker và những bệnh nhân tâm thần khác khiến cốt truyện game Outlast khá nhanh và lôi cuốn.
Chương 2: Khu nhà tù (Prison Block)
Sau khi bị cha xứ Martin tiêm thuốc mê và tỉnh dậy, Miles phát hiện ra những hành động tàn ác ở bệnh viện tâm thần này khi lấy các bệnh nhân làm thí nghiệm, khiến họ bị biến đổi cả về bề ngoài lẫn tâm trí.
Sau đó Miles bỏ trốn qua khu vực nhà giam nhưng anh lại gặp những tên sát nhân kinh khủng khác. Cứ như vậy, Miles lạc vào một khu cống ngầm. Đó cũng là nơi diễn ra chương 3 của Outlast.
Các chương khác có gì đặc biệt?
Cốt truyện Outlast cứ xoay quanh câu chuyện chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần của Miles. Trong quá trình đó, anh lạc vào những khu khác nhau gồm: Cống ngầm, Khu nam, Sân sau bệnh viện, Khu nữ, Quay trở lại khu quản trị và cuối cùng là đến phòng Labs.
Ở mỗi khu, Miles lại gặp thêm những nhân vật mới và chứng kiến những cảnh kinh dị khác. Đó đều là những gợi ý để anh có thể trốn thoát khỏi cái bệnh viện kinh tởm này. Qua những hành động của các nhân vật và tính cách của họ, người chơi sẽ như hòa mình vào một thế giới của tội ác.
Tuy nhiên, khi chơi xong và ngẫm lại cốt truyện Outlast, bạn sẽ thấy được tính nhân văn sâu sắc mà tác giả muốn mang lại. Không phải những nhân vật mà chúng ta thường kính nể đều tốt và ngược lại, có những kẻ bề ngoài rất kinh tởm nhưng lại giúp được bạn trong lúc khó khăn.
Xem thêm: Cách Cài Đặt Và Kích Hoạt Microsoft Office 365, Cách Cài Đặt Microsoft 365 Offline
Kinh nghiệm sống sót khi chơi Outlast
Ở chế độ khó cơ bản, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn để đánh lừa kẻ địch đang săn lùng mình. Miễn là bạn không đừng ở nơi quá lộ liễu và hét vào mặt chúng, chúng sẽ dễ dàng phát hiện ra bạn ngay đâu. Hãy ghi nhớ rằng trườn bò một cách lặng lẽ, ẩn trong bóng tối hay trốn đằng sau một vật thể nào đó và nhất là tránh xa khỏi tầm nhìn của kẻ địch sẽ giúp bạn bảo toàn sinh mạng một cách hiệu quả.
1. Để ý năng lượng pin
Điều đầu tiên cần lưu ý là máy quay phim chỉ hao pin khi sử dụng tính năng nhìn xuyên đêm (night vision), vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng tính năng này khi không thật sự cần thiết.
Đừng sử dụng night vision nếu bạn đi vào khu vực có ánh sáng. Do không dễ để phân biệt khi đang “nhìn đêm”, bạn nên kiểm tra lại ánh sáng mỗi khi thoát khỏi khu vực hiện tại để sang khu vực mới.Đừng sử dụng night vision để quan sát kẻ thù trong bóng tối khi bạn trốn trong tủ. Thay vào đó hãy điều chỉnh âm lượng lớn hơn để nghe âm thanh mà kẻ thù tạo ra, chẳng hạn như tiếng bước chân hay các hành động lục soát của chúng.Nếu đã cạn pin để mở night vision, bạn vẫn có thể nhìn trong bóng tối ở cự ly gần, chỉ là không hiệu quả bằng thôi. Nếu cảm thấy quá khó để quan sát trong điều kiện như vậy, hãy quay lại các cảnh cũ để tìm pin hoặc load lại savegame cũ.Pin và các tài liệu phát ra ánh sáng xanh ngay cả trong phòng tối, hãy chú ý để không bỏ sót pin khi cần thiết.
2. Sử dụng máy quay
Bên cạnh khả năng cho phép người chơi nhìn xuyên đêm, chiếc máy quay của Miles còn có khả năng trợ giúp người chơi “ghi chép” lại các thông tin cần thiết để đọc lại khi cần, cũng như giúp quan sát tốt hơn.
Dùng máy quay (không mở tính năng night vision) để ghi hình lại những thứ mà bạn thấy. Đó có thể là các dòng chữ trên tường hay sàn, hoặc vũng máu, những kẻ thù đụng độ lần đầu hay thậm chí là những xác chết ở khắp mọi nơi. Đừng quên bạn đang nhập vai nhà báo làm phóng sự điều tra, và những gì bạn thấy phải được ghi nhận để làm bằng chứng. Ở chế độ bình thường, máy quay không hao pin, nhưng những chú thích được ghi chép giúp bạn có thể đọc lại và hiểu thêm về nội dung game lẫn kẻ thù phải đối mặt.Tính năng zoom của máy quay rất tiện để bạn có thể quan sát ở khoảng cách xa hơn và lên kế hoạch những gì phải làm. Nhà phát triển có chút gian lận khi chỉ cho kẻ thù xuất hiện những lúc bạn đang ở gần. Sử dụng tính năng zoom sẽ giúp bạn “thấy được” kẻ thù đó ngay từ xa. Đừng quên tận dụng vì nó rất có lợi cho khả năng sống sót của nhân vật.
3. Kinh nghiệm sinh tồn
Làm sao để sống sót trong Mount Massive là vấn đề lớn nhất khi trải nghiệm và chơi Outlast. Hãy lưu ý những điều sau:
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ buộc phải trốn khỏi kẻ thù để tìm đường di chuyển đến vị trí mục tiêu. Tuy nhiên kẻ thù không thể nhìn trong bóng tối, thế nên nếu không có những chỗ trốn quen thuộc như gầm giường hay tủ, hãy tìm một góc tối và chờ thời cơ.Cho dù thế nào, gầm giường và tủ vẫn luôn là chỗ trốn lý tưởng nhất. Nhưng không có chỗ nào là tuyệt đối an toàn, sẽ có kẻ thù sẽ bất ngờ kiểm tra những chỗ trốn này. Hãy cẩn thận khi nhận diện những kẻ thù thường xuyên có hành động này.Nếu bạn bị phát hiện và truy đuổi, đừng quên rằng nhân vật không chết ngay khi “lãnh đòn” đầu tiên, tùy vào độ khó mà bạn chọn ban đầu. Hãy nhanh chóng chạy ra các khu hành lang để tìm tủ hay giường để trốn, hoặc lách qua những góc hẹp hay chui vào một căn phòng mà bạn có thể chèn chặt cửa được.Âm thanh, tiếng nói và bước chân hay nhạc thay đổi tiết tấu đều giúp cảnh báo trước kẻ thù. Hãy chú ý lắng nghe để nhanh chóng quyết định phải làm gì trước khi chạm mặt với chúng. Trong một số khu vực, bạn còn có thể phân biệt tiếng bước chân chúng đang di chuyển trên các mặt sàn khác nhau nhờ vào vật liệu xây dựng khác nhau.Ngược lại, kẻ thù cũng có thể lắng nghe và phát hiện vị trí của nhân vật nhờ tiếng bước chân khi chạy, tiếng bật công tắc hay vận hành máy móc. Do vậy hãy đi thật chậm và tránh chạy khi không bị truy đuổi. Đồng thời kết hợp tận dụng tính năng zoom của máy quay để quan sát tình hình từ xa như đã nói trên. Đừng quên tìm hiểu khu vực và ghi nhận vị trí có thể trốn gần nhất trước khi bật công tắc hay vận hành máy móc.Kẻ thù thường chỉ xuất hiện cố định tại cùng một vị trí và luôn đi theo một kịch bản “tuần tra” giống nhau. Chú ý quan sát, ghi nhớ vị trí của chúng và giữ khoảng cách an toàn. Nếu không lưu ý điều này, có thể bạn sẽ vướng vào cuộc truy đuổi không cần thiết đấy.Kẻ thù có thể nhảy qua các chướng ngại vật, nhưng không thể lách qua những góc hẹp hay leo trèo như Miles. Và trên hết là nhân vật của bạn thường chạy nhanh hơn bọn chúng nên đó cũng chính là ưu thế của bạn khi cuộc truy đuổi diễn ra.
4. Không giờ quên Save
Và cuối cùng, một điều không thể không nhắc tới đó là việc savegame. Chơi trong Outlast không có hệ thống savegame hoàn chỉnh mà chỉ tự động tạo một filesave mỗi khi qua một checkpoint. Khi đó bạn sẽ thấy dòng chữ Saving xuất hiện ở góc trái dưới cùng màn hình. Bất kỳ khi nào bạn thoát game bằng chức năng Save & Exit và sau đó quay lại chơi tiếp, trò chơi luôn load lại checkpoint gần nhất đó chứ không phải ngay vị trí bạn đã thoát game. Do vậy hãy cố gắng chơi đến khi thấy chữ Saving xuất hiện, tránh thoát game giữa chừng có thể khiến bạn phải chơi lại một đoạn kha khá sau đó.
Nếu bạn muốn biết thêm về các tựa game phổ biến, đừng ngần ngại bấm vào đây để xem những thông tin bổ ích và mới nhất nhé.
- Cách làm slide đẹp trong powerpoint 2003
- Soạn ngữ văn bài cách làm bài văn lập luận chứng minh
- Hướng dẫn sử dụng lightroom cc 2018
- Cách làm bánh flan đơn giản, mềm mịn không bị rỗ