Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác. Đào tạo liên thông được tổ chức theo hình thức chính quy hoặc vừa làm vừa học. Và những quy định liên thông được quy định tại Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định về liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Vậy khi cá nhân muốn dự thi liên thông lên đại học từ cao đồng thì sẽ viết đơn xin dự thi gửi cho Trường Đại học mà muốn vừa học vừa làm. Vậy đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng là gì? Khi viết đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng thì người dự thi cần chú ý những vấn đề gì? Quy định của pháp luật về việc đào tạo liên thông được thể hiện như thế nào?
1. Đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng là gì?
Đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng là mẫu đơn do cá nhân xin dự thi tuyển sinh đại học hệ vừa học, vừa làm. Mẫu đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng dành cho những ai đã tốt nghiệp cao đẳng và đang có nhu cầu tiếp tục theo học Đại học. Đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng phải có nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật.
2. Mục đích của đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng
Đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng là văn bản ghi nhận những thông tin của cá nhân xin dự thi tuyển sinh đại học hệ vừa học, vừa làm. Mẫu đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng dùng để gửi cho trường đại học mà người làm đơn muốn học.
3. Mẫu đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN DỰ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 20………
(LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG)
Kính gửi: Trường Đại học …….
Họ và tên: …… Dân tộc: ….
Ngày sinh: …….. Nam (Nữ) …….
Nơi sinh: …….
Quê quán: ……..
Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam ngày ……… chính thức ………..
Địa chỉ cơ quan công tác hiện nay …..
Điện thoại: Nhà riêng: …….. Di động: …….
Cơ quan: ………
Chuyên ngành tốt nghiệp trung cấp: …..
Chuyên ngành tốt nghiệp cao đẳng: ……..
Nơi tốt nghiệp: ………..
Ngành đăng ký dự thi: ……….
Hình thức đào tạo: ……….
Chuyên ngành tốt nghiệp trung cấp: ……..
Nơi tốt nghiệp: ……..
Năm cấp chứng chỉ đào tạo Bổ túc ngành dự thi: ……..
Nơi cấp chứng chỉ: ……….
Vào biên chế nhà nước ngày tháng năm ……
Ký hợp đồng dài hạn ngày tháng năm …….
Khi cần báo tin cho: ………….
Tôi xin đảm bảo những điều ghi trong đơn là đúng sự thật, tự nguyện đăng ký dự thi tuyển sinh đại học liên thông hệ vừa làm vừa học và cam kết thực hiện đúng quy chế đào tạo của nhà nước và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, các quy định của nhà trường sau khi được công nhận trúng tuyển.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Người dự tuyển
(Ký tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng
Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Trường đại học muốn học tập và làm việc.
Phần nội dung của đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng:
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ , chính xác, rõ ràng, chi tiết những thông tin cá nhân cần thiết như: tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, ngày vào Đảng, địa chỉ cơ quan công tác hiện tại, chuyên ngành tốt nghiệp trung cấp, chuyên ngành tốt nghiệp cao đẳng, nơi tốt nghiệp, ..
+ Người làm đơn phải đảm bảo những điều ghi trong đơn là đúng sự thật, tự nguyện đăng ký dự thi tuyển sinh đại học liên thông hệ vừa làm vừa học và cam kết thực hiện đúng quy chế đào tạo của nhà nước và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, các quy định của nhà trường sau khi được công nhận trúng tuyển.
Cuối đơn xin dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.
5. Những quy định về đào tạo liên thông
Điều kiện để tổ chức đào tạo liên thông:
Cơ sở giáo dục đại học có đủ các điều kiện sau đây được tổ chức đào tạo liên thông:
– Có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, đại học của ngành đào tạo liên thông.
-Có báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
– Đã công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trên trang thông tin của trường theo quy định.
– Có Hội đồng để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học (sau đây gọi là Hội đồng đào tạo liên thông).
– Đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục đại học đăng ký đào tạo liên thông chính quy.
Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông bao gồm:
Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học; từ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng và từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học gồm có:
+ Tờ trình đăng ký đào tạo liên thông. Nội dung tờ trình phải nêu rõ: ngành và trình độ đăng ký đào tạo liên thông; nhu cầu đào tạo; tổ chức đào tạo; đối tượng, điều kiện tuyển sinh; hình thức đào tạo; dự kiến chỉ tiêu đào tạo; điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và những cam kết đảm bảo chất lượng;
+ Bản sao các quyết định mở ngành đối với những ngành đăng ký đào tạo liên thông và quyết định thành lập Hội đồng đào tạo liên thông để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ của người học; báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; minh chứng tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục đại học đăng ký đào tạo liên thông chính quy; địa chỉ công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và điều kiện đảm bảo chất lượng trong đào tạo;
+ Số bộ hồ sơ: 01 bộ.
Trình tự, thủ tục đăng ký đào tạo liên thông:
– Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề lên trình độ đại học được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo liên thông hoặc trả lời bằng văn bản về việc chưa giao nhiệm vụ đào tạo liên thông cho cơ sở giáo dục đại học trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông
– Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng, từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo liên thông
– Tổ chức đào tạo liên thông theo các quy định tại Thông tư này.
– Quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học trên cơ sở so sánh, đối chiếu mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành/nghề đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá của chương trình trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
– Công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thông tin: các quy định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo; các ngành đào tạo liên thông; chuẩn đầu ra của ngành đào tạo; chương trình đào tạo; kế hoạch đào tạo; phương pháp đánh giá; các điều kiện đảm bảo chất lượng; học phí.
– Thực hiện các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
– Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý, phục vụ của cơ sở giáo dục đại học.
– Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện đào tạo liên thông qui định tại Điều 18 Quy định này.
– Được tổ chức đào tạo liên thông khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này.
– Được liên kết đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học theo quy định về liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học hiện hành.
Bộ hồ sơ dự thi liên thông lên đại học từ cao đẳng theo mẫu (mua tại Bộ phận tuyển sinh) :
– Mẫu hồ sơ đăng ký thi liên thông lên đại học từ cao đẳng
– Mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển các ngành khác.
– 01 bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng (hệ liên thông) và Bằng tốt nghiệp đại học (đối với hệ văn bằng 2);
– 01 bản sao hợp lệ Bảng điểm toàn khóa học Trung cấp, Cao đẳng (hệ liên thông) và Bảng điểm tốt nghiệp đại học (đối với hệ văn bằng 2);