Hóa đơn là một trong những loại giấy tờ chúng ta thường hay sử dụng trong các loại giao dịch mua bán thường ngày và việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là một trong những công việc mà người có trách nhiệm phải thực hiện để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên ngoài hình thức hóa đơn giấy thông thường chúng ta còn có thể bắt gặp hóa đơn điện tử. Từ đó các phần mềm liên quan đến các vấn đề về xuất hóa đơn cũng được thiết lập, trong đó phải kế đến phần mềm hóa đơn điện tử Misa. Vậy xuất hóa đơn thay thế trên misa như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
xuất hóa đơn thay thế trên misa
1. Khái quát về phần mềm Misa
Misa là tên của công ty cổ phần Misa được thành lập bởi ông Lữ Thành Long và Nguyễn Xuân Hoàn. Đây là một công ty chuyên cung cấp những phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp và nhà nước. Một vài phần mềm mà công ty này đã làm ra như phần mềm quản lý trường học, quản lý hộ tịch,… và tiêu biểu đó chính là phần mềm kế toán Misa. Đây là một phần mềm kế toán đơn giản và dễ sử dụng, chính vì vậy nó được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng. Với phần mềm này các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý bán hàng, mua hàng, quản lý quỹ,.. thậm chí nó còn hỗ trợ cho những tổ chức lớn như ngân hàng, kho bạc,…
Ngoài ra phần mềm này có vai trò của trợ rất lớn trong việc quản lý tiền lương, giá thành cũng như là hợp đồng và ngân sách.
Ưu điểm của phần mềm kế toán Misa có thể kể đến đó là:
- Dễ dàng sao lưu tự động những dữ liệu mà doanh nghiệp cần phải ghi nhớ. Điều này giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có.
- Tiến độ báo cáo cho cục thuế sẽ không bị trễ hạn và có tính chính xác cao.
- Báo cáo về lương của nhân công hoặc lương thưởng sẽ được thống kê một cách nhanh chóng ảnh và dễ hiểu.
- Giúp đánh giá và xử lý kịp thời các vấn đề tài chính, tiết kiệm được thời gian, làm việc chính xác và hiệu quả hơn.
Cách tải và sử dụng phần mềm này:
- Bước 1: Các bạn tải phần mềm Misa phiên bản mới nhất.
- Bước 2: Sau khi tải về hãy khởi động phần mềm này lên rồi chọn vào khung chữ nhật thứ hai “Tạo dữ liệu kế toán mới”
- Bước 3: Trên màn hình hiện ra một bảng giới thiệu về chức năng của phần mềm này, bấm vào chữ “Tiếp theo”.
- Bước 4: Phần mềm sẽ yêu cầu bạn nhập tên máy chủ. Bạn có thể nhập tên theo ý của mình hoặc để mặc định do Misa đã quy định sẵn.
- Bước 5: Nếu như bạn chưa sử dụng phần mềm này bao giờ thì Click vào ô đầu tiên tạo mới từ đầu, rồi sau đó bấm vào chữ Tiếp theo. Còn nếu như đã dùng rồi thì Click vào ô tạo mới từ Dữ liệu năm trước.
- Bước 6: Trên màn hình sẽ hiện ra vị trí lưu dữ liệu mà bạn muốn, bạn bấm vào nút tiếp theo.
- Bước 7: Phần mềm kế toán Misa sẽ yêu cầu các bạn Nhập thông tin về doanh nghiệp bao gồm: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin là được.
- Bước 8: Bạn điền họ tên của người ký vào ô tương ứng tương ứng với chức danh mà người đó đảm nhận rồi bấm tiếp theo.
- Bước 9: Điền thông tin về năm kế toán ở trong 2 ô trống mà phần mềm Yêu cầu là được
- Bước 10: Doanh nghiệp của bạn chọn tiền hoặc toán là đô la Mỹ hay Việt Nam đồng thì bạn hãy chọn đúng trong ô đồng tiền hoạch toán.
- Bước 11: Sau khi click vào ô tiếp theo trên màn hình sẽ hiện ra chế độ kế toán. Doanh nghiệp của bạn sử dụng chế độ nào thì chọn chế độ đó là được.
- Bước 12: Ứng dụng yêu cầu bạn tùy chọn lập hóa đơn mà công ty quy định.
- Bước 13: Bạn chọn một phương pháp tính giá xuất phù hợp với công ty của mình.
- Bước 14: Phần mềm này sẽ hiển thị lại tất cả những thông tin mà bạn đã nhập, nếu cảm thấy sai sót, bạn click vào nút quay lại để chỉnh sửa, nếu đúng thì bấm hoàn tất là xong.Để sử dụng, bạn chỉ cần mở phần mềm lên, nhập thông tin về dữ liệu kế toán, tên người dùng và mật khẩu là được.
2. Hóa đơn là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC, Hóa đơn được hiểu là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.Khi lập hóa đơn cần có các nội dung sau:
– Tên loại hóa đơn
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
– Tên liên hóa đơn
– Số thứ tự hóa đơn
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ
– Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn
– Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) hóa đơn bao gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa- Hoạt động vận tải quốc tế
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Hóa đơn bán hàng: loại hóa đơn này được dùng cho các đối tượng sau:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Hóa đơn khác bao gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
Ngày 30/09/2019 Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử và có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2019. Theo đó, kể từ ngày 01/11/2020, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 mà không được sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử theo quy định cũ.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại:
- Hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Khi sử dụng hóa đơn điện tử được đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
- Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
- Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
3. Xuất hóa đơn thay thế trên misa
- Trường hợp Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã hủy là hóa đơn lập kèm chứng từ liên quan
Hóa đơn đã hủy là hóa đơn đi kèm với một trong số các loại chứng từ sau: Chứng từ bán hàng, chứng từ giảm giá hàng bán, chứng từ trả lại hàng mua. Sau khi hủy hóa đơn, chương trình sẽ tự động sinh hóa đơn thay thế lập kèm với chứng từ gốc. Kế toán cần sửa lại chứng từ cho đúng và phát hành lại hóa đơn điện tử. Sau đây là ví dụ về trường hợp hóa đơn đã hủy là hóa đơn lập kèm với chứng từ bán hàng:
1. Vào phân hệ Bán hàngtab Xuất hóa đơn, xem hóa đơn trạng thái đã hủy (Nhấn Xem hoặc nhấn đúp chuột vào chứng từ).
2. Nhấn chọn chứng từ tham chiếu tương ứng với hóa đơn. Nhấn Bỏ ghi.
3. Nhấn Sửa và sửa lại thông tin sai trên chứng từ bán hàng.
4. Nhấn Cất.
5. Nhấn Phát hành HĐ điện tử và thực hiện các bước phát hành hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Trên tab “Khác” của chứng từ bán hàng sẽ hiển thị thông tin thay thế cho hóa đơn hủy. Hóa đơn thay thế khi in ra sẽ có thêm thông tin Hóa đơn thay thế cho hóa đơn hủy
- Trường hợp Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã hủy là hóa đơn lập độc lập
Hóa đơn đã hủy là hóa đơn lập độc lập. Kế toán cần lập hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn đã hủy.
1. Vào phân hệ Bán hàng, chọn Hóa đơn
2. Lập hóa đơn thay thế
-
- Khai báo các thông tin của hóa đơn
- Tại tab Khác: tích chọn ô Thay thế cho hóa đơn. Nhấn vào biểu tượng kính lúp
- Thiết lập điều kiện tìm kiếm hóa đơn đã hủy cần lập hóa đơn thay thế, nhấn Lấy dữ liệu.
- Chọn hóa đơn trên danh sách và nhấn Đồng ý.
3. Nhấn Cất.
4. Nhấn Phát hành HĐ điện tử và thực hiện các bước phát hành hóa đơn điện tử.
Lưu ý:
– Các hóa đơn thay thế sau khi được lập sẽ có trạng thái là HĐ thay thế trên các danh sách: – Phân hệ Bán hàngtab Xuất hóa đơn
– Phân hệ Hóa đơn điện tử
– Hóa đơn thay thế khi in ra sẽ có thêm thông tin Hóa đơn thay thế cho hóa đơn hủy
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề xuất hóa đơn thay thế trên misa, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về xuất hóa đơn thay thế trên misa vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin