Mobo
  • Home
  • Hướng Dẫn
  • Trend 24h
  • Tử Vi 24h
No Result
View All Result
Mobo
  • Home
  • Hướng Dẫn
  • Trend 24h
  • Tử Vi 24h
No Result
View All Result
Mobo
No Result
View All Result
topforexviet.com

Omega 3-6-9 là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa nhiều

by admin
30 Tháng 1, 2023
in Hướng Dẫn
0
Share on FacebookShare on Twitter

Contents [hide]

    • 0.1 BẠN QUAN TÂM
    • 0.2 Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Dược
    • 0.3 Tuyển tập Powerpoint Nền Đẹp Cho Bài Thuyết Trình Ấn Tượng
  • 1 Nhắc đến acid béo có lợi cho sức khoẻ thì có lẽ omega 3-6-9 luôn là cái tên sáng giá được nói đến nhiều nhất. Vậy omega 3-6-9 là gì? Những tác dụng mà nó mang đến cho sức khỏe là gì cũng như cách dùng hợp lý của những loại acid béo này là như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
    • 1.1 1Omega 3-6-9 là gì?
      • 1.1.1 Omega 3 là gì?
      • 1.1.2 Omega 6 là gì?
      • 1.1.3 Omega 9 là gì?
    • 1.2 2Tác dụng của omega 3-6-9
      • 1.2.1 Tác dụng của omega 3
      • 1.2.2 Tác dụng của omega 6
      • 1.2.3 Tác dụng của omega 9
    • 1.3 3Bổ sung Omega 3-6-9 như thế nào?
      • 1.3.1 Bổ sung qua chế độ ăn
      • 1.3.2 Bổ sung qua thực phẩm chức năng
    • 1.4 4Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng omega 3-6-9
    • 1.5 5Thực phẩm chứa nhiều omega 3-6-9
      • 1.5.1 Thực phẩm giàu omega 3
      • 1.5.2 Thực phẩm giàu omega 6
      • 1.5.3 Thực phẩm chứa nhiều omega 9
    • 1.6 6Ai không nên bổ sung omega 3-6-9

BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn viết báo cáo thực tập

Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Dược

28 Tháng 2, 2025
Mẫu powerpoint nền đẹp đơn giản

Tuyển tập Powerpoint Nền Đẹp Cho Bài Thuyết Trình Ấn Tượng

28 Tháng 2, 2025

Nội dung bài viết

  • Nhắc đến acid béo có lợi cho sức khoẻ thì có lẽ omega 3-6-9 luôn là cái tên sáng giá được nói đến nhiều nhất. Vậy omega 3-6-9 là gì? Những tác dụng mà nó mang đến cho sức khỏe là gì cũng như cách dùng hợp lý của những loại acid béo này là như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
  • 1Omega 3-6-9 là gì?
  • Omega 3 là gì?
  • Omega 6 là gì?
  • Omega 9 là gì?
  • 2Tác dụng của omega 3-6-9
  • Tác dụng của omega 3
  • Tác dụng của omega 6
  • Tác dụng của omega 9
  • 3Bổ sung Omega 3-6-9 như thế nào?
  • Bổ sung qua chế độ ăn
  • Bổ sung qua thực phẩm chức năng
  • 4Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng omega 3-6-9
  • 5Thực phẩm chứa nhiều omega 3-6-9
  • Thực phẩm giàu omega 3
  • Thực phẩm giàu omega 6
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 9
  • 6Ai không nên bổ sung omega 3-6-9

Nhắc đến acid béo có lợi cho sức khoẻ thì có lẽ omega 3-6-9 luôn là cái tên sáng giá được nói đến nhiều nhất. Vậy omega 3-6-9 là gì? Những tác dụng mà nó mang đến cho sức khỏe là gì cũng như cách dùng hợp lý của những loại acid béo này là như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

1Omega 3-6-9 là gì?

Omega 3 là gì?

Omega 3 là một axit béo không bão hoà đa (PUFA). Đây là axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vì thế chúng ta chỉ có thể cung cấp dưỡng chất này thông qua chế độ ăn uống hằng ngày từ nguồn thực phẩm có trong tự nhiên.

Có 3 loại omega 3 quan trọng là:

  • DHA (axit docosahexaenoic): Là một axit béo có 22 carbon, DHA chiếm 8% trọng lượng não và góp phần vào sự phát triển chức năng của não.
  • EPA (axit eicosapentaenoic): Axit béo có 20 carbon này giúp sản xuất các hoá chất gọi là eicosanoid, có tác dụng giảm viêm.
  • ALA ( axit alpha-linolenic): Là axit béo có 18 carbon có thể chuyển đổi thành EPA và DHA mặc dù không hiệu quả lắm.

Omega 3 là một axit béo không bão hoà đa mà cơ thể không tự tổng hợp được

Omega 6 là gì?

Giống như omega 3, omega 6 là một axit béo không bão hoà đa, rất cần thiết nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vì vậy, bạn cần bổ sung chúng bằng các thực phẩm dùng hằng ngày.

Omega 6 chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn có đặc tính kháng viêm do có thể chuyển hoá thành eicosanoids. Eicosanoids pro-viêm là hợp chất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người làm giảm quá trình viêm.

Mẫu Powerpoint Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước

Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh viêm nhiễm.

Omega 6 chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể

Omega 9 là gì?

Omega 9 là một axit béo không bão hoà, có mặt trong hầu hết các tế bào cơ thể. Omega 9 không hoàn toàn cần thiết vì cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất được chúng.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều omega 9 thay vì các chất béo khác có thể mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix

Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất được omega 9

2Tác dụng của omega 3-6-9

Tác dụng của omega 3

Omega 3 là một thành phần quan trọng của màng tế bào. Ngoài ra, chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Omega 3 có thể làm tăng cholesterol HDL “tốt”, đồng thời làm giảm triglyceride, từ đó ngăn sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. [1]
  • Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Bổ sung Omega 3 có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh như trầm cảm, Parkinson, rối loạn tâm thần,…
  • Giảm cân và kích thước vòng eo: Omega 3 giúp kiểm soát cân nặng và mang lại vòng eo thon gọn.
  • Giảm mỡ gan: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ omega 3 có thể hỗ trợ giảm lượng chất béo trong gan. [2]
  • Chống viêm nhiễm: Omega 3 giúp kiểm soát chứng viêm xảy ra với một số bệnh viêm mãn tính.
  • Tăng cường sức khỏe xương: Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ mãn kinh. [3]
  • Cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Theo nghiên cứu, trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý dường như có lượng axit béo thiết yếu thấp . Một số thử nghiệm cho thấy chất bổ sung omega-3 có thể mang lại lợi ích cho những đứa trẻ này bằng cách giúp cải thiện khả năng tập trung và hành vi của chúng. [4] [5]

Ngoài một thành phần quan trọng của màng tế bào thì omega 3 còn có nhiều tác dụng khác đối với cơ thể

Tác dụng của omega 6

Một số axit béo omega 6 rất có lợi trong điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính.

GLA (Gamma-linolenic acid) là một axit béo omega 6, trong cơ thể chúng được chuyển đổi thành axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA) giúp giảm các triệu chứng của tình trạng viêm. CLA ( Axit linoleic liên hợp) là một dạng khác của omega 6 có thể giúp giảm khối lượng chất béo ở người.

Hình Nền Slide Chuyên Nghiệp: Bí Quyết Thiết Kế Ấn Tượng

Bên cạnh đó, omega 6 còn mang lại một số lợi ích khác như:

  • Hỗ trợ đông máu để chữa lành vết thương.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Giúp các tình trạng da như chàm.
  • Giảm đau dây thần kinh.

Một số axit béo omega 6 rất có lợi trong điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính

Tác dụng của omega 9

Omega 9 có tác dụng giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch hay đột quỵ. Các chất béo omega 9 giúp tăng độ nhạy của insulin và giảm viêm tốt. Omega 9 cũng giúp cải thiện tâm trạng, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ cho việc điều trị bệnh Alzheimer.

Omega 9 có tác dụng giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch hay đột quỵ

3Bổ sung Omega 3-6-9 như thế nào?

Bổ sung qua chế độ ăn

Bạn nên đặt mục tiêu ăn hai phần cá mỗi tuần để bổ sung omega 3. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên tiêu thụ 140g cá tươi hoặc một hộp nhỏ cá có dầu mỗi khẩu phần. [6]

One Way ANOVA là gì? Khám phá Phân tích Phương sai

Lượng omega-6 khuyến nghị là 17g một ngày đối với nam và 12g một ngày đối với nữ (từ 19 đến 50 tuổi).

Tiêu thụ từ một đến hai muỗng canh dầu ô liu nguyên chất mỗi ngày sẽ cung cấp đủ omega-9 cho người lớn. [7]

Bạn nên thường xuyên bổ sung Omega 3-6-9 từ các thực phẩm tự nhiên

Bổ sung qua thực phẩm chức năng

Omega 3-6-9 đều là những axit béo cần thiết cho cơ thể, tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà cần lựa chọn loại omega 3-6-9 với tỷ lệ khác nhau để thích hợp cho cơ thể cũng như sức khỏe của bạn.

Viết Essay Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A-Z

Việc bổ sung omega 3-6-9 thường là 1-2 viên mỗi ngày sau ăn, lượng chất béo có trong thức ăn sẽ là môi trường lý tưởng giúp tăng hấp thu các axit béo bổ sung.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung là vào buổi sáng vì đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu omega 3-6-9 một cách tối đa.

Bạn nên bổ sung 1-2 viên omega 3-6-9 mỗi ngày sau bữa ăn

4Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng omega 3-6-9

Tiêu thụ hơn 3 gam axit béo omega-3 mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, dẫn đến tiểu ra máu và chảy máu cam. Omega-3 cũng có thể gây hôi miệng, đau đầu và các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng và tiêu chảy. Bổ sung omega-3 cũng có thể tương tác với thuốc đông máu. [8]

Tối Ưu Phông Slide: Bí Quyết Cho Bài Thuyết Trình Ấn Tượng

Uống quá nhiều omega-6 có thể làm tăng huyết áp, gây ra cục máu đông và tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Nếu bạn có tiền sử động kinh, bạn không nên bổ sung omega-6.

Nếu tiêu thụ quá nhiều omega-9 có thể làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch.

Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều omega 3-6-9

5Thực phẩm chứa nhiều omega 3-6-9

Thực phẩm giàu omega 3

Một số loại thực phẩm chứa omega 3 có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày như:

  • Cá hồi: 4g EPA và DHA.
  • Cá thu: 3g EPA và DHA.
  • Cá mòi: 2,2g EPA và DHA.
  • Cá cơm: 1g EPA và DHA.
  • Hạt chia: 4,9g ALA.
  • Quả óc chó: 2,5g ALA.
  • Hạt lanh: 2,3g ALA.

Thực phẩm giàu omega 3

Thực phẩm giàu omega 6

Các loại dầu thực vật tinh chế, thực phẩm nấu trong dầu thực vật và các loại hạt chứa nhiều axit béo omega 6 (hàm lượng có trong 100g thực phẩm) như:

  • Dầu đậu nành: 50 gram.
  • Dầu ngô: 49 gram.
  • Quả óc chó: 37 gram.
  • Hạt hướng dương: 34 gram.
  • Hạt hạnh nhân: 12 gram.
  • Hạt điều: 8 gram.

Thực phẩm giàu omega 6

Thực phẩm chứa nhiều omega 9

Omega 9 thường có trong các loại dầu thực vật, các loại hạt và quả hạch (hàm lượng có trong 100g thực phẩm) như:

  • Dầu ô liu: 83 gram.
  • Dầu hạt điều: 73 gram.
  • Dầu hạnh nhân: 70 gram.
  • Dầu quả bơ: 60 gram.
  • Dầu đậu phộng: 47 gram.
  • Hạnh nhân: 30 gram.
  • Hạt điều: 24 gram.
  • Quả óc chó: 9 gram.

Thực phẩm giàu omega 9

6Ai không nên bổ sung omega 3-6-9

Một số đối tượng không nên bổ sung omega 3-6-9 hoặc cần cân nhắc khi sử dụng như:

  • Phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có tiền sử bị co giật và sắp phẫu thuật nên tránh bổ sung omega 3-6-9.
  • Người có tiền sử bị bệnh tim.

Người có tiền sử bị co giật và sắp phẫu thuật nên tránh bổ sung omega 3-6-9

Xem thêm:

  • Bổ sung DHA cho bé nhỏ, sơ sinh đúng cách các mẹ không nên bỏ qua
  • Omega 3 có tác dụng gì? 14 công dụng của Omega 3 có thể bạn chưa biết

BÀI LIÊN QUAN

Hướng dẫn viết báo cáo thực tập

Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Dược

by admin
28 Tháng 2, 2025
0

Báo cáo thực tập ngành dược là bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất để đánh giá quá...

Mẫu powerpoint nền đẹp đơn giản

Tuyển tập Powerpoint Nền Đẹp Cho Bài Thuyết Trình Ấn Tượng

by admin
28 Tháng 2, 2025
0

Bạn đang tìm kiếm powerpoint nền đẹp để bài thuyết trình thêm phần chuyên nghiệp và thu hút? Một bài...

Phân tích phương sai một yếu tố: So sánh trung bình của nhiều nhóm dữ liệu

One Way ANOVA là gì? Khám phá Phân tích Phương sai

by admin
27 Tháng 2, 2025
0

One way ANOVA là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về thống kê, đặc biệt là trong lĩnh vực phân...

Hệ số tương quan dương: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến số

Hệ Số Tương Quan Là Gì? Khám Phá Mối Liên Hệ Ẩn Giấu

by admin
27 Tháng 2, 2025
0

Hệ số tương quan là gì? Đây là một khái niệm thống kê quan trọng giúp chúng ta hiểu được...

Bài tiếp theo

Tư vấn mẫu hợp đồng thương mại quốc tế song ngữ mới nhất

Facebook Twitter Instagram

VỀ CHÚNG TÔI

CHÍNH SÁCH

  • Giới thiệu
  • Điều khoản
  • Chính sách bảo mật

BÀI MỚI NHẤT

  • Tử Vi Em Bé Sinh Năm 2023: Giải Mã Vận Mệnh Quý Mão
  • Khám Phá Bí Mật Tử Vi Hoàng Nguyễn
  • Tử Vi Bính Ngọ Năm 2025: Chi Tiết Vận Hạn
  • Ý Nghĩa Sao Tử Vi Ở Các Cung
  • Xem Tử Vi Ngày 3/3/2025: Dự Đoán Vận May Của Bạn

© 2022 MOBO.VN

sancrypto.net
No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2022 MOBO.VN

apkfrlegends.com igram.dev