Việc Làm Luật
Contents
1. Cơ sở pháp lý là gì? – Câu trả lời chính xác nhất
Chẳng hạn như, bạn hãy thử tưởng tượng bạn đang làm kinh doanh, nhưng lại không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào để bảo vệ lợi ích tốt nhất của bạn trước một tình huống bất ngờ xảy ra, bạn sẽ hiểu được tại sao cơ sở pháp lý lại quan trọng đến vậy. Nhưng cơ sở pháp lý là gì không phải ai cũng hiểu được. Nếu phân tích kỹ, cơ sở ở đây chính là nguồn gốc bắt đầu, là nền tảng, là điều kiện cho một chủ thể nhất định dựa vào. Còn pháp lý là thuật ngữ không còn xa lạ, vì nó chỉ tất cả những gì từ tài liệu, văn bản, quy định, quy chế,… được ban hành và phát triển bởi các cơ quan luật pháp.
Trong pháp luật, tính pháp lý có thể hiểu nôm na là những khái niệm, định nghĩa bổ trợ nhằm giải thích cho các quy định và luật lệ của luật pháp. Như vậy, thông qua những cắt nghĩa này, chúng ta có thể hiểu cơ sở pháp lý là một nền tảng và điều kiện có vai trò làm kim chỉ nam hướng dẫn trong bất kỳ một hoạt động, một mối quan hệ nào nhằm đảm bảo một kỷ luật chung cho mọi người nhận biết và chấp hành. Có thể nói, mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ quyền con người, cho đến quyền dân chủ, quyền kinh doanh,… đều có cơ sở pháp lý riêng. Không có cơ sở pháp lý, mọi vấn đề đều có thể dẫn đến sự bất hòa không có hồi kết.
2. Ví dụ về cơ sở pháp lý
Khái niệm cơ sở pháp lý là gì sẽ dễ hiểu hơn nếu có những ví dụ cụ thể sau đây.
– Cơ sở pháp lý của những vấn đề liên quan đến bất động sản là: Luật đất đai năm 2013; Luật xây dựng năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật nhà ở năm 2014.
– Cơ sở pháp lý về nhân quyền là: Hiến chương Liên Hợp Quốc; Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị năm 1966; Hiến pháp Việt Nam năm 20163; Bộ luật hình sự năm 2017.
– Cơ sở pháp lý trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: Luật thương mại điện tử; Luật bảo vệ sự riêng tư trong thương mại điện tử; Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
– Cơ sở pháp lý trong kinh doanh đa cấp: Luật cạnh tranh năm 2004; Nghị định 40; Nghị định 42 và Nghị định 110.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về cơ sở pháp lý. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy mỗi một lĩnh vực hoạt động đều có các cơ sở pháp lý khác nhau. Suy cho cùng, cơ sở pháp lý là một số văn bản mang tính quy phạm hướng dẫn chúng ta trong quá trình vận hành và phát triển. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng, tố cáo, quá trình xử lý và quyết định xử phạt đều phải dựa vào các cơ sở pháp lý này.
Xem thêm: Việc làm nhân viên pháp lý
3. Một số cơ sở pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau
Các văn bản quy phạm đóng vai trò là cơ sở pháp lý như đã nói ở trên, được xây dựng cho nhiều hoạt động lĩnh vực khác nhau. Không thể lấy cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh bất động sản để áp dụng xử lý các vấn đề trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được. Dưới đây, vieclam88.vn thông tin đến bạn các cơ sở pháp lý về dân sự và kinh doanh.
3.1. Cơ sở pháp lý của luật dân sự
Trước hết, phải khẳng định rằng, Luật dân sự là một trong những văn bản pháp luật có đóng góp lớn trong quá trình thúc đẩy sự phát triển, hình thành các mối quan hệ dân sự trên nguyên tắc hợp đồng. Điều này đã phần nào giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động trao đổi hàng hóa hay tiền tệ,… Luật dân sự cũng góp phần gia tăng mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác theo hướng tích cực hơn. Luật dân sự là cơ sở pháp lý được áp dụng để hướng dẫn những vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của con người, đến các mối quan hệ giữa người với người, cụ thể như sau:
– Đối với các công dân, nhằm bảo vệ và thực hiện quyền công dân với tất cả mọi người. Mặt khác, quyền về nhân thân, dân sự cũng được bảo vệ, tôn trọng và bảo đảm theo Hiến pháp được ban hành bởi Nhà nước.
– Đối với pháp nhân, cơ sở pháp lý Luật dân sự quy định cho mọi tổ chức, cá nhân để có quyền pháp nhân, chỉ ngoại lệ khi có một số quy định khác.
– Đối với hộ gia đình, các tổ chức khác,… không có tư cách pháp nhân, Luật cũng quy định cơ bản về các nội dung như đại diện, địa vị, tài sản chung, nghĩa vụ dân sự của các đối tượng này.
3.2. Cơ sở pháp lý của kinh doanh dự án
Khác với cơ sở pháp lý về Luật dân sự, trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh dự án. Cơ sở pháp lý đóng vai trò đưa ra những văn bản, quy định, quy chế pháp luật về các nội dung xây dựng, đầu tư dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị,… Như vậy, muốn xây dựng dự án, các bên liên quan phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt cũng như chấp hành các quy định thuộc những cơ sở pháp lý có sẵn. Hoạt động kinh doanh dự án rất cần thiết phải có cơ sở pháp lý, vì nó góp phần hỗ trợ quá trình tham gia xây dựng không bị gặp trục trặc, không sai quy định, không vi phạm pháp luật, không xảy ra các vấn đề rủi ro như kiện tụng hay tranh chấp.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu các dự án không tồn tại các cơ sở pháp lý, trong trường hợp xảy ra rủi ro, sẽ không có hướng dẫn chi tiết, cụ thể và không có tiêu chuẩn chung để xử lý các vấn đề theo hướng tích cực nhất. Tóm lại, cơ sở pháp lý về xây dựng dự án đặc biệt quan trọng, nhất là các dự án cộng đồng, hay các dự án kinh tế có quy mô lớn ngang tầm quốc gia. Cuối cùng, lời khuyên dành cho những bên liên quan, chẳng hạn như nhà đầu tư – những người rót tài chính để mua các dự án sẽ phải cẩn thận tối đa với những dự án thiếu cơ sở pháp lý.
Đọc thêm: Pháp chế là gì?
4. Những thuật ngữ liên quan đến cơ sở pháp lý
4.1. Giá trị pháp lý
Hiểu một cách đơn giản nhất, sự hữu ích của một tài liệu hoặc văn bản, đóng vai trò như một bằng chứng pháp lý về thẩm quyền, nghĩa vị có thể thi hành được, hoặc làm cơ sở cho một hành động pháp lý thì được gọi là giá trị pháp lý. Giá trị pháp lý cũng có thể hiểu là tính hiệu lực và thi hành của một văn bản, tài liệu pháp luật đối với mọi lĩnh vực.
Trên thực tế, các văn bản mang tính quy phạm pháp luật phải được kiểm chứng, xác minh sự phù hợp với Hiến pháp, tính thống nhất và tuân thủ đã được đảm bảo hay chưa trước khi chúng được ban hành. Trong đó, các văn bản pháp luật tại Việt Nam đều tuân theo thứ bậc, có nghĩa là khi tồn tại nhiều văn bản khác nhau những quy định một vấn đề như nhau thì sẽ tiến hành việc áp dụng cho văn bản có thứ bậc cao hơn.
Một văn bản có giá trị pháp lý được xây dựng trên cơ sở pháp lý có hiệu lực trong một quy định về không gian địa lý, ở đây không gian là áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam, cho toàn bộ mọi công dân có quốc tịch là người Việt Nam, cũng như Việt Kiều cho đến khi được điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi sao cho phù hợp với dòng lịch sự và điều kiện kinh tế. Thời điểm mà văn bản có giá trị pháp lý thì còn tùy thuộc vào chủ thể ban hành cũng như thời gian ban hành,… theo quy định của pháp luật.
4.2. Cơ chế pháp lý
Một cơ chế tổ chức hoạt động của một thiết chế chính trị, xã hội, kinh tế, tổ chức,… được pháp luật bảo đảm và hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tư pháp cũng như là đóng vai trò là phương thức vận hành, tổ chức của hệ thống các tổ chức, cơ quan, công dân theo quy định, nguyên tắc của pháp luật và pháp lý thì được gọi là cơ chế pháp lý.
Dựa vào cơ chế pháp lý, các hoạt động tư pháp sẽ được diễn ra một cách đúng luật, đóng góp vào việc giảm thiểu cũng như ngăn chặn sự làm dụng quyền, chức vụ theo hướng tiêu cực. Cơ chế pháp lý cũng giúp các cơ quan tư pháp, công chức, cán bộ phân viên pháp lý nâng cao trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác bảo vệ công lý và trật tự an toàn xã hội.
4.3. Vấn đề pháp lý
Những vấn đề mang tính trọng tâm cần tranh luận hoặc giải quyết triệt để theo luật pháp thì được gọi là vấn đề pháp lý. Cụ thể hơn, khi một vụ việc, tình huống phát sinh muốn giải quyết thì phải tiến hành xác định xem đó là vấn đề pháp lý hay không. Trên thực tế, khi vấn đề đã được xác nhận chính xác, nó sẽ giúp cho quá trình điều tra và giải quyết diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng cũng có những trường hợp về vấn đề pháp lý phức tạp, cần phải có sự đầu tư về thời gian trong công tác thu thập, điều tra, tìm bằng chứng,…
Những vấn đề pháp lý phức tạp cũng chính là những vấn đề pháp lý của các vụ án hình sự mang tính nghiêm trọng.
Đọc thêm: Luật dân sự là gì?
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu không tồn tại cơ sở pháp lý?
Như khi chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm cơ sở pháp lý là gì, mọi hoạt động trên các lĩnh vực đều có cơ sở pháp lý riêng, đây là sự cần thiết. Có cơ sở pháp lý tồn tại, đồng nghĩa với việc các bên liên quan sẽ có cơ hội hành động hợp pháp. Nếu không có cơ sở ở một lĩnh vực nào đó, thì các chủ thể sẽ gặp không ít những rắc rối liên quan đến pháp luật. Tại sao lại như thế? Vì tất cả các văn bản, luật lệ trong vai trò là cơ sở pháp lý của một lĩnh vực đều rất quan trọng. Vì nó quyết định phương pháp nào sẽ được sử dụng (các thủ tục, tham vấn,….) và do đó các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ biết cách thực hiện trong quá trình.
Chẳng hạn như trong hoạt động kinh doanh – một trong những lĩnh vực có nhiều cơ sở pháp lý nhất. Điển hình là Luật thương mại. Luật doanh nghiệp hay Luật lao động,… Tất cả các cơ sở pháp lý đó phục vụ như một cách để duy trì trật tự giữa các doanh nghiệp, thương hiệu và các công ty. Chúng bảo vệ quyền của công ty và những cá nhân đang làm việc ở đó, cũng như giúp thiết lập một tiêu chuẩn nhất định về cách mọi thứ nên được vận hành. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải hiểu về các cơ sở pháp lý liên quan đến mình để bảo vệ bản thân vì nhiều lý do. Những cơ sở pháp lý “ra lệnh” và xác định những gì họ làm được chấp nhận và những gì không được. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ doanh nghiệp có thể dễ dàng giải quyết trong bất kỳ tranh chấp nào có thể xảy ra,
Trong kinh doanh, cơ sở pháp lý có tầm quan trọng vượt ra ngoài những gì mà người ta giả định, chúng liên quan đến sinh kế của những nhân viên làm việc trong doanh nghiệp đó. Nhìn chung, một doanh nghiệp trước khi bắt đầu đầu tư hay kinh doanh một lĩnh vực, hãy sẵn sàng tìm hiểu những cơ sở pháp lý mà họ và lĩnh vực họ đang quan tâm có. Biết những gì được phép làm, không được phép làm, sẽ cung cấp cho bạn một lượng thông tin cần thiết để an toàn nhất có thể trong quá trình hoạt động.
Trên đây, bạn đọc đã cùng vieclam88.vn tìm hiểu xong khái niệm cơ sở pháp lý là gì? Hãy hiểu đúng về nó, nắm vững những khía cạnh liên quan đến nó để cuộc sống của bạn được vận hành một cách trơn tru và tích cực nhất nhé!