Bản vẽ kỹ thuật cơ khí là bản vẽ mô tả chi tiết, đặc điểm của một chi tiết, sản phẩm cần gia công. Do đó việc nắm rõ các tiêu cũng như cách đọc bản vẽ giúp người thiết kế, lập trình máy hình dung đúng về sản phẩm. Từ đó đảm bảo độ chính xác và thông số cho chi tiết.
Contents
1. Bản vẽ kỹ thuật cơ khí là gì?
Bản vẽ kỹ thuật cơ khí được ví như là ngôn ngữ có tác dụng mô tả cụ thể về vật liệu, hình dáng, kích thước của chi tiết cần gia công. Dựa vào bản vẽ mà các kỹ sư cơ khí có thể hình dạng, kết cấu, độ lớn, màu sắc… của chi tiết đó. Từ đó đưa ra phương pháp gia công phù hợp với từng vật thể. Cũng như các lệnh lập trình chi tiết.
Quá trình tạo bản vẽ rất phức tạp. Các chi tiết của bản vẽ đều được định hình rõ ràng, thống nhất với nguyên tắc thiết kế chung. Đòi hỏi người kỹ sư phải tỉ mỉ, có trình độ chuyên môn cao.
Bản vẽ kỹ thuật cơ khí
2. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật cơ khí
Để tạo ra một chi tiết, vật thể đạt chất lượng cao, đòi hỏi chúng phải qua nhiều bước khác nhau. Vì vậy, rất dễ xảy ra sai sót, thiếu hụt khi chế tạo gia công.
Nhờ vào bản vẽ kỹ thuật cơ khí cũng như bản vẽ gia công CNC mà các thợ, kỹ sư có thể phác thảo và hình dung được những yếu tố cần có cho sản phẩm. Từ đó có thể chuẩn bị các vật liệu, công cụ, thiết bị phù hợp để gia công chi tiết.
Đồng thời họ cũng đưa ra được các lệnh phù hợp để lập trình tạo nên sản phẩm có thông số phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí gia công cho doanh nghiệp.
3. Phân loại bản vẽ kỹ thuật cơ khí
Dựa vào chức năng, bản vẽ kỹ thuật cơ khí được chia làm 4 loại sau:
Bản vẽ chi tiết
Bản vẽ chi tiết là bản mô tả từng chi tiết của vật thể. Nhờ đó quá trình lắp ráp, vận hành, kiểm tra,.. máy móc được đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, chúng được gắn liền với một bản vẽ tổng thể.
Bản vẽ lắp ráp
Bản vẽ này cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để lắp ráp chi tiết của vật thể. Như hình dạng, kết cấu,… Nhờ đó người kỹ sư sẽ thiết kế và sử dụng máy móc hiệu quả.
Bản vẽ tháo rời
Giống như tên gọi của chúng. Bản vẽ này giúp người đọc tháo rời máy móc được hiệu quả hơn. Bằng cách cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của chi tiết khi tháo rời đúng vị trí. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể đọc hiểu bản vẽ này. Kể cả người không chuyên về kỹ thuật.
Bản vẽ sơ đồ
Bản vẽ này giúp người đọc hiểu được nguyên lý hoạt động của máy móc. Nhờ các ký hiệu quy ước đơn giản.
4. Các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật cơ khí
4.1. Các tiêu chuẩn chung
Một bản vẽ kỹ thuật cơ khí đưa vào sử dụng, cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Đảm bảo độ chính xác cao. Vì kích thước, hình dạng của chi tiết bị sai lệch chỉ một phần nhỏ, sản phẩm tạo ra sẽ bị lỗi. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình lắp ráp của sản phẩm.
- Được vẽ theo nguyên tắc chung và thống nhất. Bất kỳ nét vẽ nào đều phải tuân thủ quy ước chuẩn mực chung. Đảm bảo cho bất kỳ ai cũng có thể đọc được bản vẽ kỹ thuật.
- Người đọc hình dung được sản phẩm. Bản vẽ phải rõ ràng, nêu được hình dáng, kích thước, phương pháp gia công,…
4.2. Các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ cơ khí
Khổ giấy và tỷ lệ
Ký hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kích thước (mm) 1189 x 841 841 x 594 594 x 420 420 x 297 297 x 210
Tỉ lệ = Kích thước hình vẽ / Kích thước thật
Các tỉ lệ theo:
- Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2 – 15 – 1:10 – 1:20 – 1:50 – 1:100 – 1.200…
- Tỉ lệ nguyên hình: 1:1
- Tỉ lệ phóng to: 2:1 – 5:1 – 10:1 – 20:1 – 50:1…
Phương pháp ghi tỉ lệ
- Ghi vào ô ghi tỉ lệ: Ghi dạng 1:2, 1:10… Tỉ lệ này áp dụng cho toàn bản vẽ.
- Ghi cạnh một hình vẽ: Ghi dạng TỈ LỆ 1:2, TỈ LỆ 1:10… Tỉ lệ này áp dụng riêng cho một hình vẽ.
Đường nét
Các quy định cơ bản về đường nét:
- Đường nét phải thống nhất trên cùng một bản vẽ. Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi hoàn thành phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch …);
- Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch;
- Các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch.
5. Các phần mềm thiết kế bản vẽ kỹ thuật cơ khí phổ biến
Trước đây để vẽ bản vẽ kỹ thuật cơ khí, các kỹ sư sẽ phải thực hiện vẽ thủ công. Việc này rất mất thời gian, công sức và khó thể hiện được tất cả các yếu tố, dễ gây sự nhầm lẫn khi đọc bản vẽ.
Tuy nhiên để dễ đọc và hình dung bản vẽ, các phần mềm thiết kế bản vẽ ra đời. Các phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Phần mềm AutoCAD 2D: Là một phần mềm hỗ trợ vẽ vector 2D. Với trình bày chi tiết ở dạng mặt phẳng và không thể xoay góc. Autocad 2D được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay.
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật trên autocad 2D
- Autodesk Inventor: Là phần mềm cung cấp thiết kế và trình bày chi tiết ở dạng 3D. Với các chức năng tiên tiến, phần mềm này cho phép mô phỏng chi tiết từ cơ bản đến phức tạp. Đảm bảo hình dung rõ ràng trước khi đưa vào gia công.
- CATIA: Là phần mềm cung cấp thiết kế và trình bày chi tiết lắp ráp ở dạng 3D. Được hỗ trợ mạnh mẽ để thiết kế ngược (việc tạo file 3D CAD thông qua dữ liệu scan 3D). Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghệ ô tô, tàu ngầm và lĩnh vực hàng không vũ trụ.
6. Hướng dẫn đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí chính xác với 4 bước
Để đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí nhanh, chính xác, hiệu quả, bạn cần thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Đọc nội dung trong khung tên
Bao gồm các thông tin cơ bản như: chi tiết, vật liệu, tỷ lệ biểu diễn,… Giúp bạn nắm được hình dạng, tính năng của sản phẩm thiết kế.
Khung tên của bản vẽ kỹ thuật
Bước 2: Xác định hình chiếu, cạnh cắt
Đọc hình chiếu, cạnh cắt theo thứ tự từ trái sang phải để phân tích, xác định đâu là hình chiếu chính và hình chiếu cắt và nhận xét sự tương quan của chúng. Nhờ đó, xác định rõ nét hình dạng sản phẩm.
Bước 3: Đọc kích thước chung và kích thước từng thành phần
Đây là một bước rất quan trọng. Với bước này, bạn sẽ xác định kích thước của từng bộ phận. Nhờ đó ấn định trong bản vẽ và thực tế một cách rõ ràng. Xác định kích thước lắp ghép, kích thước gia công. Cần chú ý kích thước của các lỗ.
Bước 4: Đọc các yêu cầu kỹ thuật, độ nhám bề mặt, dung sai của chi tiết
Độ nhám và dung sai rất quan trọng. Nó quyết định đến công nghệ gia công để tạo được độ nhám bề mặt mong muốn. Vì vậy cần được chú ý khi đọc bản vẽ. Chúng thường được biểu diễn trên hình hoặc phía trên bên phải bảng vẽ.
Quá trình đọc bản vẽ rất quan trọng trong thiết kế và gia công cơ khí nói chung và gia công cơ khí CNC nói riêng. Bởi việc này giúp đảm bảo được độ chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau gia công. Từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho doanh nghiệp và các kỹ sư, người lập trình, vận hành máy do đọc đúng bản vẽ kỹ thuật cơ khí.
Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.