Trên thực tiễn, đối với những sinh viên học khối ngành kỹ thuật thì sau khi kết thúc việc học tập của mình tại trường thì sẽ thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng một đồ án để làm cơ sở ra trường. Tuy rằng, đồ án được xem là phổ biến đối với khối ngành này, nhưng không phải vì phổ biến mà ai cũng hiểu về khái niệm đồ án là gì? và các bước và cách thức để có thể cho ra được một đồ án hoàn chính với một nội dung có giá trị trong việc nghiên cứu của các nhà khoa học để có thể đưa ra thực tiễn.
Contents
1. Đồ án là gì?
Đối với những sinh viên khối ngành kỹ thuật thì khi học xong cần phải có một công trình nghiên cứu gọi là đồ án để có thể kết thức hoàn toàn việc học ở trường đó. Như đã nói thì để phục vụ cho việc tốt nghiệp thì sinh viên sẽ thực hiện việc hoàn thành đồ án, chính vì vậy mà công trình này được gọi là đồ án tốt nghiệp. Đây được xem là một bài viết hay bài khảo sát dài để nhằm mục đích giúp cho người đọc hiểu sâu về một lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Đồng thời đối với một đồ án nghiên cứu nó sẽ chỉ ra được những mặt tốt và mặt xấu của một vấn đề và đưa ra những điểm hạn chế của vấn đề đó để có thể khắc phục và đưa ván đề đó vào thực tiễn để sử dụng một cách hiệu quả.
Dựa trên những thông số kỹ thuật và kiến thức từ các bài nghiên cứu thì sẽ hình thành được một đồ án dưới dạng của một bài khảo sát dài. Từ đó mà nó giúp cho người đọc sẽ hiểu kỹ hơn, sâu hơn về các nội dung và lĩnh vực nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp được dụng cho khối ngành kỹ thuật thì đối với các ngành khác thì sẽ thay thế bằng thuật ngữ ” luận văn tốt nghiệp”. Bởi vì đối với những khối ngành chuyên về nhưng luận văn, luận án mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu sâu hơn không chuyên về thực tiễn. Còn đối với đồ án thì sẽ mang theo các nội dung có mang tính chất thực hành, có thể tạo nên sản phẩm phục vụ cho một công việc cụ thể nào
Để sinh viên có thể tốt nghiệp ra trường thì vai trò của đồ án là vô cùng quan trọng. Một đồ án có kết quả tốt hay xấu thì sẽ đánh giá được năng lực của sinh viên tạo lập ra đồ án đó. Những đồ án được xem là tiền đề để doanh nghiệp xem xét tuyển dụng sinh viên đó chính là những đồ án thành công và được giảng viên đánh giá cao. Do vai trò quan trọng của đồ án đối với kết quả học tập của mình cũng như công việc sau này của các thì cho nên sinh viên cần tập trung công sức, dày công nghiên và chuẩn bị để cho ra thành quả tốt nhất khi thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Sinh viên chỉ có thể sẽ được phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại học khi sinh viên đó hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp cua mình. Hiện nay, nhằm khuyến khích những nhân tài thì đối với các sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt sẽ được giữ lại trường để làm trợ giảng sau một thời gian rèn luyện thì có thể trở thành giảng viên chính thức. Ngoài ra sinh viên đó có thể lựa chọn việc học tiếp lên cao học, tiến sĩ đó là tùy vào quyết định và sở thích của sinh viên.
2. Các bước làm đồ án tốt nghiệp:
Trên thực tế, đồ án là một trong những nghiên cứu để kết thúc một quá trình học tập của sinh viên và đánh dấu được quá trình học tập của sinh viên đó. Chính vì tầm quan trọng của đò án nên sinh viên cần chú trọng đến các bước làm đồ án tốt nghiệp để tránh tạ ra những sai sót đáng tiếc sảy ra. Cụ thể các bước làm đồ án tốt nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đề tài
Sinh viên cần trải qua các bước xác định đề tài đó là:
– Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
– Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.
– Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
– Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.
– Đặt tên đề tài.
Bước 2: Xây dựng đề cương
Đề cương là sườn nội dung dự kiến và các bước tiến hành để trình cho giáo viên hướng dẫn phê duyệt và đó là cơ sở để sinh viên làm đồ án.
Nội dung đề cương gồm các bước:
– Nêu lý do chọn chủ đề.
– Khách thể và đối tượng nghiên cứu, khảo sát.
– Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
– Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu.
– Cái mới của đề tài.
– Dàn ý nội dung của đề tài.
– Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài.
– Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí nghiệm…)
Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến để triển khai đề tài về nội dung công việc, thời gian thực hiện, sản phẩm cần chuẩn bị,…
Các giai đoạn thực hiện gồm:
– Giai đoạn chuẩn bị;
– Giai đoạn nghiên cứu thực sự;
– Giai đoạn định ra kết cấu của đồ án;
– Giai đoạn viết đồ án.
Bước 4: Thu thập xử lý thông tin
– Tìm hiểu tài liệu;
– Xử lý thông tin;
– Thiết kế, thực hành chế tạo sản phẩm.;
Bước 5: Viết thuyết minh đồ án
Quá trình này cần chuẩn bị ngay từ đầu và trình lên để giáo viên hướng dẫn duyệt. Nếu thông qua sinh viên sẽ viết vào bản chính.
Bước 6: Bảo vệ đồ án
Sau khi hoàn thành 5 bước trên thì sinh viên trình giáo viên hướng dẫn kí duyệt. Sinh viên chuẩn bị kiến thức, luyện tập, kiểm tra bản vẽ, sản phẩm,… chu đáo.
3. Hướng dẫn cách viết đồ án tốt nghiệp:
Trên thực tế, không có quy định về một cấu trúc chuẩn nào của đồ án tốt nghiệp, bởi vì, mỗi một lĩnh vực sẽ có những cấu trúc riêng không giống nhau nên không thể đưa ra một tiêu chuẩn cố định cho đồ án được. Những cơ bản thì một đồ án cũng sẽ có những nội dung nhất định giống nhau cần phải có như sau:
– Lên dự kiến nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp.
– Nhận xét từ các giáo viên hướng dẫn.
– Nhận xét từ các giáo viên phản biện.
– Lời cảm ơn
– Mục lục
– Danh mục các hình vẽ.
– Danh sách những từ viết tắt có trong đồ án.
– Phần nội dung của đồ án (bao gồm các chương):
Chương 1: Mở đầu (Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu)
Chương 2: Khảo sát lý thuyết
Chương 3: Thực nghiệm
Chương 4: Đánh giá và kết luận
– Cuối cùng là tổng hợp những tài liệu tham khảo.
Sau khi nắm rõ được các nội dung có trong đồ án tốt nghiệp thì sinh viên sẽ cần phải chú trọng đên việc lựa chọn đề tài sớm nhất có thể, tích cực bổ sung kiến thức, đặt tên chi tiết đề tài và không thể thiếu được một người dày dặn kinh nghiệm để hướng dẫn.
Thứ nhất, đó chính là việc lựa chọn đề tài sớm nhất có thể
Việc lựa chọn được một đề tài phù hợp và sớm sẽ giúp cho cá nhân có nhiều thời gian để chuẩn bị và xác định được hướng triển khai của đề tài. Đối với việc chuẩn bị và chủ động về cả thời gian và nội dung sẽ giúp bạn có một đề án đạt kết quả ốt còn đối với việc bắt tay vào lựa chọn đề tài quá muộn thì quả là sai lầm, nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả vì thời gian quá gấp rút.
Thay vì việc băn khoan chọn một tên cụ thể của đề tài là gì thì bạn nên chọn hướng đề tài bạn dự định làm. Điều này sẽ giúp được quá trình bạn có thể tiếp cận được thông tin chính xác và quá trình thu thập tài liệu và bổ sung những kiến thức còn thiếu về đề tài này cũng đẽ ràng hơn là việc bạn chọn một đề tài chi tiết rất khó có thể để triển khai ý và nội dung trong đề tài đó.
Thứ hai, đó chính là tích cực bổ sung kiến thức
Việc bổ sung kiến thức đối với mỗi sinh viên để ó một đồ án hoàn hảo nhất là không thể thiếu.
Thứ ba, đó chính là việc đặt tên chi tiết đề tài
Ở giai đoạn này sau khi đã tìm hiểu và biết được nội dung và xác định được những tài liệu thì sinh viên cần đưa ra được tên đề tài cho bà viết của mình. Việc lựa chọn tên lúc này sẽ giúp cho sinh viên xác định được hướng đi cho đề tài và bổ sung kiến thức là phù hợp. Đồng thời cần cân nhắc và chắc chắn trong việc đặt tên đề tài trành việc thay đổi ở phút cuối
Đối với tên của một đề tàu thì cần chọn cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đồng thời phải bám sát với nội dung của đề tài. Đồng thời phải nắm được hướng đi của nội dung viết để đặt tên đề tài sao cho trùng với nội dung, tránh trường hợp đi sai hướng.
Cuối cùng, đây cũng là một nội dung quan trong trong quá trình xây dựng đồ án tốt nghiệp của sinh viên đó chính là việc sinh viên nhờ người hướng dẫn.
Việc nhờ thầy cô và bạn bè giúp đỡ trong quá trình xây dựng đồ án sẽ giúp chúng ta có nhiều ý tưởng khi làm đồ án. Đòng thời cũng nhận được sự góp ý của người hướng dẫn sẽ giúp cho đồ án tốt nghiệp của sinh viên hoàn thiệt nhất. Trành vì ngại hay sợ hãi bất cứ điều gì mà không giám hỏi không giám nhờ.