Trong môi trường làm việc hiện đại, chiến lược tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân sự có kỹ năng số là rất quan trọng. Nhất là trong bối cảnh mọi doanh nghiệp đều chuyển đổi phương thức làm việc, sử dụng các phần mềm công nghệ để bắt kịp với cuộc đua Chuyển đổi số. Vậy kỹ năng kỹ thuật số là gì? Cách nâng cao kỹ năng số trong doanh nghiệp ra sao? Tất cả sẽ được FastWork chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Theo dự đoán của Viện Institute for the Future (một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ), có tới 85% công việc sẽ ra đời vào năm 2030 vẫn chưa được con người biết đến ở hiện tại.
Trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ trở nên lỗi thời, và thay thế bằng sự xuất hiện của các công việc mới. Khi đó, kinh nghiệm và kỹ năng các doanh nghiệp cần ở nhân sự sẽ rất khác so với những gì chúng ta đang có hiện nay. Lực lượng lao động vì thế cũng trở nên đa dạng hơn.
- 24% nhà tuyển dụng cho rằng việc tìm kiếm nhân viên với bộ kỹ năng phù hợp vẫn là thách thức lớn nhất của họ trong vòng 5 năm tới.
- 50% tổng số nhân viên sẽ cần đào tạo lại trong 5 năm tới.
- 85% người Mỹ tin rằng các kỹ năng kỹ thuật số sẽ rất quan trọng đối với thăng tiến sự nghiệp trong môi trường số hiện nay.
- Theo một nghiên cứu được công bố về các kỹ năng kỹ thuật số để phát triển sự nghiệp , “số lượng công việc đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng 12% vào năm 2024”.
- 94% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn nhân viên có được những kỹ năng số mới trong công việc.
Kỹ năng kỹ thuật số (Digital skills) là gì?
Theo Đại học Cornell, kỹ năng kỹ thuật số là “khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo ra nội dung bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và Internet”.
Cụ thể, kỹ năng số bao gồm những đặc điểm sau:
- Chủ động cập nhật các xu hướng công nghệ để làm việc hiệu quả hơn
- Hiểu về các công nghệ đang có sẵn và biết cách sử dụng chúng
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật số, phần mềm và ứng dụng tại nơi làm việc, trong môi trường giáo dục và cuộc sống hàng ngày
- Giao tiếp, cộng tác và chia sẻ thông tin với mọi người bằng các công cụ kỹ thuật số
- Đảm bảo tính an toàn và bảo mật trong môi trường kỹ thuật số
Nói tóm lại, nó đề cập đến bất kỳ kỹ năng nào cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường số ngày càng phát triển.
Những kỹ năng số cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại
Thời đại kỹ thuật số đang mở rộng sang tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, và không chỉ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin mới cần quan tâm tới sự thay đổi này.
Các kỹ năng số doanh nghiệp cần ở nhân viên sẽ phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề. Tuy nhiên, các kỹ năng số tối thiểu một nhân sự cần có để đáp ứng yêu cầu trong hầu hết mọi công việc sẽ bao gồm:
- Giao tiếp qua email
- Nghiên cứu thông tin trực tuyến
- Xử lý thông tin trong hệ sinh thái ảo
- Sử dụng an toàn các công cụ cộng tác như Google Drive, DropBox và Microsoft Teams
- Tạo, quản lý bảng tính và tài liệu trực tuyến
- Sử dụng lịch làm việc trực tuyến và quản lý hiệu quả lịch biểu của cá nhân, đội nhóm
- Giữ bảo mật khi làm việc trực tuyến, như đặt mật khẩu hay cài đặt quyền riêng tư
Ngoài ra, trong các ngành như khoa học dữ liệu, marketing, design,… đòi hỏi nhân sự có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao hơn. Các kỹ năng đó bao gồm:
- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX / UI,…)
- Coding
- Lập trình, phát triển web và ứng dụng
- SEO, SEM và tạo nội dung
- Phân tích dữ liệu
Trong tương lai, các kỹ năng số doanh nghiệp cần sẽ liên tục thay đổi để bắt kịp với sự phát triển của công nghệ. Gợi ý bạn tham khảo thêm khung 56 kỹ năng cần thiết để phát triển công việc được liệt kê bởi Mckinsey. Theo đó, kỹ năng kỹ thuật số gồm: Thành thạo kỹ thuật số & quyền công dân, sử dụng và phát triển phần mềm, hiểu về hệ thống kỹ thuật số.
Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng số đối với doanh nghiệp
Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Lúc này, các nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy những tác động tích cực từ việc chuyển đổi số, đặc biệt là nguồn nhân lực số rõ ràng hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, dưới “cú hích” của đại dịch COVID-19, việc thay đổi môi trường làm việc đã gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động có khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt. Bởi nhờ đó, các doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển, bất chấp những biến động lớn trên thị trường.
Theo nghiên cứu của World Skills UK (một tổ chức từ thiện ở Anh, chuyên hợp tác với các doanh nghiệp và chính phủ để phát triển giáo dục kỹ thuật), 60% các doanh nghiệp tin rằng, sự phụ thuộc của họ vào các kỹ năng kỹ thuật số tiên tiến sẽ tăng lên trong 5 năm tới.
Trong khi đó, 76% cho rằng, việc thiếu nhân sự có kỹ năng số sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Và tất cả đều nhận định, việc phát triển kỹ năng số sẽ giúp cải thiện năng suất, tạo ra môi trường làm việc sáng tạo hơn. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Có thể nói, đây là giai đoạn cấp bách để các doanh nghiệp tập trung vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng số. Từ đó tạo nguồn lực đủ mạnh giúp doanh nghiệp thích nghi khi thị trường biến đổi và không bị tụt hậu trong cuộc đua chuyển đổi số.
Cách nâng cao kỹ năng số trong doanh nghiệp
Việc nâng cao các kỹ năng kỹ thuật số cho đội ngũ nhân sự cần nhiều thời gian, nhưng nó đáng để doanh nghiệp đầu tư. Ban đầu, quá trình tiếp cận với những phần mềm công nghệ mới có thể khó khăn đối với một số cá nhân. Nhưng nếu nhà điều hành có được phương pháp chuyển đổi hiệu quả, nhân viên ở mọi cấp độ có thể cải thiện kỹ năng này một cách nhanh chóng.
1. Bắt đầu từ cấp quản lý
Có một thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp là kỹ năng số của các nhà điều hành có khi còn lạc hậu hơn so với nhân viên của họ. Do vậy, để cải thiện kỹ năng số trong doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo phải làm gương trước.
Theo báo cáo của Deloitte, khoảng 42% các Tập đoàn lớn xem việc phát triển kỹ năng số cho lãnh đạo là trọng tâm cốt lõi, góp phần làm nên thành công trong thời đại ngày nay. Khi lãnh đạo có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao, họ sẽ giúp tổ chức đổi mới quy trình làm việc và cho phép triển khai phần mềm công nghệ một cách nhanh chóng.
2. Lên kế hoạch chiến lược rõ ràng
Các nhà điều hành cần đánh giá toàn diện khả năng ứng dụng kỹ thuật số của đội ngũ nhân sự trên toàn tổ chức. Từ đó lên kế hoạch khắc phục và lộ trình triển khai.
Nhà lãnh đạo kỹ thuật số thành công nhất sẽ không chỉ có tầm nhìn rõ ràng cho tương lai doanh nghiệp, mà còn có chiến lược giúp nuôi dưỡng nền văn hóa kỹ thuật số trong nội bộ. Nơi mọi nhân viên đều sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thử nghiệm phương thức làm việc mới. Đồng thời, việc thu hút và giữ chân nhân tài, những người trẻ sáng tạo, nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ cũng rất quan trọng.
3. Triển khai các chương trình đào tạo
Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo định kỳ cho nhân viên về các kỹ năng kỹ thuật số mới. Từ đó nhân viên có thể áp dụng ngay các kỹ năng được học vào công việc một cách thành thạo nhanh chóng.
4. Ứng dụng phần mềm công nghệ
Theo khảo sát của Forrester, có tới 93% công ty coi việc sử dụng các phần mềm công nghệ là chìa khóa để chuyển đổi kỹ thuật số thành công. Các nhà quản lý có thể bắt đầu chuyển đổi các phương thức làm việc truyền thống sang sử dụng phần mềm phù hợp với doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho nhân sự tiếp cận nhiều hơn với cách xử lý công việc trên các nền tảng trực tuyến để nâng cao kỹ năng số.
Gợi ý phần mềm giúp nhân viên cải thiện kỹ năng số, nâng cao hiệu suất
Việc doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phần mềm phù hợp không chỉ giúp các nhà quản lý kiểm soát, điều hành doanh nghiệp dễ dàng hơn mà còn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi nhân sự được ứng dụng công nghệ để phát triển kỹ năng, nâng cao năng suất.
Nền tảng quản trị và điều hành FastWork cung cấp môi trường làm việc số toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, với 4 phân hệ chính:
- FastWork OFFICE+ (Phân hệ Quản trị nội bộ & văn phòng): Giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường văn phòng không giấy tờ, số hóa 100% các nghiệp vụ hành chính nội bộ, tổ chức thông tin.
- FastWork WORK+ (Phân hệ Quản trị công việc & hiệu suất): Số hóa quản lý mọi công việc, dự án và tự động hóa các quy trình phòng ban. Thay thế các phương thức thủ công (Email, Zalo, Facebook, Skype,…).
- FastWork CRM+ (Phân hệ Quản trị bán hàng & khách hàng): Hỗ trợ công việc của Telesale, Marketing, CSKH. Góp phần tăng trưởng khách hàng tiềm năng, doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- FastWork HRM+ (Phân hệ Quản trị nhân sự): Giúp quản trị nhân sự toàn diện từ: chấm công, tính lương, cấp phát trang thiết bị nhân sự đến quản lý tuyển dụng, số hóa hồ sơ & đánh giá năng lực nhân sự bằng KPI.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về tính năng và trải nghiệm Demo Free phần mềm có thể liên hệ tới 0983-089-715 hoặc để lại thông tin đăng ký để được tư vấn miễn phí.
Đăng ký dùng thử