Nếu muốn tìm về một chốn bình yên, một chốn linh thiêng thì bạn không thể bỏ qua Chùa Miếu Nổi, ngôi miếu nằm ngay trên sông Vàm Thuật. Bên cạnh một Sài Gòn ồn áo, náo nhiệt, đầy ắp những ánh đèn màu sắc, đầy ắp những xe cộ tấp nập di chuyển ngày và đêm thì con người ta vẫn muốn tìm về cho mình những khoảng lặng, những chốn thanh tịnh, bình yên. Dường như, đi chùa, hành hương về với đất Phật dường như là một nét đẹp không phai dấu trong văn hóa của mỗi con người Việt, dù ở đâu đi chăng nữa, ở nơi nào đi nữa thì cứ có người Việt là có bàn thờ tổ tiên, có chùa chiền, có Đức Phật. Ở giữa Sài Gòn nguy nga, tráng lệ này cũng vậy.
Contents
1. Lịch sử của chùa Miếu Nổi
Theo tương truyền, ngôi miếu được thành lập từ khoảng thế kỉ 18, đến nay nó đã đi với lịch sử của đất Việt được gần 300 năm.
Ngôi miếu lập ra để thờ oan hồn của một người phụ nữ đã chết đuối ở khu vực sông Vàm Thuật do một người đàn ông chài lưới vớt lên khi ông đang đi lưới cá.
Theo tương truyền chùa Miếu Nổi được thành lập ở thế kỷ 18
Để cho oan hồn siêu thoát cũng như để cầu mong mọi chuyện làm ăn đều thuận buồm xuôi gió thì ông đã lập một ngôi miếu nhỏ bằng tre, lá dừa.
Từ đó, cuộc sống của ông trở nên khấm khá hơn.
Theo thời gian, ngôi miếu trở nên linh thiêng hơn, những dân buôn trong khu vực này bắt đầu xây dựng lại ngôi miếu để nó trở nên khang trang và linh thiêng hơn,
Sau nhiều lần trùng tu thì ngôi miếu đã trở nên nguy nga, mang những nét kiến trúc đặc sắc hơn cho đến bây giờ
Chùa miếu nổi không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà nó còn là một điểm tham quan của du khách.
Trước năm 1975, ngôi miếu này chính là nơi đi về của những người dân Sài Gòn – Gia Định.
Họ đến đây để cầu may mắn, an lành, thượng lộ bình an, nhưng sau khi đất nước giải phóng, ngôi chùa dường như bị bỏ hoang.
Mãi đến năm 1992, mới có người đứng lên kêu gọi trùng tu lại ngôi miếu để bây giờ nó mới trở nên nổi bật, khang trang đến như vậy
🔥🔥🔥 KHÁM PHÁ: Chùa Ông Cần Thơ
2. Chùa Miếu Nổi nằm ở đâu?
Đúng như cái tên gọi của nó, ngôi miếu Nổi nằm ở khu cù lao trên sông Vàm Thuật.
Nó như nổi lên một cách rực rỡ, hoành tráng ngay trên con sông thuộc phường 5, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi miếu có diện tích 500 mét vuông, được xây dựng trên một cồn đất rộng gần 2.500 mét vuông.
Để đi đến được ngôi miếu thì bạn phải đi theo đường Nguyễn Thái Sơn.
Sau đó rẽ vào đường Trần Báo Giao và bạn cứ đi thẳng đến bến đò thì bắt đò đi ra ngôi miếu, giá vé hai chiều của chuyến đò là 10.000 đồng.
Cứ tầm khoảng 5 phút có một chuyến, điều này rất thuận tiện cho du khách. Bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để di chuyển.
🌟🌟🌟 NÊN XEM: Chùa Phật Cô Đơn
3. Đường đi đến chùa miếu nổi Gò Vấp
Nằm cách khu vực trung tâm TP.HCM không quá xa (khoảng 15km), tuy nhiên, đường tới đây khá dễ đi, vì vậy, bạn chỉ cần mất khoảng 30 đến 35 phút là đã có thể đến được ngôi chùa này.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn giúp bạn các cách để có thể tới chùa miếu nổi nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như công sức trong quá trình di chuyển đến chùa.
-
Di chuyển tới chùa bằng phương tiện cá nhân:
Với việc di chuyển tới chùa Miếu Nổi bằng các phương tiện như: Xe máy, ô tô,… Bạn có thể đi theo hướng Lê Lai rồi rẽ phải ra Trương Định.
Sau đó, bạn đi dọc lên đường Điện Biên Phủ, hướng ra Huỳnh Văn Bánh rồi rẽ vào đường Nguyễn Kiệm. Đi dọc theo các tuyến đường: Nguyễn Thái Sơn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Oanh.
Cuối cùng, bạn rẽ phải ra đường An Phú Đông 9, đi thẳng khoảng 3km nữa là tới được bến phà để ra chùa.
-
Di chuyển tới chùa bằng các phương tiện khác
Nếu chưa từng tới Sài Gòn, chưa thực sự quen đường, bạn hoàn toàn có thể di chuyển tới chùa Miếu Nổi bằng các phương tiện công cộng như: Xe Bus, Taxi, Grab,…. Giúp bạn tránh được các vấn đề như lạc đường, mất thời gian di chuyển,….
Với việc di chuyển đến chùa Miếu Nổi bằng xe bus, bạn có thể đi theo các tuyến 03,32
Lưu ý: Khi lên xe bus, bạn nhớ lưu ý với phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến,…
♻️♻️♻️ TÌM HIỂU: Chùa Địa Tạng Phi Lai
4. Kiến trúc chùa Miếu Nổi
Ngôi chùa Miếu Nổi được xây dựng theo hướng Nam, được xây dựng theo thiết kế chữ Tam. Vừa mới xuống đò bạn sẽ phải choáng ngợp với hình ảnh đôi rồng cao khoảng 3 mét uốn lượn hai bên cồn.
Với thiết kế tinh xảo và hình ảnh đầu rồng hướng lên trời xanh tạo ra một hình ảnh thật khí thế, oai hùng.
Ngay hai bên cột của cánh cổng vào cũ là hình ảnh của hai con rồng uốn lượn, phía trên cũng là cặp rồng theo thế đối đầu.
Ngôi Miếu được thiết kế tinh xảo, và dường như hình ảnh những con rồng là thiết kế chủ đạo của cả ngôi miếu.
Trong ngôi miếu có tổng cộng 8 cái cột và mỗi cột đều là hình ảnh của những con rồng uốn lượn và những con rồng đấy còn được sử dụng để trang trí trên các mái nhà.
Trong khu vực trung tâm thờ tự được chia ra ba phần là tiền điện, trung điện, chính điện, và mỗi điện đều thờ phụng những nhân vật khác nhau.
Điển hình như khu vực tiền điện là thờ Phật Di Lặc, trung điện thờ Tề Thiên Đại Thánh và khu vực chính điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu.
Ở mỗi điện đều được trang trí bằng các bức phù điêu rất đẹp mắt và thu hút hàng trăm khách du lịch dừng chân lại để chiêm ngưỡng.
Bước vào khu vực trung tâm bạn sẽ bị choáng ngợp bởi kiến trúc ở đây, hình ảnh của hàng trăm con rồng uốn lượn.
Cùng với hàng trăm nén hương uốn lượn trên trần nhà đưa lại cho bạn đang bước vào một thế giới của tiên cảnh, nó cứ chập chờn, mờ mở, ảo ảo.
🔔🔔🔔 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Phù Dung Cổ Tự
5. Miếu nổi gò vấp mấy giờ đóng cửa
Thông thường, chùa Miếu nổi sẽ mở cửa vào 8h đến 18h hàng ngày, vì vậy, bạn nên tới chùa từ sớm.
Tuy nhiên, vào các dịp lễ lớn như: Tết nguyên đán, rằm tháng 7, tuần rằm, mồng 1,… chùa có thể đóng cửa muộn 1 chút, giúp quý phật tử có thể kịp hành hương.
💝💝💝 NÊN ĐỌC: Chùa Huê Nghiêm ở đâu
6. Bí ẩn xem bói ở miếu nổi
Có rất nhiều lời đồn đại rằng, chùa Miếu Nổi cũng là nơi giúp bà con xem bói, dự đoán tương lai, vận mệnh…
Trên thực tế, thông tin này là không chính xác. Mặc dù là nơi tâm linh, tuy nhiên, chùa Miếu nổi không hoạt động các hình thức như xem bói, dự đoán tương lai,….
Sự thực của lời đồn này là do rất nhiều người trên cộng đồng mạng truyền tay nhau, tại khu vực hàng ghế trong vườn chùa thường có 1 người đàn ông, khoảng 50 tuổi, hành nghề xem bói.
Đã có nhiều phật tử sau khi lễ chùa xong đã xem bói tại đây và khen ngợi tài năng của người này.
Tuy nhiên, người đàn ông này không hề có liên quan gì đến chùa Miếu Nổi. Ngoài ra, thông tin trên cũng chưa thực sự được kiểm chứng.
💠💠💠 NÊN ĐỌC: Cách đi đến chùa Diệu Pháp
7. Những hoạt động đặc sắc ở chùa Miếu Nổi
Có thể nói rằng, miếu Nổi luôn luôn là một địa điểm để mỗi người con hành hương đến đây vào đầu tháng, đặc biệt là đầu năm.
Tuy là phương tiện di chuyển khá khó khăn nhưng lượng du khách hành hương đến đây không thua kém gì những ngôi chùa khác tọa trên những vị trí thuận lợi hơn.
Ở đây, người ta dâng lên đĩa lễ gồm dừa, trầu cau và hoa cúc dành cho những người đi cầu tài, cầu duyên.
Những lễ vật này đều được bày bán trước chùa nên bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều thứ.
Những ngày đầu năm, người người kéo nhau về đây thắp nhang vòng để cầu mong may mắn, bình an, làm ăn thuận lợi cho cả một năm.
Đồng thời, cứ đến dịp cuối năm họ lại đến đây trả lễ, đến để thông báo về một năm làm ăn của mình.
Không chỉ thế, khi làm lễ xong bạn có thể mua cá, chim, rùa,.. để làm lễ phóng sinh.
Có thể nói rằng, Chùa miếu Nổi luôn luôn là một điểm đến lý tưởng cho những người đam mê về du lịch tâm linh.
⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Chùa An Lạc
8. Lưu ý khi đi lễ chùa miếu nổi
Khi đến chùa Miếu Nổi, cũng như với rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Khi vào chùa, bạn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không diện những bộ đồ phản cảm, hở hang.
- Không được lấy bất cứ vật gì trong chùa khi chưa được sự cho phép.
- Ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, không nói tục, chửi bậy, làm ồn ở nơi linh thiêng.
- Khi ra, vào chùa, bạn chỉ được đi ở lối cửa 2 bên, không được đi ở cửa chính giữa.
Đến đây, bạn không chỉ thắp những nén hương để cầu mong may mắn, hạnh phúc mà bạn còn được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo hòa quyện hai nét văn hóa Việt – Hoa.