MT&XH – Những hiện tượng dị thường về “đầu thai”, “luân hồi chuyển kiếp” của một số người Mường (Hòa Bình) luôn khiến bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cho tới lúc trở về vẫn đang là bí ẩn chưa có lời giải?
Bí ẩn chưa có lời giải?
Tại bản Chiềng Châu (Hòa Bình) có nhiều đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3, 4 tuổi lại nhận mình là …. con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số, dù trước đó hai bên gia đình không có bất cứ mối quan hệ nào. Cho đến nay không còn là câu chuyện hiếm gặp ở các bản, làng vùng cao.
Có khoảng thời gian, người dân đồn đoán và quan niệm rằng, hiện tượng “đầu thai”, “luân hồi chuyển kiếp” huyền bí của những vùng đất Mường tại: Lạc Sơn, Mai Châu, Thanh Sơn… là việc người nào đó chết đi sẽ “chuyển linh hồn” vào thân thể khác.
Hiện nay, giải thích cho hiện tượng đặc biệt này, chưa có một nghiên cứu khoa học hay công bố chính thức nào lý giải được. Tuy nhiên, dựa vào một số hoạt động văn hóa, tín ngưỡng người Mường, hiện tượng “đầu thai” được giải thích rất rõ trong nghi lễ cắt cầu lân.
Cụ Hà Thị Lệ (áo xanh) và cụ Hà Thị Sung kể chuyện ” con đầu thai”
Theo phong tục người Mường, họ không mai táng trẻ con trong đống mả gia tộc mà chôn nơi hẻo lánh, nhiều người còn cẩn thận lấy mực đánh dấu vào xác chết để xem sau này có đầu thai không. Lúc trẻ bập bẹ tập nói người lớn thường hỏi nó con nhà ai ở kiếp trước, nếu là đầu thai thì nó sẽ trả lời được rành mạch chuyện của quá khứ. Khi trẻ 13 tuổi người Mường mới làm lễ cắt cầu lân, trả công bà mụ, đó cũng là lúc hết lân lộn, không thể đầu thai được.
Tuy nhiên, khi nhắc đến những câu chuyện này, mọi người đều tin hiện tượng “đầu thai” là có thật, dù chúng ta chưa khẳng định được nguồn gốc và nguyên nhân hiện tượng này. Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi… nhưng lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Sau “đầu thai” coi nhau như người một nhà
Ông Hà Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu (Hòa Bình) cho biết, hiện tượng “con đầu thai” ở địa phương, phía xã cũng ghi nhận vào người dân kể lại nhiều trường hợp xuất hiện cách đây chừng 10-15 năm. Nhiều nhất là ở xóm Chiềng Châu, tôi đã được nghe 4 trường hợp như vậy. Thông thường, câu chuyện này xảy ra với các bé khoảng 4 – 5 tuổi, còn có những người lớn tuổi vẫn nhận đã “đầu thai”, thì là chuyện xảy ra từ dăm chục năm trước”.
Huyền bí việc “luân hồi chuyển kiếp” của một sô người tại xã Chiềng Châu vẫn chưa có lời giải?
Theo ông Lưu, khi các bé được các gia đình đưa đến, tìm đến nhau, thì họ cũng không trình báo chính quyền địa phương. Khi chính quyền nắm được câu chuyện, tới hỏi thì ai đã về nhà nấy, con cái nhà nào nhà nấy vẫn nuôi. Các gia đình chỉ đưa các bé đến nhận bố mẹ “tiền kiếp”, rồi đi lại thăm hỏi nhau vui vẻ ân tình, không xảy ra hiện tượng tranh cãi, cũng không liên quan gì đến công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, nên xã cũng không có căn cứ gì để can thiệp vào.
“Cho đến giờ các trường hợp này cả 2 bên gia đình qua lại thường xuyên, những cậu bé, cô bé “đầu thai” cũng đã trưởng thành và lập gia đình riêng. Họ tìm đến nhau không mang tính vật chất hay đánh đổi. Những gia đình này đều có kinh tế tốt, cuộc sống gia đình ổn định”, ông Lưu cho biết.
Tuy nhiên, ông Lưu cho biết, câu chuyện “đầu thai” đều xảy ra đã lâu, nhiều năm nay, địa phương không ghi nhận thêm câu chuyện nào như thế. “Tuy nhiên, ngay ở thời điểm chuyện đó xảy ra, chúng tôi coi đó cũng là những câu chuyện hết sức bình thường. Có chăng bà con trong bản cũng chỉ nói con nhà nọ nhà kia lại là con của ông bà ở bản này, bản kia tìm về. Sau khi “đầu thai” các trường hợp đó đều nhận bố mẹ, anh em, con cái và coi nhau như người một nhà, quây quần đùm bọc lẫn nhau, không có gì sai, cũng chả có gì xấu”.
Phan Tú- Việt Hồng