Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn học kiến thức lý thuyết đầy đủ và chuẩn nhất về lai hai cặp tính trạng sinh học 9, các kiến thức như thế nào là lai hai cặp tính trạng, thí nghiệm lai hai cặp tính trạng,…
Contents
- 1 A. Lý thuyết
- 2 B. Bài tập Lai hai cặp tính trạng sinh học 9
A. Lý thuyết
I. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
Menđen trước khi bước vào thí nghiệm đã chọn lai đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản đó là: hạt màu vàng có vỏ trơn với hạt màu xanh có vỏ nhăn
1. Tiến hành thí nghiệm
2. Phân tích kết quả thí nghiệm
Kiểu hình F2 Số hạt Tỷ lệ kiểu hình F2 Tỷ lệ từng cặp tính trạng ở F2 Vàng, trơn 315 (approx ) 9/16 Vàng : Xanh = (dfrac {315+101}{108+32}) (approx ) 3:1 Vàng, nhăn 101 (approx ) 3/16 Xanh, trơn 108 (approx ) 3/16 Xanh : Nhăn = (dfrac {315+108}{101+32})(approx ) 3:1 Xanh, nhăn 32 (approx ) 1/16
3. Giải thích kết quả thí nghiệm
a) Tỷ lệ của từng cặp tính trạng
– Vàng : Xanh chiếm xấp xỉ 3:1, dựa theo quy luật phân li của Menđen thì tính trạng trội sẽ là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.
– Xanh : Nhăn chiếm xấp xỉ 3:1, dựa theo quy luật phân li của Menđen thì tính trạng trội sẽ là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.
b) Tỷ lệ các kể hiểu ở F2
– Hạt vàng : trơn = (dfrac{3}{4}) vàng x (dfrac{3}{4}) trơn = 9/16
– Hạt vàng, nhăn = (dfrac{3}{4}) vàng x (dfrac{1}{4}) nhăn = 3/16
– Hạt xanh, trơn = (dfrac{1}{4}) xanh x (dfrac{3}{4}) trơn = 3/16
– Hạt xanh, nhăn = (dfrac{1}{4}) xanh x (dfrac{1}{4}) nhăn = 1/16
=> Tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1) (3:1). Như vậy các tính trạng như màu sắc, hình dạng của quả sẽ phân li độc lập với nhau.
3. Kết luận: Thế nào là lai hai cặp tính trạng
Qua thí nghiệm ta thấy, khi lai hai cặp tính trạng bố mẹ thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì sẽ cho đời F2 có tỉ lệ như là mỗi kiểu hình sẽ bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
II. Biến dị tổ hợp
– Biến dị tổ hợp chính là sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của bố và mẹ (P), làm xuất hiện các kiểu hình khác của bố và mẹ (P).
– Ý nghĩa của biến dị tổ hợp là nhằm làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản (giao phối) hữu tính.
B. Bài tập Lai hai cặp tính trạng sinh học 9
I. Cách làm bài Lai hai cặp tính trạng
1. Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử
a) Phương pháp
– Trong giao tử sẽ chỉ mang 1 alen đối với mỗi cặp alen
– Gọi số cặp gen dị hợp là n, số kiểu giao tử sẽ tuân theo công thức tổng quát 2n kiểu, các kiểu giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.
– Do đó:
- Khi cá thể đồng hợp cả hai cặp gen sẽ tạo (2^0) = 1 kiểu giao tử
- Khi cá thể dị hợp tử một cặp gen sẽ tạo (2^1) = 2 kiểu giao tử
- Khi cá thể dị hợp tử cả hai cặp gen sẽ tạo (2^2) = 4 kiểu giao tử
b) Ví dụ: Cho biết hai cặp gen Aa, Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Xác định tỉ lệ giao tử của các kiểu gen dưới đây
– aaBB
– AaBb
=> Hướng dẫn giải:
– Cá thể mang kiểu gen aaBB chỉ tạo duy nhất một kiểu giao tử mang gen aB
– Cá thể mang kiểu gen AaBb sẽ tạo bốn kiểu giao tử mang gen AB = Ab = aB = ab = 1/4
2. Dạng 2: Biết gen đó trội hay lặn, kiểu gen của bố mẹ. Xác định kết quả thu được sau khi cho lai.
a) Phương pháp giải
– Quy ước gen
– Xác định tỷ lệ của giao tử bố mẹ (P)
– Lập sơ đồ lai (hay bảng tổ hợp giao tử)
– Dựa vào sơ đồ lai để tính tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình. Xét riêng các tính trạng, sau đó lấy tích sẽ được kết quả của cả hai tính trạng
b) Ví dụ
Ở cà rốt A: lả chẻ; a: lá nguyên; B: củ dài; b: củ ngắn. Biết rằng đây là hai cặp gen phân li độc lập với nhau. Xác đinh kết quả phân li của kiểu gen và kiểu hình đời F1 của phép lai P: AaBb x AaBb
=> Giải:
– Quy ước: A: Gen quy định lá chẻ; a: Gen quy định lá nguyên
B: Gen quy định củ dài; b: Gen quy định củ ngắn
– Tỷ lệ giao tử của bố mẹ: (G_P): (AB : Ab : aB : ab) x (AB : Ab : aB : ab)
– Sơ đồ lai (F_{1-1})
AB Ab aB ab AB AABB ÂBBb AaBB AaBb Ab AABB AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb
– Tỷ lệ kiểu gen có 3 x 3 = 9 kiểu gen, tỉ lệ là: (1AA : 2Aa : 1aa) x (1BB : 2Bb : 1bb)
– Tỷ lệ kiểu hình có 2 x 2 = 4 kiểu hình, tỉ lệ là: (3 lá chẻ : 1 lá nguyên) x (3 củ dài : 1 củ ngắn)
3. Dạng 3: Xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình, kiểu gen ở đời con
a) Phương pháp
– Tỷ lệ phân ly kiểu hình sẽ bằng tích tỷ lệ kiểu hình của các tính trạng.
– Tỷ lệ phân ly kiểu gen sẽ bằng tích tỷ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
– Tỷ lệ một kiểu hình sẽ bằng tích tỷ lệ của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó.
b) Ví dụ: Cho phép lai: giao tử đực AaBbDDEe x giao tử cái AabbDdEe. Biết rằng các tính trạng trội là hoàn toàn và có một gen quy định tính trạng. Hãy xác định tỷ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của đời F1?
– Do mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là hoàn toàn nên ta có:
Aa x Aa => (dfrac {3}{4}) trội : (dfrac {1}{4}) lặn
Bb x bb => (dfrac {1}{2})trội : (dfrac {1}{2})lặn
DD x Dd => 100 trội
Ee x Ee => (dfrac {3}{4})trội : (dfrac {1}{4})lặn
– Tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai là: (3 : 1) x (1 : 1) x 1 x (3:1)
– Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen ở đời F1:
- Sơ đồ lai:
Aa x Aa => (dfrac {1}{4}) AA : (dfrac {2}{4}) Aa : (dfrac {1}{4}) aa
Bb x bb => (dfrac {1}{2}) Bb : (dfrac {1}{2}) bb
DD x Dd => (dfrac {1}{2}) DD : (dfrac {1}{2}) Dd
Ee x Ee => (dfrac {1}{4}) EE : (dfrac {2}{4}) Ee : (dfrac {1}{4}) ee
- Tỷ lệ phân li kiểu gen ở đời con của phép lai là: (1 : 2 : 1) x (1 : 1) x (1 : 1) x (1 : 2 : 1)
II. Trắc nghiệm lai 2 cặp tính trạng sinh 9
Câu 1: Vì sao chỉ trong giao phối (sinh sản) hữu tính lại xảy ra biến dị tổ hợp?
A. Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của gen
B. Vì khi thông qua quá trình giảm phân như phân li độc lập, tổ hợp tự do của các các gen tương ứng đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
C. Vì trong quá trình thụ tinh, các giao tử đã kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen.
D. B và C đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 2: Đâu là phát biểu đúng về biến dị tổ hợp?
A. Là tổ hợp lại những tính trạng chưa có ở bố mẹ
B. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có
C. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có sẵn ở bố mẹ
D. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt trong quá trình thụ tinh
=> Đáp án đúng: C
Câu 3: Khi Menđen làm thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, kết quả thu được sẽ mang kiểu hình như thế nào khi cho F1 lai phân tích?
A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, vàng
B. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
=> Đáp án đúng: B
Câu 4: Phép lai mà khi lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng là?
A. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau một cặp tính trạng tương phản
B. Cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay ba cặp tính trạng tương phản.
C. Cặp bố mẹ không thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản.
D. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản.
=> Đáp án đúng: D
Câu 5: Có những loại giao tử nào có thể tạo được kiểu gen AaBb?
A. AB, Ab, aB, ab
B. AB, Ab, aB
C. Ab, aB, ab
D. AB, Ab, aB
=> Đáp án đúng: A
Câu 6: Như thế nào là lai hai cặp tính trạng?
A. Là cho lai cặp bố mẹ thuần chủng về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau.
B. Là cho lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau.
C. Là cho lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau.
D. A và C đúng.
=> Đáp án đúng: B
Câu 7: Hình thức nào khi giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp sinh vật?
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản sinh trường
C. Sinh sản nảy chồi
D. Sinh sản hữu tính
=> Đáp án đúng: D
Câu 8: Trong sinh sản hữu tính, khi xuất hiện ở cả F1 và F2 thì sẽ tạo ra gì?
A. Tạo các biến dị tổ hợp
B. Tạo các cặp lai cùng tính trạng
C. Tạo các cặp lai có cùng kiểu gen
D. Tạo các cặp lai có cùng kiểu hình
=> Đáp án đúng: A
Câu 9: Qua phân tích thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, Menđen đã cho rằng màu sắc, hình dạng của hạt đậu hà lan di truyền độc lập bởi vì?
A. F2 có bốn kiểu hinh
B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
C. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nọ
D. Tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng luôn là 3 trội : 1 lặn
=> Đáp án đúng: C
Câu 10: Đâu là phát biểu chính xác nhất khi nói về ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
A. Tạo các loại gen độc lạ phục vụ nhu cầu tìm hiểu của các chuyên gia về di truyền học
B. Nhằm làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản (giao phối) vô tính.
C. Nhằm làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản (giao phối) hữu tính.
D. A và C đúng.
=> Đáp án đúng: C
Xem thêm >>> Bài tập SGK Lai hai cặp tính trạng
Bài tập SGK Lai hai cặp tính trạng tiếp theo
Trên đây là những kiến thức lý thuyết về lai hai cặp tính trạng mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, hy vọng với những kiến thức lý thuyết cùng các bài tập trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3