Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào? Nhật thực là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị mà bạn có thể quan sát bằng mắt được từ Trái Đất. Hãy cùng thapgiainhiettashin khám phá những nội dung về nhật thực trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực khi nào xảy ra?
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng ở vị trí quan sát từ Trái Đất. Lúc đó, Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, Mặt Trăng khi đó sẽ che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Nhật thực xảy ra thời điểm trang non khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất và bóng tối của Mặt trăng sẽ phủ lên Trái Đất. Khi mặt trời bị che phủ hoàn toàn đó là hiện tượng nhật thực toàn phần.
Hiểu một cách đơn giản hiện tượng nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng che một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng. Và sự thẳng hàng của 3 thiên thể này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Hiện tượng nhật thực chỉ có thể xảy ra vào thời kỳ trăng mới.
Hiện tượng nhật thực có mấy loại?
Theo các nhà thiên văn học dựa theo các vùng bóng của Mặt Trăng trên Trái đất xác định có 4 kiểu nhật thực. Cụ thể:
Nhật thực một phần
Hiện tượng nhật thực một phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Mà chỉ hình thành một vùng bóng nửa tối khi quan sát từ vị trí Trái Đất.
Nhật thực toàn phần
Nhật thực toàn phần là gì? Đó là hiện tượng khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời ở quanh điểm cận quỹ đạo. Khi đó các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ dần hình thành trên bề mặt của Trái Đất.
Muốn quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần người xem phải đứng ở vị trí đường di chuyển vùng bóng tối của Mặt Trăng. Nếu không đứng đúng vị trí hay đúng ở vùng bóng nửa tối chỉ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.
Khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra Mặt Trăng sẽ từ từ che khuất hết Mặt Trời. Thời điểm xuất hiện đĩa vàng tròn là Mặt Trời đã bị hoàn toàn che khuất. Nếu nhật thực xảy ra vào ban ngày bầu trời sẽ tối sầm và có thể thấy một vầng hào quang trắng tỏa ra.
Nhật thực hình khuyên
Nhật thực hình khuyên là hiện tượng Mặt Trăng che khuất phần trung tâm của Mặt Trời và chỉ để lộ ra phần rìa ngoài của Mặt Trời. Hiện tượng này xảy ra khi
Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng nhưng khi đó kích cỡ của Mặt Trăng nhỏ hơn so với Mặt Trời nên sẽ xuất hiện một vành đai vàng rực rỡ bao quanh lấy Mặt Trăng.
Nhật thực lai
Nhật thực lai là gì? Nhật thực lai là hiện tượng nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần. Đây là kiểu nhật thuật trung gian giữa nhật thực hình khuyên và nhật thực toàn phần. Tại một số địa điểm trên Trái đất sẽ quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần nhưng ở một số địa điểm khác sẽ nhìn thấy nhật thực hình khuyên. Hiện tượng nhật thực lai này thường rất hiếm khi xảy ra.
Kinh nghiệm quan sát hiện tượng nhật thực
Rất nhiều người đã đặt câu hỏi quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp bằng mắt thường được không? Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường mà không qua thiết bị nào trong thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Do đó, khi quan sát hiện tượng nhật thực bạn phải hết sức cẩn thận và lưu ý:
– Không quan sát hiện tượng nhật thực qua kính râm, qua phim chụp X-quang… Đây là những loại có tác dụng giảm độ sáng không ngăn được tia bức xạ có hại cho mắt. Mắt có thể dễ bị các tia cực tím làm hỏng giác mạc thậm chí có thể nguy hiểm làm hỏng giác mạc…
– Nên quan sát nhật thực gián tiếp qua kính lọc chuyên dụng như: kính bảo hộ thợ hàn, kính lọc mặt trời…
– Có thể sử dụng một tấm bìa nhìn qua một chiếc ống nhòm hoặc kính thiên văn. Hoặc cắt một lỗ rong trên tấm vừa rồi quan sát nhật thực qua lỗ tròn đó.
Những sự thật về nhật thực bạn nên biết
1. Nhật thực xuất hiện nhiều hơn nguyệt thực
Theo quan sát mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và Trái đất mỗi năm sẽ cắt nhau tại các điểm nút của quỹ đạo, Nên mỗi năm có ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất 5 lần. Tuy nhiên, số lần xảy ra 5 lần trong năm thường rất hiếm. Theo tính toán của NASA trong 5000 năm qua số lần xuất hiện 5 lần nhật thực trong năm chỉ có 25 năm. Lần cuối cùng xuất hiện 5 lần nhật thực/năm là năm 1935 và tiếp theo sẽ là năm 2206.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? Có phải đến kỳ “trăng mới” nào cũng có nhật thực?
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, ở vị trí trên cùng một đường thẳng hoặc gần thẳng. Điều này có thể xảy ra trong một kỳ trăng mới hay ngày trăng non. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cứ đến kỳ trăng mới sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực. Quỹ đạo Mặt Trăng so với mặt phẳng hoàng đạo sẽ bị nghiêng một góc 5 độ. Mặt phẳng hoàng đạo chính là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu và là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.
Vì vậy, không phải kỳ trăng non nào của có thể khiến 3 thiên thể cũng thẳng hàng. Nhật thực chỉ xảy ra khi hai mặt phẳng trên quỹ đạo Mặt Trăng quanh quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt trăng gặp nhau tại một điểm mút. Điểm mút này gọi là điểm mút Mặt Trăng.
Ngoài ra, có 2 điều kiện cần khác để xảy ra nhật thực đó là:
– Mặt Trăng phải ở vị trí vừa đủ không ở vị trí quá cao và hay thấp, để có thể thẳng hàng và che khuất được Mặt Trời.
– Mặt Trời phải ở vị trí gần với giao điểm Mặt Trăng.
3. Nhật thực toàn phần có hiếm gặp không?
Mặc dù có nhiều giải thích cho rằng hiện tượng nhật thực toàn phần rất ít khi xảy ra nhưng đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trung bình khoảng 18 tháng nhật thực toàn phần có thể được quan sát thấy tại một vị trí nào đó trên Trái Đất. Như vậy một người có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần từ 2 lần trong 3 năm.
Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là lý thuyết, trên thực tế nhật thực toàn phần chỉ quan sát được trên một vùng đất nhỏ nào đó trên Trái Đất. Vì vậy, nếu bạn sống ở một thành phố nào đó rất nhiều năm mới có thể chứng kiến một lần nhật thực, đặc biệt là chứng kiến nhật thực toàn phần.
Ở Việt Nam, để có thể nhìn thấy hiện tượng nhật thực bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu có thể 1 năm đến 3 năm hoặc lâu hơn nữa. Chính bởi vậy nên khi có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra luôn thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều bạn trẻ.
4. Nhật thực sẽ kéo dài bao lâu?
Hiện tượng nhật thực toàn phần thường kéo dài khoảng vài phút bởi mặt trăng di chuyển rất nhanh lên đến 1700km/h. Thời gian quan sát nhật thực dài nhất không quá 7 phút 31s và thông thường nhật thực chỉ diễn ra ngắn hơn 5 phút.
Trong mỗi thiên niên kỷ qua đã có khoảng ít hơn 10 lần nhật thực toàn phần kéo dài thời gian quá 7 phút. Lần gần đây nhất là nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 30/06/1973 với thời gian kéo dài 7 phút 3 giây.
5. Chu kỳ nhật thực diễn ra như thế nào?
Theo các nghiên cứu, nhật thực thường xảy ra theo chu kỳ và được đề cập nhiều nhất là chu kỳ Saros. Chu kỳ này sẽ kéo dài trong vòng 6585.3 ngày tương đương khoảng 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và là sự kết hợp của 3 chu kỳ đó là:
– Chu kỳ Mặt Trăng (tính theo tháng âm lịch): chu kỳ này là thời gian giữa 2 pha trăng non.
– Chu kỳ tháng dị thường: đây là khoảng thời gian giữa 2 lần Mặt Trăng đi qua điểm cực cận, và cũng là điểm gần nhất với trái đất.
– Chu kỳ tính theo tháng giao điểm thăng: đó là khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng đi qua nút mặt trăng, chu kỳ này kéo dài khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút và 35.8s.
>>> Bài viết tham khảo: Dubai ở đâu? Giải đáp ngay những thắc mắc liên quan đến Dubai
Như vậy với những thông tin trên đây về nhật thực là gì và những thông tin xung quanh về nhật thực. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các hiện tượng xảy ra quanh ta. Hãy thường xuyên truy cập vào thapgiainhiettashin để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé.