Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cẩm nang kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày. Khu tâm linh lớn nhất cả nước, khu du lịch sinh thái được UNESCO công nhận nằm trong vùng đất cố đô xưa.
Nếu không có thời gian tự tìm hiểu, bạn có thể gửi mail tới [email protected] hoặc gọi theo số hotline: 024.73 07 50 60 để nhận tư vấn (miễn phí) đi du lịch tự túc hoặc đặt tour Tràng An – Bái Đính 1 ngày.
Một góc Tràng An. Ảnh Lê Linh
Tràng An – Bái Đính: Chào cố đô xưa
Ninh Bình từng một thời là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 -1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý. Là khu vực di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vùng đất được thiên nhiên ưu ái, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Nhờ thế nơi đây địa điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh thái tự nhiên của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Xuân về trên Bái Đính. Ảnh The Beauty of Ninh Bình
Vùng đất cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử, mang nhiều điều kiện tự nhiên hoang sơ kỳ thú. Là một người con Ninh Bình, tôi vô cùng tự hào và cực kì muốn giới thiệu đến bạn đọc về vùng đất đã lưu danh sử sách muôn đời. Bài viết là kinh nghiệm đi du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày đối với những du khách không có nhiều thời gian, kinh nghiệm nhưng vẫn mong muốn được đi, được khám phá vùng đất này.
Tràng An – Bái Đính ở đâu?
Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, Tràng An – Bái Đính là 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Du lịch Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cả về cảnh quang lẫn ý nghĩa lịch sử. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam niềm Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, phía tây giáp với Thanh Hóa, phía đông giáp với Nam Định, là một vùng duyên hải Bắc Bộ.
Đi thuyền tại Tràng An. Ảnh The Beauty of Ninh Bình
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3km về hướng Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km theo hướng đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 16km theo hướng bắc, và cách Hà Nội 96 km theo hướng Nam.
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố dô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh- Gia Viễn- Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15km, cách Hà Nội 95km. Chùa Bái Đính nằm ở phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
Du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày thì có gì đặc sắc?
Nằm trong vùng đất cố đô xưa, Tràng An – Bái Đính là 2 điểm du lịch trọng điểm nổi tiếng không những với du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài.
Tràng An
Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An. Nơi đây đã được chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kéo từ năm 2014.
Thiên nhiên ưu ái Tràng An vừa có non, vừa có nước, mây trời hòa quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một trận thế liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi. Điều diệu kì ở Tràng An là các hồ nước được nối liền với nhau bởi các động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau. Nước chuyển tải đối lưu từ khe núi này đến khe núi kia, tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà người ta ví như một trận đồ bát quái.
Một góc của Tràng An. Ảnh the beauty of Ninh Bình
Tràng An còn nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học với 2 dạng hệ sinh thái chính là hệ sinh thái đá vôi và hệ sinh thái thủy vực. Lại được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hình cánh cung giữa vùng ngập chiêm trũng ngập nước. Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hòa giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thủy vực toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc hòa quyện với nhau thành một vùng kỳ vĩ hiếm có thế giới.
Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn xác lập kỉ lục quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Không những thế, chùa còn có nhiều hơn những kỉ lục như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Chùa Bái Đính lên đèn. Ảnh The Beauty of Ninh Bình
Chùa Bái Đính chia làm 2 khu là khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới. Chùa Bái Đính cổ nổi tiếng với nhiều di tích lâu đời và kiến trúc đặc sắc như đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ Cao Sơn, Giếng Ngọc, hang sang, động tối.
Chùa Bái Đính mới lại nổi tiếng bởi nhiều kỷ lục được xác lập, những đặc điểm kiến trúc ấn tượng và gắn với nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Du lịch Tràng An- Bái Đính mùa nào đẹp nhất
Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày bạn có thể du lịch tham quan Tràng An – Bái Đính vào tất cả các mùa trong năm. Bởi là một tỉnh ở phía Bắc, 4 mùa đều có thời tiết đặc trưng. Bạn có thể lựa chọn thời gian thời điểm tùy thích theo lịch trình kế hoạch cá nhân mà không lo Tràng An – Bái Đính không có gì thiết đãi.
Trước cổng thành. Ảnh Lê Linh
Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để đi là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.
Khi tiết trời vào xuân, trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Du khách có thể kết hợp du lịch, du xuân, lễ chùa cầu may ở chùa Bái Đính, vừa thong thả ngồi thuyền vãn cảnh xanh non nước biếc của Tràng An. Chúng tôi highly recommend thời gian này bởi sự đặc sắc của tiết trời kết hợp với cảnh quang kỳ thú của 2 nơi này sẽ giúp bạn có chuyến đi đầu năm tuyệt vời nhất.
Nên đi du lịch Tràng An- Bái Đính 1 ngày tự túc hay tour ghép?
Cách 1: Đi tự túc
Ưu điểm: Tự do, chủ động ( có thể tiết kiệm được 1 ít chi phí)
Nhược điểm: Phải tự bắt xe, lái xe, đường đi xa, phải tự tìm hiểu thông tin, lo đặt các dịch vụ, thời gian gấp rút, mệt mỏi ….
Tràng An nhìn từ trên cao. Ảnh Hai Anh
Cách 2: Đặt tour Tràng An- Bái Đính 1 ngày.
Ưu điểm: Chỉ việc lên xe và đi. Tiêt kiệm thời gian chuẩn bị, thời gian tham quan bởi chỉ có 1 ngày. Phù hợp với du khách không có thời gian tìm hiểu lịch trình, các dịch vụ- và đặc biệt muốn tìm hiểu thông tin lịch sử, văn hóa Tràng An- Bái Đính.
Nhược điểm: đi theo lịch trình có sẵn.
Phương tiện và cách di chuyển tới Tràng An- Bái Đính
Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình gần 100km, nằm trên trục đường giao thông chính Bắc – Nam, nơi có QL 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc Nam. Bạn có thể lựa chọn về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe khách, ô tô riêng, xe máy.
Đi tàu hỏa: Bạn có thể lựa chọn di chuyển du lịch Ninh Bình bằng tàu hỏa rồi về đó thuê xe máy, hoặc đi taxi đến các điểm du lịch. Bởi các điểm du lịch nằm khá sát nhau cũng thuận tiết cho việc di chuyển và chi phí. Vé tàu có giá từ 80 – 120K, 120K.
Vãn cảnh chùa đầu xuân. Ảnh The beauty of Ninh Bình
Đi bằng xe khách: Xe khách về Ninh Bình cũng khá nhiều. Bạn có thể vào các bến phía Nam, Giáp Bát, Nước Ngầm, hoặc Mỹ Đình. Hiện nay, có các tuyến VIP chạy Limousine rất đảm bảo và an toàn, thời gian chỉ khoảng 1h20 phút.
Đi bằng xe máy, ô tô riêng: Trường hợp đi bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Từ đó bạn đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút.
Thuê xe máy ở Ninh Bình: Sau khi đến thành phố Ninh Bình, bạn có thể thuê xe máy để di chuyển tới các điểm du lịch. Giá thuê xe máy tại Ninh Bình sẽ giao động từ 130K – 150K thủ tục nhanh gọn, giao trả xe tận nơi.
Chi phí du lịch Tràng An – Bái Đính
Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày bảng giá cập nhật 2020 mới nhất của khu du lịch là:
– Giá vé thuyền Tràng An: 200.000 đồng/ người lớn, 100.000 đồng/em bé cao dưới 140cm
Tràng An cổ: free vé, Vé đò: 45.000 đồng/1 người
– Giá vé du lịch Bái Đính: để lên Bái Đính bạn sẽ phải gửi xe ở bãi xe khá xa khoảng 3 km. Vì vậy, để tiếp kiệm sức bạn nên đi xe điện.
Dịch vụ xe điện: 30.000 đồng/người/lượt
Tham quan Bảo tháp: 50.000 đồng/người/lượt.
Gửi xe máy: 10.000 đồng
Ngoài ra, bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều tiền khi đi, chỉ khoảng hơn 500.000 đồng. Vì đi về trong ngày, đồ ăn phí dịch vụ ở khu du lịch Tràng An- Bái Đính cũng không đội giá quá cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề chi phí.
Tràng An. Ảnh the Beauty of Ninh Bình
Ăn gì ở Tràng An- Bái Đính
Thưởng ngoạn, lễ Phật xong chớ bỏ lỡ những món ngon tại đây. Từ kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày của mình, hãy thưởng thức những món sau:
Cơm cháy: Là đặc sản nổi tiếng nhất Ninh Bình, cơm cháy luôn là list nhắc đến đầu tiên những món ăn bạn nên thử khi đến đây. Cơm cháy đặc biệt từ cách chiên cho đến phần nước sốt đi kèm, giòn bùi béo nhưng lâu bị ngán.
Thịt dê: Thịt dê là 1 trong những món nhất định phải ăn khi đến Ninh Bình. Thịt dê được chế biến vô vàn nhiều cách như: tái dê, dê hấp, dê nướng, nem dê… thịt dê mềm mềm, lại được khéo léo chế biến với các gia vị đặc trưng, ăn đến đâu là nhớ ngay đến đó.
Xôi trứng kiến: Đúng với cái tên, xôi trứng kiến được nấu từ trứng của loài kiến nâu, có nhiều ở vùng núi đá vôi lởm chởm thuộc huyện Nho Quan. Mùa trứng kiến không nhiều, chủ yếu vào tháng 2 âm lịch nên nếu có cơ hội hãy đến thưởng thức ngay. Xôi dẻo thơm quyện với trứng béo bùi bùi cùng hành khô phi thơm lừng là món ăn đặc biệt khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Bánh đa cá rô: Vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng ở Ninh Bình có cá rô rất ngon, thế nên món bánh đa cá rô ở đây là một trong những món ăn nên thử khi ghé tới Ninh Bình.
Gói cá nhệch: Ở Ninh Bình, bạn có thể thưởng thức món này ở nhiều nơi. Cá được chọn làm gỏi phải là những con cá tươi ngon, được sơ chế và tẩm ướp thật khéo léo để làm hết mùi tanh, tạo nên hương vị đặc biệt, hòa lẫn với vị bùi của gạo nếp rang, vị chua của dấm, vị cay của gừng,tiêu, sả, ớt trong nước chấm.
”Chim Bình Dũng” : Có nơi gọi là chim Bình Dũng, nơi lại gọi là chim Tràng An… nhưng địa chỉ của rất nhiều người lui tới là Nhà hàng Bình Dũng. Nghe kể từ xa xưa rất nhiều món ăn tiến vui là các món được chế biến từ chim trời. Thịt chim thiên nhiên rất giàu chất dinh dưỡng, lại tươi ngon mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên rất lấy được lòng khách.
Ốc núi: Ốc không phải là món ăn phổ biến và không phải ai cũng từng được thưởng thức. Loại ốc này thường chỉ có ở khu vực núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan vào mùa mưa. Thịt ốc núi khác biệt bởi độ dai, giòn, ngọt, khi được chế biến thành các món như hấp gừng, xào sả ớt,…hòa lẫn với gia vị lại càng trở nên ngon hơn. Vì vậy, hãy thưởng thức ngay khi có cơ hội bởi loại ốc này chỉ vào mùa mới có.
Lịch trình du lịch Tràng An- Bái Đính 1 ngày thuận tiện nhất
Mình sẽ lấy Hà Nội làm mốc và đưa ra lịch trình thuận lợi nhất cho các bạn. Dựa vào đây bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian của mình. Có thể đi sớm hơn, muộn hơn tùy vào khoảng cách của bạn tới địa điểm du lịch Tràng An- Bái Đính. Đây là lịch trình kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày của mình:
Sáng: 7h30 bắt đầu di chuyển tới Ninh Bình, cách Hà Nội 93km.
9h30: Tới khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính và tham quan, lễ chùa.
Trưa: 11h30: Ăn cơm tại các nhà hàng với nhiều đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình.
14h: Quý khách tiếp tục hành trình tham quan khu du lịch Tràng An. Du khách sẽ xuống thuyền và vãn cảnh trong thời gian hơn 2h đồng hồ.
Chiều: 16h30: Lên xe trở về Hà Nội.
Một góc chùa Bái Đính. Ảnh Phạm Khánh Linh
Kinh nghiệm cần lưu ý khi đi du lịch Tràng An- Bái Đính trong 1 ngày
Nếu đi xe máy bạn nhớ mang đầy đủ: giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe và giấy tờ). Nhớ xin danh sách cửa hàng sửa xe dọc đường phòng khi có sự cố.
Quần áo: Nên chú ý mặc quần áo gọn gàng, chỉnh chu, nhẹ nhàng vì tham quan cảnh chùa Bái Đính cần giữ đúng lễ nghi. Mùa xuân nên mặc áo khoác mỏng nhẹ vì tiết trời còn nơi lạnh. Mùa hè nhớ phải mang mũ nón vì thời tiết sẽ nắng nóng. Còn lại bạn chỉ cần chú ý trang phục phù hợp với mình là được.
Giày: tốt nhất giày đi bộ vì vãn cảnh chùa sẽ hơi lâu gây đau chân nếu bạn đi giày cao gót.
Chuẩn bị tiền mặt vì phí đổi tiền trong khu vực Tràng An – Bái Đính khá cao.
KẾT
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày mà theo mình được sắp xếp hợp lý nhất sau nhiều lần được đi trải nghiệm và khám phá những nơi này. Mong rằng với những thông tin này, chuyến du xuân đầu năm của bạn sẽ có nhiều điều tuyệt vời. Nếu cần trợ giúp hoặc tìm thêm thông tin về lịch trình chi tiết thì xem ngay du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày nhé.
Đặt tour du xuân lễ Phật đầu năm cầu an lành hạnh phúc ngay hôm nay
Xem ngay >> Chùm Tour du lịch lễ chùa đầu năm
Hotline: 024 7307 5060
Mai Loang