Cả Margin và Futures trên Binance đều là hình thức giao dịch ký quỹ, vì thế có không ít người thắc mắc không biết 2 hình thức giao dịch này khác nhau như nào? Vậy để làm rõ vẫn đề này, hãy cùng dautu.io theo dõi hết bài viết dưới đây để cùng so sánh sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance nhé.
Contents
- 1 Sự khác nhau giữa Margin và Futures trade coin
- 1.1 Margin trên sàn Binance là gì?
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 Futures trên sàn Binance là gì?
- 1.6 So sánh sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance
- 1.7 Ưu điểm – Nhược điểm khi sử dụng Margin/ Futures
Sự khác nhau giữa Margin và Futures trade coin
Margin trên sàn Binance là gì?
Việc này giúp người dùng có thể tiếp cận số vốn lớn hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn thông thường. Hệ số đòn bẩy trong Margin dao động từ 3x – 10x, tùy theo từng đồng coin.
Với thị trường Margin, người dùng có thể chuyển bất cứ đồng Stablecoin, Altcoin hay BTC vào đều được và vay thêm tiền để đầu tư. Và biến động giá của thị trường Margin là sử dụng biến động thị trường thực của Spot.
Futures trên sàn Binance là gì?
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance bạn phải nắm rõ về khái niệm Futures là gì? Cũng tương tự như Margin, giao dịch Futures cũng là hình thức giao dịch hợp đồng tương lai dạng ký quỹ. Tuy nhiên, đây là một giao dịch phái sinh của sàn Binance, lên biến động của thị trường Futures có sự chênh lệch so với thị trường Spot, điều này làm tăng rủi ro cao hơn cho các Trader. Với giao dịch Futures, người dùng có thể lựa chọn mức đòn bẩy khác nhau 1x lên tới 125x, việc này giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường đi ngang (Sideway).
Để có thể tạo được vị thế trên Futures, người dùng phải chuyển tài sản vào thế chấp, trước khi tiến hành giao dịch. Với Futures thì bạn chỉ được phép chuyển Stablecoin vào để giao dịch.
So sánh sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance
Khái niệm về giao dịch Margin và Futures tương đối giống nhau, vì thế để giúp bạn dễ hình dung, có thể tham khảo các thông tin sau:
Margin Futures Đòn bẩy Có Có Tỷ lệ 3x-10x 1x-125x Thị trường Thị trường thực giống Spot Thị tường phái sinh Phí Phí thường + Lãi suất Funding rate Long/Short Có Có Rủi ro Cao Rất cao Cháy tài khoản Có Có
Điểm giống nhau giữa Margin và Futures
- Đều là giao dịch ký quỹ, sử dụng đòn bẩy.
- Đều có thể kiếm được lợi nhuận 2 chiều, khi thị trường lên hoặc xuống.
- Vị thế có thể bị thanh lý, nếu rủi ro quá cao.
- Khi mở vị thế, có thể tùy chọn Cross hoặc Isolate: – Cross là gì? Với tùy chọn này, có nghĩa là vị thế sẽ tự động sử dụng tất cả số dư trong tải khoản Margin/ Futures để hạn chế tình trạng bị cháy tài khoản. Ví dụ bạn đánh $100 và số dư tài khoản có $1.000 thì khi vị thế gặp rủ ro, nó tự khấu trừ vào $1.000 và lệnh chỉ bị thanh lý đến khi hết tiền trong tài khoản – Isolate là gì? Là chỉ chịu trách nhiệm chính xác với số tiền trong vị thế. Việc này tránh được rủi ro thua lỗ nặng, thậm chí là mất trắng. Ví dụ vị thế bạn mở $100, nếu gặp rủi ro nó cũng chỉ cháy $100 và không gây thiệt hại tới số dư trong tài khoản.
Điểm khác nhau giữa Margin và Futures
- Hệ số đòn bẩy: Sự khác biệt giữa Margin và Futures trên Binance rõ nhất có lẽ là hệ số đòn bẩy. Ở Margin, hệ số đòn bẩy tối đa chỉ 10x, nhưng ở Futures có thể lên tới 125x.
- Nạp tiền: Với Margin, bạn có thể chuyển bất cứ Stablecoin, Altcoin hay Bitcoin vào để giao dịch. Còn Futures bạn chỉ được phép chuyển Stablecoin và rút ra cũng vậy.
- Thị trường: Ở Margin biến động là thị trường thực Spot, còn Futures là thị trường phái sinh, nên có sự chênh lệch với thị trường Spot. Điều này, có thể gây ra những dự đoán xu hướng sai lệch cho các Trader, khiến bạn bị mất tiền.
- Phí giao dịch: Margin chỉ áp dụng phí thường và lãi suất. Còn đối với Futures thì sử dụng Funding rate – Phí này có thể tăng cao lên tới 0,5% khi thị trường hưng phấn, biến động mạnh. Trong 1 ngày, Trader có thể phải trả 3 lần phí Funding Rate, bởi cứ sau 8 tiếng, hệ thống sẽ Reset lại một lần.
- Rủi ro: Về cơ bản, 2 hình thức giao dịch này đều có rủi ro cao hơn nhiều so với thị trường Spot. Nhưng riêng Futures có mức rủi ro lớn hơn, bởi hệ số đòn bẩy lên tới 125x, vì thế chỉ cần bạn dự đoán sai biến động rất nhỏ của thị trường, cũng có thể khiến vị thế bị thanh lý.
Ưu điểm – Nhược điểm khi sử dụng Margin/ Futures
Bên cạnh sự khác biệt giữa Margin và Futures trên Binance thì bạn cũng nên tìm hiểu về những ưu – nhược điểm của 2 hình thức giao địch này.
- Ưu điểm: – Lợi nhuận tăng cao, nhân tài sản lên gấp nhiều lần nhanh chóng, nếu đoán đúng xu hướng của thị trường. Bởi chọn hệ số đòn bẩy bao nhiêu, thì lợi nhuận tăng gấp bấy nhiêu lần so với thị trường Spot. – Có thể đa dạng hóa các mục đầu tư, với số vốn không cần quá lớn. – Có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường đi xuống (Downtrend)
- Nhược điểm: – Lợi nhuận tăng cao, tỷ lệ thuận với rủi ro lớn. Việc bạn sử dụng đòn bầy càng cao, thì càng dễ bị thanh lý. – Dễ bị cá mập thao túng giá, khiến tài khoản bị thanh lý nhanh chóng. Và điều này, người ta thường gọi là Kill Short / Kill Long hoặc gọi chung là Kill Margin
Bài viết này là những thông tin tổng quát về thị trường Margin và Futures. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được về sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance để có được những chiến lược đầu tư tài chính đúng đắn nhé.