KỸ NĂNG MỀM – KỸ NĂNG CỦA SỰ THÀNH CÔNG
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, việc trang bị năng lực làm việc của con người được đánh giá không chỉ trên kiến thức mà nó còn phải kết hợp cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, khi giao tiếp với mọi người. Theo nhận định của các chuyên gia: “Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”. Thật vậy, trên thực tế sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc… Thế nhưng, chúng ta nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.
Vậy “Kỹ năng mềm” là gì mà nó ngày càng phổ biến và trở nên quan trọng trong đời sống con người?
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
Kỹ năng mềm (Soft skills) là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Có rất nhiều sinh viên, tìm kiếm cho mình cơ hội để học cách trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân mình. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ.
Bạn có thành tích học tập giỏi được mọi người công nhận. Nhưng không chắc chắn bạn có thể thích ứng với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” làm việc. Bạn có một hồ sơ học tập rất tốt, mọi người nhìn vào ngưỡng mộ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa bạn đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trọng đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh dạng, tự tin trong mọi tình huống, vấn đề và tạo ra kết quả làm việc hiệu quả, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Có thể nói kỹ năng mềm là một quá trình tích lũy và đào tạo. Sinh viên năm thứ nhất, dựa trên khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học. Vào thời điểm bạn tốt nghiệp, bạn sẽ tự tin về khả năng, năng lực của mình với bản lý lịch hoàn hảo.
Với sinh viên DNC bắt đầu từ năm 2013, sinh viên ở hầu hết các khóa đã được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa như thuyết trình, tổ chức sự kiện, hoạt náo viên, giao tiếp- ứng xử…. Ngoài ra sinh viên có thể học các kỹ năng mềm khác tại Trung tâm đào tạo chuẩn đầu ra của Trường thông qua khóa học Kỹ năng mềm. Tại đây, sinh viên sẽ được học các kỹ năng cần thiết và phù hợp với bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp của mình, bao gồm các kỹ năng như: Đàm phán, Giao tiếp, Phỏng vấn xin việc, Nghiệp vụ hành chính văn phòng. Các thầy cô giảng dạy là những giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm đào tạo, phong cách đào tạo và đặc biệt là cái tâm mong muốn được chia sẻ những bài học kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, và những nội dung đào tạo ứng dụng cụ thể vào công việc mang lại hiệu quả cao. Các lớp học cũng được thiết kế rất linh hoạt về thời gian, nội dung học…nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất.
Một số hình ảnh trong buổi học kỹ năng mềm của thầy và trò Trường Đại học Nam Cần Thơ.
Các kỹ năng mềm cần thiết dành cho các bạn sinh viên là chìa khóa dẫn đến thành công sau này. Xây dựng lộ trình rèn luyện và phát triển bản thân qua các năm học. Khi đó ra trường mới tự tin năng lực vào bản thân của mình. Thích nghi tốt khi ra ngoài xã hội đầy biến động.
KỸ NĂNG MỀM – KỸ NĂNG CỦA SỰ THÀNH CÔNG
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, việc trang bị năng lực làm việc của con người được đánh giá không chỉ trên kiến thức mà nó còn phải kết hợp cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, khi giao tiếp với mọi người. Theo nhận định của các chuyên gia: “Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”. Thật vậy, trên thực tế sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc… Thế nhưng, chúng ta nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.
Vậy “Kỹ năng mềm” là gì mà nó ngày càng phổ biến và trở nên quan trọng trong đời sống con người?
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
Kỹ năng mềm (Soft skills) là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Có rất nhiều sinh viên, tìm kiếm cho mình cơ hội để học cách trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân mình. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ.
Bạn có thành tích học tập giỏi được mọi người công nhận. Nhưng không chắc chắn bạn có thể thích ứng với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” làm việc. Bạn có một hồ sơ học tập rất tốt, mọi người nhìn vào ngưỡng mộ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa bạn đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trọng đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh dạng, tự tin trong mọi tình huống, vấn đề và tạo ra kết quả làm việc hiệu quả, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Có thể nói kỹ năng mềm là một quá trình tích lũy và đào tạo. Sinh viên năm thứ nhất, dựa trên khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học. Vào thời điểm bạn tốt nghiệp, bạn sẽ tự tin về khả năng, năng lực của mình với bản lý lịch hoàn hảo.
Với sinh viên DNC bắt đầu từ năm 2013, sinh viên ở hầu hết các khóa đã được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa như thuyết trình, tổ chức sự kiện, hoạt náo viên, giao tiếp- ứng xử…. Ngoài ra sinh viên có thể học các kỹ năng mềm khác tại Trung tâm đào tạo chuẩn đầu ra của Trường thông qua khóa học Kỹ năng mềm. Tại đây, sinh viên sẽ được học các kỹ năng cần thiết và phù hợp với bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp của mình, bao gồm các kỹ năng như: Đàm phán, Giao tiếp, Phỏng vấn xin việc, Nghiệp vụ hành chính văn phòng. Các thầy cô giảng dạy là những giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm đào tạo, phong cách đào tạo và đặc biệt là cái tâm mong muốn được chia sẻ những bài học kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, và những nội dung đào tạo ứng dụng cụ thể vào công việc mang lại hiệu quả cao. Các lớp học cũng được thiết kế rất linh hoạt về thời gian, nội dung học…nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất.
Một số hình ảnh trong buổi học kỹ năng mềm của thầy và trò Trường Đại học Nam Cần Thơ.
Các kỹ năng mềm cần thiết dành cho các bạn sinh viên là chìa khóa dẫn đến thành công sau này. Xây dựng lộ trình rèn luyện và phát triển bản thân qua các năm học. Khi đó ra trường mới tự tin năng lực vào bản thân của mình. Thích nghi tốt khi ra ngoài xã hội đầy biến động.