Kinh doanh đa cấp là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người hiện nay chú ý đến. Từng có một thời gian nổi cộm tại Việt Nam, đâu đâu cũng thấy người ta nhắc đến hình thức này. Vậy kinh doanh đa cấp là gì? Hình thức này trên thị trường hiện nay tốt hay xấu? Nếu như bạn đang băn khoăn không biết kinh doanh đa cấp là hình thức như thế nào? Cùng với Tax Plus tìm hiểu dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
Contents
- 1 Mô hình kinh doanh đa cấp là gì?
- 2 Vậy kinh doanh đa cấp tốt hay xấu?
- 3 Lời kết
Mô hình kinh doanh đa cấp là gì?
Kinh doanh đa cấp (Tiếng Anh: Multi-Level Marketing) là hoạt động kinh doanh theo mạng lưới, là một chiến lược tiếp thị để bán dịch vụ hay sản phẩm qua hệ thống những người tham gia gồm nhiều cấp và nhiều nhánh khác nhau.
Ở hệ thống kinh doanh đa cấp này, người tham gia hệ thống đó sẽ được % hoa hồng, tiền thưởng cùng các lợi ích kinh tế khác qua những hoạt động kinh doanh của mình và mạng lưới mà mình đã tạo dựng lên.
Theo Nghị quyết về hoạt động bán hàng do Chính Phủ cấp, tại Điều 2 có chỉ rõ:
“Kinh doanh đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Lịch sử hình thành kinh doanh đa cấp
Bán hàng đa cấp tạo nên một làn sóng mạnh mẽ ngay từ khi nó xuất hiện ở thập niên 90. Giai đoạn bùng nổ của hình thức này diễn ra từ năm 1979 – 1990, đã có hàng trăm công ty đa cấp đã được thành lập mỗi ngày. Sức nóng của hình thức bán hàng này lớn tới mức cả những công ty nổi tiếng như Ford, Colgate, Coca-Cola cũng lựa chọn để áp dụng trong việc phân phối sản phẩm.
Tại Việt Nam hình thức kinh doanh đa cấp này mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 21. Kinh doanh đa cấp có rất nhiều các công ty lừa đảo núp bóng và có 1 bộ phận không nhỏ cả những nhà phân phối sai trái đã khiến dư luận phải bắt đầu lên tiếng để phản đối hình thức này.
Tính đến năm 2004, Việt Nam đã thống kê được con số công ty đa cấp là 20, chủ yếu phân phối những sản phẩm về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Tới đầu tháng 10, 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã được thành lập, bổ nhiệm Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội – Bà Trương Thị Nhi cũng là đại diện của của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ tại Việt Nam làm chủ tịch nhiệm kỳ 5 năm từ 2009 – 2014.
Tính đến tháng 6.2011, Việt Nam có tới 63 doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (Thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam). Năm 2013, 1 triệu người dân Việt Nam đã tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp.
Các thuật ngữ được dùng trong kinh doanh đa cấp
Trong bán hàng đa cấp có 1 số những thuật ngữ hay được dùng, bạn có thể tham khảo để giúp mình hiểu rõ hơn.
Thuật ngữ nhà phân phối trong bán hàng đa cấp
Thuật ngữ nhà phân phối chỉ những người tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp. Những người này sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm, sau đó chịu trách nhiệm giới thiệu về sản phẩm cho những người khác, thuyết phục họ vào mạng lưới để cùng trở thành nhà phân phối sản phẩm.
Trong kinh doanh, nhà phân phối sản phẩm sẽ là người được trả % hoa hồng từ việc bán sản phẩm của chính họ trong toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên với hình thức tháp ảo của kinh doanh đa cấp thì % này sẽ chỉ được trả khi có người tham gia vào mạng lưới đó.
Người bảo trợ trong mô hình kinh doanh đa cấp
Người bảo trợ là người đỡ đầu và có trách nhiệm mời hỗ trợ trực tiếp cho những người tiêu dùng để trở thành 1 thành viên trong mạng lưới đa cấp đó.
Tầng, tuyến trên, tuyến dưới, tuyến ngang: Bên dưới sẽ còn rất nhiều những tầng lớp và tuyến người ăn theo cấp trên, cứ thế càng lôi kéo được nhiều người tham gia vào mạng lưới này thì tuyến bên trên sẽ càng được ăn chia lợi nhuận cao.
Sản phẩm của kinh doanh đa cấp như thế nào?
Thông thường, sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải đảm bảo được chất lượng tốt. Bởi lẽ sản phẩm trước khi bán cho người tiêu dùng (trở thành thành viên tiếp theo của mạng lưới bán hàng đa cấp) sẽ sử dụng trực tiếp để cảm nhận, sau đó gần như giới thiệu, lan truyền tới cho người khác để sử dụng sản phẩm đó. Bởi thế nếu sản phẩm kém chất lượng thì chắc chắn không thể thực hiện được hiệu ứng lan truyền này.
Các sản phẩm chủ yếu của kinh doanh đa cấp như đã nói bên trên chủ yếu là hàng tiêu dùng, thực phẩm, mỹ phẩm & Thực phẩm dinh dưỡng chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay của mọi người.
Hơn nữa các sản phẩm đó phải đảm bảo được cả tính độc quyền chỉ hệ thống đa cấp đó mới có và chỉ được cung cấp với 1 giá thành nhất định, không được bán rộng rãi trên thị trường và phải là sản phẩm mang tính độc đáo và không có sản phẩm tương tự như thế trên thị trường.
Vậy kinh doanh đa cấp tốt hay xấu?
Rất nhiều người hiện nay đang có ác cảm với bán hàng đa cấp. Vậy thực chất kinh doanh đa cấp có xấu đến thế hay chỉ bởi lý do nào đó mà khiến cho hình thức này trở nên không lành mạnh, lừa đảo đối với người dân Việt Nam?
Phân tích mô hình kinh doanh đa cấp
Mô hình kinh doanh đa cấp trên thế giới được xem là hình thức kinh doanh cực hiệu quả. Thậm chí đã có những công ty lớn như Ford, Colgate, Coca-Cola áp dụng để kinh doanh. Và đúng là những sản phẩm tốt nên được lan truyền, giới thiệu từ người này qua người khác để có thể mang đến cho thị trường sản phẩm tốt nhất. Mô hình này về cơ bản có lợi cho cả 2 bên người bán và người sử dụng và bản chất của nó hoàn toàn tốt trong kinh doanh.
Tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức kinh doanh đa cấp này trở nên xấu đi là bởi những công ty có dấu hiệu lừa đảo, xúi giục khiến cho nhiều người trở nên ác cảm với việc kinh doanh đa cấp.
Rất nhiều vụ việc đã bị phanh phui, nhiều công ty bán hàng đa cấp bị “sờ gáy” như: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty Cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long…
Trong số những công ty bị sờ gáy đó thì Thiên Ngọc Minh Uy có lẽ là công ty được nhiều người biết đến nhất với cái danh đi lừa đảo không biết bao nhiêu người. Hiện tại công ty này vẫn hoạt động và không biết hình thức kinh doanh và bản chất kinh doanh có tốt hay không.
Vài lưu ý để tránh dính “bẫy” kinh doanh đa cấp
Bạn cần lưu ý tới 1 vài những điều sau đây nếu như có tham gia hay “được” mời tham gia vào 1 công ty đa cấp:
- Chủ yếu tập trung vào tuyển dụng: Nếu chỉ tập trung vào tổ chức những buổi lôi kéo người tham gia vào hệ thống thì đích thị đó là lừa đảo. Những công ty thông thường nếu là đa cấp uy tín sẽ đào tạo bán hàng thay vì tuyển dụng.
- Khi tuyển dụng luôn tìm cách để ép bằng được người tham gia mua hàng hoặc đóng tiền. Tuyệt đối né thật xa, không đóng bất cứ 1 đồng xu nào hết.
- Hứa hẹn về lợi nhuận hấp dẫn và thực tế bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được.
- Không chú trọng vào việc bán hàng hay sản phẩm, đơn giản vì lôi kéo được người khác vào mạng lưới này nghĩa là đã bán được sản phẩm rồi.
Top 6 công ty kinh doanh đa cấp chính thống tại Việt Nam
- Công ty TNHH Amway Việt Nam
- Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
- Công ty TNHH Nu Skin Việt Nam
- Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink Group)
- Công ty TNHH TM Lô Hội
- Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam
🆘 Xem thêm
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
- Freelancer là làm gì? Cần những kỹ năng nào?
Lời kết
Bạn đã hiểu về kinh doanh đa cấp là gì? và bạn cũng biết kinh doanh đa cấp tốt hay xấu. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức này và có kinh nghiệm để né được những công ty không uy tín. Nếu bạn có thắc mắc gì xin hãy liên hệ với Tax Plus theo:
- Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
- Website: https://taxplus.vn/