Vì thế, bạn hãy khám bác sĩ nếu gặp có triệu chứng sau:
- Bị đau móng chân dữ dội
- Gặp các dấu hiệu nhiễm trùng như đau, đỏ hoặc mủ trên móng chân
- Bị đau hoặc nhiễm trùng ở bất cứ nơi đâu trên bàn chân
- Mắc các bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính nào khác
- Tình trạng móng chân sưng mủ không cải thiện sau 7 ngày
>>> Đọc thêm: 9 dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết này!
Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao khi nhiễm trùng nặng
Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng? Bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để bác sĩ có cách xử lý phù hợp, giảm đau hiệu quả. Sau đây là một số thủ thuật mà bác sĩ có thể sử dụng để lấy khóe móng chân bị sưng mủ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm tê ngón chân hoặc bàn chân bằng một mũi tiêm. Da trên đầu móng chân mọc ngược có thể được loại bỏ bằng dao mổ. Phần móng mọc ngược sau đó được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình này.
Nếu bạn thường xuyên có móng chân mọc ngược bị sưng mủ, phương pháp laser hoặc hóa chất có thể được áp dụng để loại bỏ vĩnh viễn một phần của móng chân để móng không còn phát triển.
Chăm sóc móng chân sau khi lấy khóe
Sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Để đảm bảo rằng vết thương móng chân mau lành và tránh tình trạng nhiễm trùng, bạn cần biết cách chăm sóc cho móng chân đúng cách sau khi phẫu thuật:
- Uống thuốc kháng sinh dựa theo chỉ định của bác sĩ
- Uống thuốc giảm đau nếu được bác sĩ kê đơn (acetaminophen, ibuprofen)
- Bôi kem kháng sinh vào khu vực móng chân bị sưng 2 lần/ ngày hoặc nhiều hơn
- Bôi kem làm tê hoặc kem chống viêm nếu cần thiết
- Giữ cho khu vực móng chân sạch sẽ và khô ráo
- Tránh đi bộ, chạy bộ trong vòng 2-4 tuần sau khi phẫu thuật
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại trái cây và rau quả để giúp vết thương mau lành. Tránh ăn thịt bò, rau muống, nước tương để vết thương mau lành miệng
- Vậy bạn có nên lấy khoé móng chân? Câu trả lời là không lấy khóe móng chân cho những lần cắt sau vì điều này sẽ không giúp bạn thay đổi hướng móng mọc khác đi
Nếu bạn bị nhiễm nấm móng, bạn có thể cần dùng thuốc trị nấm hoặc bôi kem thuốc để làm sạch vùng da này trước khi phẫu thuật
>>> Bạn có thể quan tâm: Nấm móng chân là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bệnh?
Cách ngăn ngừa móng chân bị sưng mủ
- Không cần cắt tròn các góc móng chân, mà bạn cần cắt sao cho các góc móng chân có thể nhìn thấy được và cũng đừng cắt chúng quá ngắn.
- Sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước, móng chân của bạn sẽ trở nên tương đối mềm. Vì thế bạn có thể gập các góc của móng chân lên trên để dễ điều hướng móng mọc.
- Đảm bảo giày bạn mang không bị quá chật và phải nên thoải mái khi di chuyển. Trong đó, mang giày hở mũi hoặc dép xăng-đan sẽ giúp thông thoáng vùng móng chân bị sưng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao để giảm đau nhức, và giảm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng cố gắng tự điều trị móng chân bị sưng mủ nếu móng mọc ngược bị khóe sâu hoặc bị nhiễm trùng nặng.