Cua là món ăn hải sản giàu dinh dưỡng và vô số cách chế biến. Trong đó món Cua hấp theo nhiều người đây là món ăn dễ chế biến nhất. Tuy nhiên cua khi hấp như thế nào cho ngọt thịt, thơm thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng nhau tham khảo một vài cách hấp cua mà Quang Phong đã tổng hợp ở phần dưới đây của bài viết.
» Chả mực – Tổng hợp 12 cách chế biến món ngon, hấp dẫn tại nhà » Cách chọn Cua biển và chế biến món ngon, có lợi cho sức khỏe » Cua Cà Mau, Cách phân biệt và lựa chọn con Cua ngon nhất
Contents
I. Cách chọn cua ngon để làm cua hấp
Các món hải sản, đặc biệt là hấp thì hải sản bắt buộc phải tươi ngon thì thịt hấp mới ngon ngọt. Nguyên liệu thịt cua chiếm đến 80% độ ngon của món hấp. Bởi đây là cách nấu không quá cầu kì nhằm mang đến cho người ăn cảm nhận được rõ ràng vị thịt hải sản nói chung hay thịt cua nói riêng.
Bởi lý do này mà khâu lựa chọn nguyên liệu cực kỳ quan trọng. Đối với cua thì chúng ta có 2 loại là cua cái và cua đực. Nếu nhà bạn thích ăn thịt ngọt thì hãy ưu tiên chọn cua đực – phần yếm dài, có hình tam giác và nhỏ hơn cua cái. Còn nhà bạn thích ăn thịt cua có gạch thì hãy chọn cua cái – yếm to và thường cua cái to hơn cua đực.
=> Tham khảo đặc sản ruốc tôm Quảng Ninh
Cách chọn cua ngon, phân biệt cua đực và cua cái
Nếu được bạn hãy mua cua lúc cua còn sống, đang cử động là tốt nhất. Bề ngoài của nó màu xám đục và khi ấn tay vào yếm cua cảm nhận được sự rắn chắc chứ không bị ọp ẹp. Phần yếm cua cần được bám chắc vào thân thì cua sẽ càng tươi ngon.
Phần dưới cùng càng cua nếu vẫn còn màu đỏ hồng cũng như lớp da non, càng thẳng bóng thì đây là cua mới bắt, còn tươi. Nếu phần dưới cùng của càng và cùi chỏ bị nhăn thì tức cua đã để lâu, không còn tươi mới nữa.
=> Tham khảo món đặc sản ruốc Bề Bề
II. Cách sơ chế cua trước khi làm món Cua hấp
Để cua hấp không bị rụng càng và ngon trước khi hấp thì bạn cần phải chọc cho cua chết. Cách chọc rất đơn giản, sử dụng mũi dao hoặc vật nhọn đâm nhanh và thẳng vào phần yếm cua – chỗ đầu tam giác và giữ nguyên cho đến khi cua chết (thời gian để cua chết hoàn toàn từ 1 – 2 phút).
Khi đã chọc cho cua chết hoàn toàn, bạn cần tiến hành gỡ bỏ dây buộc, sử dụng bàn chải để chà sạch những vết bẩn bám trên mai, càng của cua. Cuối dùng rửa sạch lại với nước để khi hấp cua, cua sẽ thơm ngon và sạch đẹp.
=> Tham khảo bảng giá Ruốc Hàu
Cần phải làm chết cua và sơ chế cua trước khi hấp
III. Cách hấp cua thơm ngon, ngọt thịt
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 2 món cua hấp: hấp với bia, sả và với muối.
1. Cách làm cua hấp bia và sả
Dưới đây là một vài nguyên liệu cần chuẩn bị nếu bạn hấp khoảng 02 kg cua biển:
- 1 lon bia 330ml
- 8 – 10 cây sả
Sau khi sơ chế và làm sạch cua, bạn cần rửa và làm sạch sả cây. Bỏ đuôi, lấy phần đầu khoảng 5cm sau khi cắt bỏ lớp vỏ sả già bên ngoài. Tiếp đến đập dập sả để vào tô hoặc đĩa.
Chuẩn bị 1 xửng hấp và xếp lót sả trên bề mặt xửng sao cho vừa đủ bề mặt. Sau đó đặt cua lên xửng, cho số sả còn lại ở phía trên. Khi hấp đổ bia ở dưới kèm 1 xíu nước lọc để tránh cạn nước. Khi nước vừa sôi, để xửng lên và đậy nắp khoảng từ 15 – 20 phút và có thể tắt bếp và lấy cua ra để thưởng thức.
=> Tham khảo hướng dẫn cách chọn Cua biển và chế biến mon ngon có lợi cho sức khỏe
Cua hấp bia sả thơm ngon
Trong trường hợp bạn không có xửng hấp thì có thể bỏ cua và sả trực tiếp vào nồi để luộc tầm 10 – 15 phút cùng với bia. Thịt cua sau khi hấp xong sẽ có màu đỏ au, cực kỳ thơm mùi hải sản và sả. Khi hấp với bia sẽ làm tăng thêm vị ngọt của thịt.
2. Cua hấp muối
Đối với món cua hấp muối bạn cần chuẩn bị:
- 8 – 10 cây sả
- 01 chén muối hạt
Cách làm cua hấp muối như sau: Sả sau khi đập dập thì thái sợi/ lát mỏng. Sau đó cho muối hạt vào nồi, rải đều sả lên trên bề mặt muối rồi tiếp tục bỏ cua vào. Tiếp đến cho nốt số sả còn lại lên bề mặt. Ở món cua hấp này bạn không cần cho thêm nước, nhiệt bên ngoài sẽ truyền vào trong, muối có tác dụng gia thêm nhiệt cũng như khi hấp hải sản cũng không cần quá nhiều nước, nước bên trong cua sẽ chảy ra và tự làm chín.
=> Tham khảo Cua Cà Mau cách phân biệt và lựa chọn Cua đúng chuẩn
Cua hấp muối
Bởi lẽ đó mà bạn chỉ cần bật bếp khoảng 20 phút, có đậy nắp là cua sẽ chín. Trong quá trình hấp, bạn không cần phải lo rằng cua sẽ bị cháy hoặc không chín mà mở nắp liên tục. Nếu bạn lo lắng mở nắp liên tục sẽ khiến cua lâu chín hơn cũng như giảm độ tươi ngon và hương vị của món hấp.
IV. Hướng dẫn cách pha nước chấm cua hấp
Món cua hấp thường được dùng với muối tiêu chanh truyền thống như: 2 thìa muối, 1 thìa tiêu, 0.25 thìa đường, 1 xíu bột ngọt và 1 lát chanh cùng với 1 ít ớt sắt. Bạn còn có thể thực hiện theo công thức nước chấm thần thánh sau đây:
=> Tham khảo bài viết Con ghẹ là con gì? lợi ích và chế biến ghẹ ngon nhất
Cách làm nước chấm muối tiêu chanh đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: ớt khoảng 1 – 2 trái hoặc hơn tùy khẩu vị, 01 muỗng cafe muối, 1.5 muỗng cafe đường, 1.5 muỗng cafe sữa đặc, lá chanh và 01 quả chanh.
Cách làm như sau: Bạn cho ớt và muối vào cối giã cho khi hỗn hợp đồng nhất. Sau đó sử dụng lá chanh rửa sạch và thái sợi rồi cho vào hỗn hợp vừa giã. Tiếp đến cho đường, sữa đặc, vắt thêm chanh vào rồi trộn cho đều. Trong trường hợp nhà bạn có máy xay sinh tố thì bạn chỉ cần rửa sạch lá chanh, cắt nhỏ rồi bỏ hết tất cả hỗn hợp: muối, đường, ớt, sữa đặc và nước cốt chanh đã bỏ hạt xoay đến khi nhuyễn mịn.
Ở nước chấm này bạn có thể gia giảm tùy theo khẩu vị thích ngọt béo hay chua mặn nhiều. Đây là loại nước chấm cực kỳ hợp với các loại hải sản hấp. Hoặc nếu bạn không có thời gian thì có thể thử mua nước chấm muối ớt xanh ở ngoài, thêm 1 ít sữa đặc và 1 ít nước cốt chanh tùy khẩu vị sẽ giúp món cua hấp của bạn trở nên ngon hơn rất nhiều.
Phía trên là tổng hợp cách làm cua hấp thơm ngon, ngọt thịt mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn bỏ túi được cách làm cua hấp để chiêu đãi gia đình mình.
=> Tham khảo thông tin về Tôm bóc Nõn
=> Tham khảo tổng hộp 25 cách chế biến tôm khô ngon
Từ khóa: cua hấp, cua biển hấp, hấp cua, cua hấp gì ngon