Contents
- 1 Nếu muốn trở nên chuyên nghiệp hơn khi thao tác với các phần mềm soạn thảo văn bản, bạn nhất định phải rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh mà không cần nhìn bàn phím. Mặt khác, việc gõ phím nhanh, chuẩn xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm việc, nâng cao hiệu suất và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực trong sự nghiệp của bạn.
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Khôi phục dữ liệu đã xóa với Recover My Files – Download.vn
- 1.3 #1 Cách Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Mới Nhất Hiện Nay
- 1.4 2.1 Gõ bằng 10 ngón tay (Tiếng Anh gọi kỹ thuật này là Touch Typing)
- 1.5 2.2 Cố gắng không nhìn vào bàn phím
- 1.6 Liên hệ Võ Minh để mua miếng lót cổ tay silicon hình thú chống mỏi cổ tay khi đánh bàn phím và dùng chuột!
- 1.7 Địa chỉ liên hệ để đặt mua miếng lót kê cổ tay ngay hôm nay! 529/6a Điện Biên Phủ, P.3, Q.3 Thời gian làm việc: 8h30-18h, thứ 2-thứ 7, Chủ nhật nghỉ. Thời gian nhận bảo hành và đổi trả hàng: 10h-18h, thứ 2-thứ 7, Chủ nhật nghỉ. Phone: (028) 3839 1232 Hotline (Zalo): 0989 695 720
Nếu muốn trở nên chuyên nghiệp hơn khi thao tác với các phần mềm soạn thảo văn bản, bạn nhất định phải rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh mà không cần nhìn bàn phím. Mặt khác, việc gõ phím nhanh, chuẩn xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm việc, nâng cao hiệu suất và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực trong sự nghiệp của bạn.
Trước tiên để biết bản thân đang ở level nào, bạn hãy tiến hành canh thời gian và đánh máy một đoạn văn bản bất kỳ hoặc bạn có thể truy cập vào website: 10fastfingers.com để kiểm tra tốc độ gõ của mình. Với website này, bạn có thể chọn ngôn ngữ tiếng việt và chế độ kiểm tra 200 chữ / phút hoặc 1,000 chữ/ phút. Khi bạn gõ sai, hệ thống sẽ ghi nhận bằng màu mực đỏ và màu xanh là cho những từ gõ đúng.
1/ Nếu kết quả dưới 60 WPM: Tốc độ đánh máy thấp 2/ Nếu kết quả từ 60 đến 100 WPM: Tốc độ đánh máy trung bình 3/ Nếu kết quả từ 100 đến 140 WPM: Tốc độ đánh máy cao 4/ Nếu kết quả trên 140 WPM: Tốc độ đánh máy chuyên nghiệp *Trong đó WPM là Word per Minute: Từ/ phút
Như vậy sau khi kiểm tra thì bạn đã biết mình ở mức độ nào chưa? Nếu bạn đạ từ cao đến chuyên nghiệp thì Vi tính Võ Minh xin chúc mừng bạn. Trường hợp chưa đạt? Đừng lo lắng, hãy thực hành theo bí quyết gõ phím nhanh mà không cần nhìn bàn phím của chúng tôi dưới đây.
1. Tránh những thói quen gõ phím xấu Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu, thói quen không tốt ảnh hưởng đến tốc độ gõ.
Đa phần những người mới thực hành gõ phím thường chỉ gõ bằng hai ngón trỏ, luôn luôn phải nhìn vào bàn phím mỗi khi gõ, vừa mất thời gian vừa dễ gây ra tình trạng mỏi mắt do phải điều tiết thường xuyên: vừa xem văn bản, vừa nhìn bàn phím, vừa kiểm tra trên màn hình.
Tư thế ngồi sai khi sử dụng máy tính cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gõ chậm hơn. Hãy lưu ý: 1/ Luôn giữ thẳng tấm lưng của bạn. 2/ Khoảng cách từ mắt tới máy tính nên duy trì từ 45 đến 70 cm. 3/ Màn hình cần đặt hướng lên một góc sao cho khi nhìn vào, đầu của bạn sẽ hơi cuối nhẹ một góc 15 độ. 4/ Hạn chế tì đè cổ tay mà thay vào đó hãy giữ cho vai, cánh tay, cổ tay được căng ra, vuông góc với nhau. 5/ Nên sử dụng miếng lót kê cổ tay để chống nhức mỏi cổ tay khi sử dụng chuột trong thời gian dài.
2. Luyện tập các thói quen gõ phím tốt Khi loại bỏ những thói quen gõ phím không tốt, bạn hãy thay vào đó bằng những thói quen sau:
2.1 Gõ bằng 10 ngón tay (Tiếng Anh gọi kỹ thuật này là Touch Typing)
Bạn hãy gõ bàn phím bằng 10 ngón tay (Tiếng Anh gọi kỹ thuật này là Touch Typing)
Khi bắt đầu gõ, hãy luôn nhớ đặt 5 ngón tay trái của bạn lên các phím A S D F riêng ngón cái bên trái sẽ đặt lên phím cách. Đối với các ngón phải, bạn sẽ đặt lên các phím J K L và ; và ngón trỏ phải cũng đặt lên phím cách. Để dễ hình dung, bạn hãy nhìn vào hình bên dưới. (Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy các phím F và J trên mọi bàn phím đều có một thanh ngang nổi đánh dấu cho vị trí đặt ngón trỏ của tay trái và tay phải)
Các phím nói trên được xem là các phím gốc bởi vì bạn sẽ luôn luôn đặt tay trên những phím này, bắt đầu gõ và khi kết thúc cũng sẽ đặt ngón tay trở về những vị trí này.
Đối với việc luyện gõ bằng 10 ngón tay, quan trọng nhất là bạn cần phải biết giới hạn mà mỗi bàn tay với tới. Ví dụ nếu muốn gõ chữ T thì đó là nhiệm vụ của tay trái hoặc chữ M là nhiệm vụ của tay phải. Đừng bắt bàn tay làm việc quá giới hạn của nó trừ khi bạn muốn gõ chậm hơn.
2.2 Cố gắng không nhìn vào bàn phím
Đối với những người mới tập gõ, việc này sẽ rất khó khăn nhưng bạn vẫn nên tránh nhìn vào bàn phím. Cho dù bạn không nhớ được vị trí của phím cần gõ thì cũng hãy “mò” các phím xung quanh những phím gốc đến khi tìm được đúng chữ.
2.3 Thông thuộc các phím tắt cơ bản Thật vậy! Việc thông thuộc các phím tắt cơ bản sẽ giúp bạn gõ nhanh hơn đáng kể. Thay vì phải ngừng việc gõ phím, sử dụng chuột, click chuột, di chuyển lên nút save và nhấn chọn thì bạn chỉ cần click tổ hợp phím Ctrl + S để lưu văn bản hoặc Ctrl + Shift + S để lưu văn bản dưới dạng thức khác. Đơn giản và nhanh hơn nhiều đúng không nào.
Nếu bạn muốn tham khảo các phím tắt thiết yếu sử dụng trong word thì hãy click vào ĐÂY nhé!
2.4 Đừng nóng vội Rất nhiều người cảm thấy chán nản khi mới luyện tập gõ phím bằng 10 ngón tay và trở nên nóng vội, dễ dàng “nuông chiều” bản thân bằng cách cho phép mình nhìn vào bàn phím. Bạn biết đấy, ông bà ta có câu “dục tốc bất đạt” và nó rất chính xác trong trường hợp này.
Hơn hết, trong giai đoạn đầu, bạn cần ưu tiên gõ đúng hơn là gõ nhanh. Vì gõ nhanh mà không đúng thì cũng vô nghĩa đúng không nào. Vậy nên hãy kiên nhẫn,
Nếu bạn cảm thấy mệt thì hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi một chút, đừng quá căng thẳng mà gây áp lực cho những đầu ngón tay của mình.
3. Giới thiệu một số phần mềm luyện gõ phím Để giúp việc rèn luyện gõ bàn phím đỡ nhàm chán hơn, Vi tính Võ Minh xin gợi ý bạn những phần mềm hoặc website sau đây:
3.1 Typer Shark Deluxe Đây là một phần mềm luyện gõ phím 10 ngón mà bạn nên download và cài đặt ngay. Phần mềm này do hãng game Popcap phát triển dưới hình thức trò chơi đi tìm kho báu, săn cá mập. Bạn sẽ được luyện tập từ các bước cơ bản nhất, làm quen với phím và từ từ nâng cao hơn theo một cách vô cùng thú vị.
3.2 Dancemattypingguide.com Đây là website luyện gõ miễn phí được rất nhiều người ưa chuộng trên thế giới. Bạn sẽ thấy có 4 level và trong mỗi level sẽ có các bài luyện gõ theo những cặp hoặc cụm phím khác nhau. Giao diện luyện tập của website này cũng khá bắt mắt, giàu màu sắc và sinh động. Trong mỗi bài đều có phần khởi động, tuần tự luyện tay trái sang tay phải rồi cuối cùng là kết hợp cả hai tay.
3.3. Tapdanhmay.net Một website luyện đánh máy thuần Việt được xây dựng khá bài bản. Bạn sẽ được luyện từ cơ bản đến nâng cao theo từng cặp phím, đồng thời website này cũng có chế độ kiểm tra tốc độ đánh máy, tích hợp các trò chơi rèn gõ phím sinh động…
3.4 Sense-Lang.Org Website này sẽ giúp bạn tập gõ 10 ngón với 16 bài học, đồng thời cho phép bạn sử dụng đoạn văn của mình để luyện. Bên cạnh đó, trang web còn phân chia các bài tập cho trẻ em, các chế độ bàn phím khác nhau như QWERTY hoặc Colemak, bàn phím quốc tế khác… rất tiện lợi.
3.5 Typingclub.com Đây cũng là website học gõ phím 10 ngón miễn phí với hàng trăm bài luyện tập khác nhau được sắp xếp theo chủ đề rõ ràng với các cấp độ từ đơn giản đến rất khó, kết hợp gõ chữ và các ký hiệu phức tạp, dành cho dân đánh máy chuyên nghiệp.
Hi vọng rằng bài viết này của Vi tính Võ Minh sẽ giúp bạn luyện tập gõ phím bằng 10 ngón tay mà không cần nhìn bàn phím một cách nhanh chóng và thiết thực nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Miếng lót chuột kê tay: Món quà thiết thực cho dân văn phòng
Xem thêm:
Đệm lót Silicon chống mỏi cổ tay dành cho Nhân Viên Văn Phòng
Thú kê tay độc đáo bằng silicon
Miếng lót chuột kê tay: Món quà thiết thực cho dân văn phòng
Kê cổ tay silicon hình thú, chống nhức mỏi cho người thường xuyên dùng máy tính