Cùng với trao mâm quả, nghi lễ lại quả thực sự là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt từ xa xưa cho đến nay. Chính vì vậy, dù xuất hiện từ rất lâu đời nhưng cho đến nay lễ lại quả vẫn được duy trì và gìn giữ. Vậy lễ lại quả là gì? Lại quả cho nhà trai gồm những gì? Ý nghĩa ra sao thì Nhẫn Cưới Kim Ngọc Thủy sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Contents
- 1 Lễ lại quả là gì?
- 2 Ý nghĩa lễ lại quả
- 3 Nghi thức được thực hiện khi nào?
- 4 Tại sao phải lại quả?
- 5 Lễ lại quả được tiến hành như thế nào?
- 6 Nội dung của lễ lại quả là gì? Lại quả cho nhà trai gồm những gì?
- 7 Lại quả cho nhà trai gồm những gì?
- 8 Không lại quả lại cho nhà trai được không?
- 9 Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ lại quả trong cưới hỏi
Lễ lại quả là gì?
Lễ Lại quả hay còn có tên gọi khác là lễ chuyển lại được biết đến là một trong những nghi lễ xuất hiện trong ngày ăn hỏi. Theo đó, nhà gái sau khi hoàn tất nhận các sính lễ cưới của bên nhà trai, vào cuối buổi lễ ăn hỏi, họ sẽ chia các sính lễ ra và trao lại một phần cho nhà trai để mang về nhà.
Lễ ăn hỏi của nhà trai xin phép nhà gái hỏi cưới cô dâu sẽ chỉ trọn vẹn khi lễ lại quả được thể hiện, đúng với phong tục. Sau lễ ăn hỏi sẽ là thời gian chuẩn bị cho lễ cưới hạnh phúc của đôi uyên ương.
Lễ Lại quả hay còn có tên gọi khác là lễ chuyển lại
Ý nghĩa lễ lại quả
Nếu như trao quả là sự thể hiện tình cảm chân thành của nhà trai dành cho nhà gái thì lễ lại quả lại chính là sự đáp lại một cách nồng thắm và chân thành của nhà gái đối với nhà trai. Nghi lễ này thể hiện sự đón nhận chân thành đối với những mâm quả cũng như tấm lòng, tình cảm phía nhà trai đã chuẩn bị.
Lễ lại quả còn chính là sự ý nhị, tinh tế thay thế cho câu trả lời đồng ý mà nhà gái muốn gửi đến nhà trai. Sự kết thúc của lễ lại quả chính là thời điểm mà hai bên gia đình sẽ tiến đến chuẩn bị cho một đám cưới vui vẻ và hạnh phúc của cặp đôi uyên ương.
Sau khi lễ lại quả kết thúc cũng là lúc tổ tiên, ông bà và đôi bên cha mẹ chính thức thừa nhận mối quan hệ vợ chồng của cặp đôi. Cặp đôi có thể gọi bố mẹ, ông bà đối với 2 bên nhà trai và nhà gái.
Nghi thức được thực hiện khi nào?
Lễ lại quả được nhà gái thực hiện vào thời gian cuối của buổi lễ ăn hỏi. Có nghĩa là nghi thức chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành xong hết các nghi thức của buổi lễ ăn hỏi rồi.
Tại sao phải lại quả?
Có thể nói, lại quả là một nghi thức được xuất phát từ truyền thống lâu đời trong phong tục cưới hỏi của ông bà ta. Trong nhiều nghi thức cưới hỏi xưa, có rất nhiều nghi thức đã được người dân đơn giản hóa hoặc bỏ đi vì nó không phù hợp với thời nay. Trái ngược lại, nghi thức lại quả lại được người dân xem như một nét đẹp của văn hóa cưới hỏi của người Việt. Chính vì vậy, nghi thức này được người dân lưu truyền, duy trì và giữ gìn cho đến thế hệ ngày nay và cả mai sau.
Lễ lại quả còn chính là sự tinh tế thay thế cho câu trả lời đồng ý mà nhà gái gửi đến nhà trai
Lễ lại quả được tiến hành như thế nào?
Lại quả là bước kết thúc cuối cùng trong nghi lễ ăn hỏi. Do đó, để biết lại quả cho nhà trai gồm những gì? cũng như có được lễ lại quả hoàn hảo cần kể đến trình tự lễ ăn hỏi:
Chuẩn bị sính lễ mâm quả trước lễ ăn hỏi
Mâm sính lễ mà nhà trai sẽ mang sang nhà gái là lễ vật cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Thông thường công đoạn này sẽ được chuẩn bị với sự bàn bạc và thống nhất của cả đôi bên dựa trên những tập tục địa phương. Không cố định số mâm lễ, tuy nhiên chúng thường là mâm mẻ: 5,7 9 đối với các mâm cưới của người Bắc và số mâm chẵn: 6,8,… đối với phong tục của người miền Nam.
>> 6 MÂM QUẢ CƯỚI TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
>> MÂM QUẢ CƯỚI – Ý NGHĨA CỦA TỪNG MÂM QUẢ CƯỚI NÓI LÊN ĐIỀU GÌ
Bưng quả sang nhà gái
Trước khi bưng mâm lễ sang nhà gái, nhà trai cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng lại một lần nữa các mâm sính lễ. Cùng với đó, theo phong tục của nhiều nơi, nhà trai cũng cần quan tâm đến ngày giờ để xuất phát. Bởi theo họ từng chi tiết này cũng có ý nghĩa rất riêng biệt.
Chào hỏi và trao mâm lễ cho nhà gái
Khi đã đến nhà gái và được chào đón, nhà trai sau đó sẽ trao từng mâm lễ dưới sự chứng kiến của ông bà, cha mẹ và hàng xóm. Mâm lễ sau đó thường sẽ được để trịnh trọng trước bàn thờ tổ tiên – nơi làm lễ nhà gái.
Hai bên cùng trò chuyện thân tình
Sau khi nghi lễ trao mâm quả kết thúc, lúc này nhà trai và nhà gái sẽ ngồi lại và cùng trò chuyện. Lần lượt hai bên gia đình sẽ thực hiện giới thiệu và phát biểu lý do dẫn đến ngày ăn hỏi. Sau bài phát biểu mang tính nghi lễ của nhà trai thì nhà gái sẽ tiếp lời, cảm ơn và nêu lên quan điểm đồng ý về việc gả con gái cho nhà trai. Tiếp đến cả mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ chính thức mở các mâm lễ dưới sự chứng kiến của quan viên hai họ.
Cặp đôi ra mắt 2 bên gia đình
Sau khi được sự đồng ý từ người lớn, cặp đôi sẽ chính thức ra mắt chào hỏi hai bên gia đình. Lúc này, cặp đôi sẽ cúi chào và sau đó là mới nước những người đến tham dự lễ.
Thắp hương bàn thờ tổ tiên tại nhà gái
Đây chính là nghi lễ linh thiêng của cặp đôi bởi lúc này họ sẽ chính thức “ra mắt” ông bà tổ tiên, mong được chứng giám và phù hộ cho hạnh phúc viên mãn của họ.
Hai bên gia đình sẽ bàn chuyện cho lễ cưới
Một trong những thông tin quan trọng trong lễ cưới đó chính là việc xác nhận lại ngày tổ chức lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ tham khảo và chọn ngày lành từ trước và đưa ra cho nhà gái tham khảo. Ngày cưới sẽ được ấn định với sự hài lòng, đồng ý từ đôi bên gia đình.
Lễ lại quả
Lễ lại quả chính là nghi lễ cuối cùng, kết thúc lễ ăn hỏi. Nghi lễ này mang đậm nét văn hóa và thấm đượm tình của người Việt.
Nội dung của lễ lại quả là gì? Lại quả cho nhà trai gồm những gì?
Người thực hiện nghi lễ lại quả sẽ là người có vai vế, thường là bác cả hoặc các bác về đằng nội, đằng ngoại của cô dâu. Người được lựa chọn lễ lại quả chính là người đã có cả con trai và con gái, có con đường làm ăn/quan chức rộng mở, suôn sẻ, tính tình hiền hậu, dịu dàng. Đây được coi là người sẽ mang lại may mắn cho cô dâu chú rể. Đặc biệt, cần lựa chọn người lại quả vẫn còn cả cặp dội (lựa chọn bác gái vẫn còn đầy đủ vợ – chồng). Sau khi đã ấn định được người tham gia vào lễ lại quả nghi lễ này sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xé cau trong tráp trầu cau và đặt phần đem lại lễ bằng tay đặt vào khay tráp.
Bước 2: Tách thuốc lá, rượu, chè khô, bánh trái… theo số chẵn và đặt vào tráp lại lễ.
Bước 3: Bê tráp lại lễ đưa cho đội bê tráp của nhà trai trước khi họ lên xe về.
Nhà trai sẽ nhận phần lễ vật nhà gái trả lại và mang về nhà sau khi kết thúc lễ ăn hỏi.
Lại quả cho nhà trai gồm những gì?
Khi chia sính lễ để trả lại cho nhà trai thì nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ 1 ít. Tùy theo sính lễ bên nhà trai đem quà là những sính lễ gì thì nhà gái trả lại một phần của những sính lễ đó. Tuy nhiên, nhà gái chỉ trả những sính lễ bằng lễ vật mà thôi. Còn những sính lễ như nữ trang, nhẫn cưới, tiền nạp tài, tiền lễ đen, tiền nát … thì không trả lại.
Trong lễ ăn hỏi, những lễ vật truyền thống từ thời xưa truyền lại không thể thiếu bao gồm những lễ vật sau đây:
– Trầu cau
– Bánh cưới truyền thống của địa phương. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà người ta dùng các loại bánh khác nhau như là bánh cốm, bánh xu xê, bánh pía, bánh kem, bánh lột da …
– Hạt sen. Có nơi dùng hạt sen tươi, cũng có chỗ dùng hạt sen khô
– Rượu và trà
– Bao lì xì tiền nạp tài.
Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế cũng như sự yêu cầu từ phía nhà gái mà lễ vật của lễ ăn hỏi còn có thêm những thứ sau đây: heo quay, gà quay, gà luộc, xôi gấc, trái cây ngũ quả, …. Các sính lễ này nhà gái đều chia ra một ít và trả lại cho nhà trai theo nghi thức lại quả.
Không lại quả lại cho nhà trai được không?
Lại quả là một nghi thức trong cưới hỏi xuất phát từ truyền thống lâu đời của Việt Nam. Việc thực hiện lại quả không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi, mà nó còn thể hiện sự đáp lễ của nhà gái dành cho nhà trai.
Nhưng cũng có một số trường hợp nhà gái không thực hiện lại quả lại cho nhà trai, đó là một số trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất là do nhà trai mang sính lễ cưới qua nhà gái với số lượng quá ít, không đủ để chia và thực hiện lại quả. Để khắc phục vấn đề này, trước đám hỏi hai nhà phải bàn bạc về số lượng sính lễ để có thể đủ để phân chia cho phía nhà gái và thực hiện nghi thức truyền thống.
– Trường hợp thứ hai nhà gái không cần phải lại quả khi đám cưới được tổ chức một bên là cô dâu người Việt Nam và một bên là chú rể người ngoại quốc. Vì nghi thức lại quả chỉ phổ biến ở văn hóa người Việt nên khi chú rể và nhà trai là người ngoại quốc thì nhà gái cũng không cần thiết phải thực hiện nghi thức lại quả.
Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ lại quả trong cưới hỏi
Một vài những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện nghi lễ lại quả một cách trọn vẹn nhất.
– Số quả được đem lại quả thường là số lượng chẵn: 10 quả cau, 10 hộp bánh, 10 lon bia,…Mặc dù cũng có một vài địa phương khi lại lễ lựa chọn số lẻ
– Tráp hoa quả có thể bỏ qua, không cần lại lễ vì chúng thường gắn bằng keo nên không dễ dàng để gỡ ra lại quả.
– Đặc biệt, không được cắt bằng dao, kéo…bởi theo quan niệm kéo sắc nhọn là điểm không may. Các nghi lễ lại quả hoàn toàn cần phải thực hiện bằng tay.
– Khi chia lễ lại quả, đặc biệt phải cho vào khay và lật ngửa nắp hộp, tuyệt đối không được đóng nắp.
Hy vọng với những chia sẻ “Lại quả cho nhà trai gồm những gì” của Nhẫn Cưới Kim Ngọc Thủy bạn đã có cái nhìn toàn diện về nghi thức lại quả lễ ăn hỏi.