Hướng dẫn soạn và học Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài sẽ giúp các em năm bắt được những kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết liên quan đến thể loại văn kể chuyện. Vậy hãy vùng theo dõi bài viết hướng dẫn của baiontap.com nhé!
Contents
- 1 I. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- 2 II. Bài tham khảo: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- 3 III. Lời Kết:
- 4 I. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- 5 II. Bài tham khảo: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- 6 III. Lời Kết:
I. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
1. Nhớ lại những bài em đã đọc về tài năng của con người:
Để có thể kể lại câu chuyện thì việc đầu tiên các em phải xác định rõ đề bài yêu cầu như thế nào.
– Thể loại: Kể chuyện
– Đối tượng: Người có tài.
Sau khi đã hoàn thành việc tìm hiểu đề bài, các em nhớ những bài đã đọc về những con người tài năng:
– Các nhà khoa học có tài: Ac-si-mét, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Ê-đi-sơn, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ…
– Các nghệ sĩ có tài: Cao Bá Quát, Pu-ski, Vương Hi Chi…
– Các vận động viên có tài: Nguyễn Thúy Hiền…
2. Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo:
Ngoài những nhân vật gợi ý như trên, các em học sinh có thể tìm thêm những người tài năng khác ở trên sách báo. Hoặc các em đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống.
3. Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài:
Để có thể kể tốt câu chuyện, các em học sinh cần thực hiện các bước sau:
– Giới thiệu câu chuyện: Tên chuyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt
– Kể diễn biến câu chuyện, chú ý nhấn mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật được kể đến.
– Đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc.
II. Bài tham khảo: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
Để có thể thực hiện tốt việc kể chuyện, các em có thể tham khảo một số mẫu kể chuyện dưới đây:
Mẫu tham khảo 1: Người bán quạt may mắn
Câu chuyện mình chuẩn bị kể cho các bạn có tên là : “Người bán quạt may mắn”
Ngày xưa ở đất nước Trung Hoa có một người nổi tiếng về văn hay chữ đẹp, tên là Vương Hi Chi. Một ngày nọ, trong lúc ông đang tựa lưng vào góc cây bên về đường để nghi ngờ thì có một bà lão bán quạt đi ngang và cũng nghĩ ngơi dưới gốc cây ấy.
Bà lão buồn bã và tâm sự với ông Vương Hi Chi rằng ngày hôm nay bà không bán được bất cứ một cái quạt nào cả nên tối nay cả nhà phải nhịn đói mà ngủ thôi. Sau đó, bà lão ngủ thiếp đi vì quá mệt.
Trong lúc bà lão đang say ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra và viết những vần thơ rất hay trên mỗi cái quạt của bà lão. Chẳng mấy chốc, những cái quạt đơn sơ nay đã được khoác lên mình tấm áo mới là những con chữ đẹp như rồng bay phượng múa, những vần thơ đi sâu vào lòng người.
Bất chợt bà lão tỉnh giấc, bà thấy Vương Hi Chi đang dùng bút để tô đen tất cả gánh quạt trắng của mình thì nổi giận. Bà bắt ông phải bồi thường số quạt đó cho bà. Nhưng Vương Hi Chi không nói gì, chỉ mỉm cười rồi lẳng lặng bỏ đi.
Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong phút chốc đã bán hết sạc. Những người đến sau thì tiếc nuối vì không thể mua được chiếc quạt có những con chữ đẹp và vần thơ hay. Họ hỏi bà còn cái quạt nào không, họ chấp nhận mua nó với giá ngàn vàng. Bà lão cảm thấy nuối tiếc vì không cồn cây quạt nào để bán.
Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.
Bài tham khảo 2: “Ông vua tàu thủy”
Chào các bạn, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Ông vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”
Chuyện kể rằng, có một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ, tên là Bưởi. Hằng ngày cậu phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà họ Bạch nhận cậu làm con nuôi và cho ăn học. Từ đó, cậu bé Bưởi được mang tên là Bạch Thái Bưởi.
Thời gian cứ thế trôi đi. Cậu bé Bưởi bây giờ đã là một chàng trai 21 tuổi. Với kiến thức đã học, ông xin làm thư kí cho một hãng buôn. Làm được một thời gian, ông bắt đầu đứng ra tự mình kinh doanh. Ông kinh doanh rất nhiều nghành nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,…Có những lúc không như ý muốn, kinh doanh thua lỗ, thậm chí là phá sản, trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.
Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc, vì muốn hổ trợ cho dân tộc mình, cũng như không bị lệ thuộc vào người Hoa, ông bắt đầu mở công ti vận tải đường thủy để cạnh tranh với họ. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết, khuyến khích mọi người sử dụng những con tàu của người Việt Nam. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
Được sự hưởng ứng và trợ giúp của nhân dân, công ty đường thủy của ông ngày càng phát triển. Thậm chí những chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Nhưng Bạch Thái Bưởi vẫn chưa hài lòng với những gì đang có. Ông tiếp tục phát triển công ty bằng cách: mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Chẳng mấy chốc, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…
Nhờ trí tuệ thông minh và khả năng kinh doanh tài giỏi mà chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
III. Lời Kết:
Tiết học này ngoài việc giúp các em học sinh trau dồi kiến thức liên quan đến kĩ năng kể chuyện, đề bài này có giúp các em phát huy khả năng tư duy của mình. Nhờ đó, các em có thể kể lại những cậu chuyện mình đã nghe, đã đọc, đã gặp trong cuộc sống thật bao quát và đầy đủ.
Baiontap.com hy vọng rằng các em học sinh đã nắm bắt được nội dung cũng như kiến thức cần có về thể loại kể chuyện này qua bài chia sẻ hướng dẫn soạn và học “Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài ”
Chúc các em học tập tốt !
Hướng dẫn soạn và học Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài sẽ giúp các em năm bắt được những kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết liên quan đến thể loại văn kể chuyện. Vậy hãy vùng theo dõi bài viết hướng dẫn của baiontap.com nhé!
I. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
1. Nhớ lại những bài em đã đọc về tài năng của con người:
Để có thể kể lại câu chuyện thì việc đầu tiên các em phải xác định rõ đề bài yêu cầu như thế nào.
– Thể loại: Kể chuyện
– Đối tượng: Người có tài.
Sau khi đã hoàn thành việc tìm hiểu đề bài, các em nhớ những bài đã đọc về những con người tài năng:
– Các nhà khoa học có tài: Ac-si-mét, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Ê-đi-sơn, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ…
– Các nghệ sĩ có tài: Cao Bá Quát, Pu-ski, Vương Hi Chi…
– Các vận động viên có tài: Nguyễn Thúy Hiền…
2. Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo:
Ngoài những nhân vật gợi ý như trên, các em học sinh có thể tìm thêm những người tài năng khác ở trên sách báo. Hoặc các em đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống.
3. Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài:
Để có thể kể tốt câu chuyện, các em học sinh cần thực hiện các bước sau:
– Giới thiệu câu chuyện: Tên chuyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt
– Kể diễn biến câu chuyện, chú ý nhấn mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật được kể đến.
– Đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc.
II. Bài tham khảo: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài
Để có thể thực hiện tốt việc kể chuyện, các em có thể tham khảo một số mẫu kể chuyện dưới đây:
Mẫu tham khảo 1: Người bán quạt may mắn
Câu chuyện mình chuẩn bị kể cho các bạn có tên là : “Người bán quạt may mắn”
Ngày xưa ở đất nước Trung Hoa có một người nổi tiếng về văn hay chữ đẹp, tên là Vương Hi Chi. Một ngày nọ, trong lúc ông đang tựa lưng vào góc cây bên về đường để nghi ngờ thì có một bà lão bán quạt đi ngang và cũng nghĩ ngơi dưới gốc cây ấy.
Bà lão buồn bã và tâm sự với ông Vương Hi Chi rằng ngày hôm nay bà không bán được bất cứ một cái quạt nào cả nên tối nay cả nhà phải nhịn đói mà ngủ thôi. Sau đó, bà lão ngủ thiếp đi vì quá mệt.
Trong lúc bà lão đang say ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra và viết những vần thơ rất hay trên mỗi cái quạt của bà lão. Chẳng mấy chốc, những cái quạt đơn sơ nay đã được khoác lên mình tấm áo mới là những con chữ đẹp như rồng bay phượng múa, những vần thơ đi sâu vào lòng người.
Bất chợt bà lão tỉnh giấc, bà thấy Vương Hi Chi đang dùng bút để tô đen tất cả gánh quạt trắng của mình thì nổi giận. Bà bắt ông phải bồi thường số quạt đó cho bà. Nhưng Vương Hi Chi không nói gì, chỉ mỉm cười rồi lẳng lặng bỏ đi.
Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong phút chốc đã bán hết sạc. Những người đến sau thì tiếc nuối vì không thể mua được chiếc quạt có những con chữ đẹp và vần thơ hay. Họ hỏi bà còn cái quạt nào không, họ chấp nhận mua nó với giá ngàn vàng. Bà lão cảm thấy nuối tiếc vì không cồn cây quạt nào để bán.
Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.
Bài tham khảo 2: “Ông vua tàu thủy”
Chào các bạn, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Ông vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”
Chuyện kể rằng, có một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ, tên là Bưởi. Hằng ngày cậu phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà họ Bạch nhận cậu làm con nuôi và cho ăn học. Từ đó, cậu bé Bưởi được mang tên là Bạch Thái Bưởi.
Thời gian cứ thế trôi đi. Cậu bé Bưởi bây giờ đã là một chàng trai 21 tuổi. Với kiến thức đã học, ông xin làm thư kí cho một hãng buôn. Làm được một thời gian, ông bắt đầu đứng ra tự mình kinh doanh. Ông kinh doanh rất nhiều nghành nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,…Có những lúc không như ý muốn, kinh doanh thua lỗ, thậm chí là phá sản, trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.
Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc, vì muốn hổ trợ cho dân tộc mình, cũng như không bị lệ thuộc vào người Hoa, ông bắt đầu mở công ti vận tải đường thủy để cạnh tranh với họ. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết, khuyến khích mọi người sử dụng những con tàu của người Việt Nam. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
Được sự hưởng ứng và trợ giúp của nhân dân, công ty đường thủy của ông ngày càng phát triển. Thậm chí những chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Nhưng Bạch Thái Bưởi vẫn chưa hài lòng với những gì đang có. Ông tiếp tục phát triển công ty bằng cách: mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Chẳng mấy chốc, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…
Nhờ trí tuệ thông minh và khả năng kinh doanh tài giỏi mà chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
III. Lời Kết:
Tiết học này ngoài việc giúp các em học sinh trau dồi kiến thức liên quan đến kĩ năng kể chuyện, đề bài này có giúp các em phát huy khả năng tư duy của mình. Nhờ đó, các em có thể kể lại những cậu chuyện mình đã nghe, đã đọc, đã gặp trong cuộc sống thật bao quát và đầy đủ.
Baiontap.com hy vọng rằng các em học sinh đã nắm bắt được nội dung cũng như kiến thức cần có về thể loại kể chuyện này qua bài chia sẻ hướng dẫn soạn và học “Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài ”
Chúc các em học tập tốt !