Theo đó, khi xác định nội hàm, phân tích các tiêu chí tìm minh chứng thì mọi người cần chú ý các yêu cầu sau:
– Xác định đúng, đủ nội hàm của chỉ báo, tiêu chí trong điều kiện cụ thể của nhà trường:
- Xem xét theo quy định nào? Hiệu lực của các quy định trong chu kỳ 5 năm?;
- Chú ý đến các “Mục tiêu cụ thể” của nhà trường liên quan đến từng nội hàm chỉ báo, tiêu chí;
- Trong mỗi tiêu chí, chỉ báo thường có những từ, cụm từ như là từ khóa, để xác định đúng, đủ nội hàm;
- Nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời câu hỏi:
- Nhà trường có hay không lập kế hoạch thực hiện các yêu cầu?
- Những yêu cầu đã đạt được của nhà trường so với các trường khác cùng có điều kiện “tương đồng” ? So với các yêu cầu chung như thế nào?
- Nhà trường đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu như nào?
- Nhà trường rà soát, kiểm tra thực hiện yêu cầu như nào?
- Những bằng chứng để khẳng định nhà trường có kế hoạch, thực hiện yêu cầu, rà soát, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu đó không,…?
– Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh chứng và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy trình tự đánh giá.
Mọi người có thể tham khảo ví dụ minh họa về xác định nội hàm và phân tích gợi ý tìm minh chứng cho Tiêu chí 1.1 dưới đây:
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Đầu tiên là phải xác định đúng, đủ chỉ báo đối với từng mức.
MỨC 1:
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
Nội hàm chỉ báo a được xác định là:
- Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục (Điều 22 Luật giáo dục 2005 quy định: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.);
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn;
- Phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt
Nội hàm chỉ báo b được xác định là:
- Được xác định bằng văn bản;
- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Nội hàm của chỉ báo c được xác định là:
- Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải lên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có);
- Hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên trang thông tin điện tử của Phòng GDĐT.
MỨC 2: Nội hàm của chỉ báo: Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
MỨC 3: Nội hàm của chỉ báo:
- Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường;
- Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trườngcó sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ em và cộng đồng.
Các câu hỏi có thể đặt cho tiêu chí này:
1. Việc xây dựng Phương hướng … như thế nào ?
2. Phương hướng … đạt được yêu cầu chưa (phù hợp, phê duyệt, công khai, giải pháp giám sát, sự tham gia của các thành phần,…) ?
3. So với Phương hướng … trước đây của nhà trường thế nào ? Phương hướng …. có được đánh giá cao không ?
4. Nhà trường thực hiện việc rà soát, kiểm tra, bổ sung, điều chỉnh Phương hướng … như thế nào ?
5. Những bằng chứng để khẳng định nhà trường xây dựng, thực hiện kế hoạch; thực hiện các yêu cầu, rà soát, kiểm tra, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện Phương hướng,…?
>>> Chi tiết hướng dẫn xem thêm tại Công văn 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non.
– Anh Tú –