Chế độ tư hữu là ngọn nguồn sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước và quyền lực của giai cấp thống trị nắm giữ. Ngoài những chế độ vì mục đích phục vụ cho lợi ích của con người, không phải chế độ nào cũng vì mục đích chung của con người và xã hội mà còn là sự lợi dụng, tư sản và phân chia xã hội thành nhiều giai cấp, từ đó gây ra nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề Tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì?
Contents
Tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, tư hữu là thuộc quyền sở hữu của cá nhân, phân biệt với công hữu. Có thể hiểu tư hữu là thuộc về quyền sở hữu của cá nhân, nhằm phân biệt với công hữu thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể. Tư hữu bao gồm quyền tư hữu, chế độ tư hữu, ruộng đất tư hữu,… Tư hữu là ngọn nguồn sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước và quyền lực của giai cấp thống trị nắm giữ. Vậy chế độ tư hữu là gì?
Chế độ tư hữu được hiểu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Trong nền kinh tế, tài sản thường được coi là quyền sở hữu (quyền đối với số tiền thu được từ tài sản) và kiểm soát tài nguyên hoặc hàng hóa.
Quyền tư hữu là các cấu trúc thực thi xã hội về mặt lý thuyết trong kinh tế để xác định cách sử dụng và sở hữu tài nguyên hoặc kinh tế.
Chế độ tư hữu xuất hiện khi nào?
Sau khi đã hiểu rõ tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì? Tiếp theo là những nguyên nhân xuất hiện chế độ tư hữu.
Nguyên nhân xuất hiện tư hữu trong chế độ nguyên thủy là do của cải dư thừa. Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” bởi vì người ta sống theo cộng đồng và dựa vào nhau.
Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy, một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Nhưng khi có sản phẩm dư thừa thì tình hình lại diễn ra khác hẳn. Năng suất lao động tăng lên, của cải làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa nhưng lại không được đem chia đều cho mọi người mà thường trong tay của các gia đình tộc trưởng, tù trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.
Một số người được cử chỉ huy dân binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành những công việc chung của thị tộc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung.
Dần dần xã hội thị tộc bị phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Do có lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đột mà giữ lại nuôi để làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ phải làm những công việc chung cho cả thị tộc, dần dần một số người đã lợi dụng chức phận và uy tín cá nhân, bắt những người tù binh phục vụ cho riêng mình. Họ đã bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại. Từ đấy, xuất hiện chế độ tư hữu.
Tư hữu dẫn đến thay đổi trong xã hội nguyên thủy
Chính vì sự xuất hiện của chế độ tư hữu đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy, cụ thể:
– Các mối quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
– Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.
– Lao động của các gia đình khác nhau dẫn đến số của cải của từng gia đình khác nhau. Mặt khác những người có chức quyền cao sẽ giữ số của cải dư thừa nhiều dẫn đến sự phân biệt giàu – nghèo xuất hiện.
– Xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
– Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.
Trên đây là các nội dung liên quan đến chủ đề tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì? Chúng tôi hy vọng bài viết này đã đưa đến cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về tư hữu và chế độ tư hữu.