Contents
- 1 Phong trào Cần Vương diễn ra vào cuối thế kỷ XIX dưới sự chỉ huy của một đại thần triều Nguyễn yêu nước. Đó là ai?
- 1.1 1. Người lãnh đạo phong trào Cần Vương năm 1858 là ai?
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 2. Cuộc đời gắn liền với binh nghiệp của ông diễn ra như thế nào?
- 1.6 3. Tại sao Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương?
- 1.7 4. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết nằm ở đâu?
Phong trào Cần Vương diễn ra vào cuối thế kỷ XIX dưới sự chỉ huy của một đại thần triều Nguyễn yêu nước. Đó là ai?
1. Người lãnh đạo phong trào Cần Vương năm 1858 là ai?
Người lãnh đạo phong trào Cần Vương năm 1858 là Tôn Thất Thuyết. Ông sinh năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến, kinh thành Huế nay là thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, người được Gia Long truy tôn làm Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
Tôn Thất Thuyết biểu tự là Đàm Phu, là quan phụ chính dưới triều vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và vua Hàm Nghi của triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người đã phế lập Hiệp Hòa, Dục Đức, Kiến Phúc và Hàm Nghi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong hoàng tộc. Ông cũng là người cùng vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
2. Cuộc đời gắn liền với binh nghiệp của ông diễn ra như thế nào?
Năm 1869, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Tháng 7/1870 được sang làm biện lý Bộ Hộ và sau đó giữ chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm “dẹp loạn” ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất Thuyết được phong chức “Quang lộc tự khanh” và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên.
Tháng 12/1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên, đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương (1872); đánh thắng toán giặc khách ở Quảng Yên tháng 8/1872. Tháng 12/1873 ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại Cầu Giấy (Hà Nội) giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt thực dân Pháp tiến đánh miền Bắc lần thứ nhất là đại úy Francis Garnier.
Với những chiến công này, Tôn Thất Thuyết được vua Tự Đức cho thăng tiến nhanh. Tháng 4/1874, ông giữ chức Tuần vũ tỉnh Sơn Tây kiêm Tham tán đại thần; Hiệp đốc quân vụ Đại thần; Thượng thư Bộ Binh. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết được cử vào Cơ mật viện. Ngày 19/7/1883, trước khi băng hà, vua Tự Đức chọn Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam phụ chính đại thần cùng với Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành để giúp Dục Đức kế vị ngôi vua.
Với chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã nhiều lần làm việc phế lập. Phế Dục Đức, đưa Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi lên ngôi chỉ trong một thời gian ngắn nhằm tìm ra những thủ lĩnh tinh thần cùng chí hướng kháng thực dân Pháp. Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán số một của người Pháp.
3. Tại sao Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương?
Dưới thời vua Hàm Nghi, ông được xem là cái gai trong mắt người Pháp. Đầu năm 1884, ông lập đội quân Phấn Nghĩa rồi giao cho Trần Xuân Soạn chỉ hủy để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố. Biết thực dân Pháp muốn loại bỏ mình, Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước nhằm giành thế chủ động. Ông đã phát động cuộc tấn công Pháp vào đêm ngày 4/7/1885, tại Huế, khi quân Pháp đang mở tiệc, tuy nhiên cuộc tấn công này đã thất bại. Sau đó, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương.
Ông giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ lãnh đạo phong trào chống Pháp xong, thấy lực lượng khan yếu nên đã để hai con của mình là tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp tiếp tục duy trì “triều đình Hàm Nghi” chống Pháp, còn ông cùng Ngụy Khắc Kiều và Trần Xuân Soạn tìm đường cầu viện. Họ vượt Hà Tĩnh đến Nghệ An rồi ra Thanh Hóa. Ông dừng chân tại Cẩm Thủy một thời gian rồi cùng Tôn Thất Hàm và Trần Xuân Soạn lên kế hoạch khởi nghĩa. Ông cử Trần Xuân Soạn ở lại phát triển phong trào ở Thanh Hóa rồi đến tổng Trịnh Vạn ở Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước rồi ở lại đó đến tháng 4/1886.
Từ đó, ông di chuyển đến thượng lưu sông Mã, tới châu Quan để gặp tù trưởng của đồng bào người Mường ở đây tên là Hà Văn Mao. Ông còn lên đường tới Vân Nam và Quảng Đông năm 1887 để cầu nhà Thanh giúp Việt nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thuộc hạ của mình là Trương Quang Ngọc phản bội, hai con của ông theo hộ tống vua đều chết. Cuộc cầu viện của Tôn Thất Thuyết bất thành, nên ông đành tìm các người bạn lưu vong của mình để giữ phong trào trong nước.
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết hoạt động ở Trung Quốc, rồi qua đời vào ngày 22/9/1913.
4. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết nằm ở đâu?
Sau quãng thời gian dài sống lưu vong ở Trung Quốc, Tôn Thất Thuyết qua đời tại Quảng Đông, Trung Hoa, thọ 74 tuổi. Hiện nay, mộ phần của ông vẫn còn lưu lại ở Quảng Đông Trung Hoa.
Con cháu Nguyễn Phước tộc phòng IV hệ V đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng với chính quyền địa phương nhằm đưa hài cốt của ông về an táng tại quê nhà là Làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, vì mộ phần của ông đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng ở Quảng Đông nên chính quyền địa phương ở đây không chấp thuận việc di dời. Vậy nên, con cháu của ông thuộc phòng IV hệ V Nguyễn Phúc Tộc đã đưa bài vị, cùng tượng đồng của ông về phủ thờ Nguyên soái – Uy Quốc Công Nguyễn Phúc Thuần để thờ tự.
Từ đường Tôn Thất Thuyết được xây dựng trang nghiêm, có quy mô vừa phải, hài hòa với cảnh trí xung quanh như một bổ sung tuyệt vời, giúp cho phủ Quốc Uy Công thêm phần bề thế và trang nghiêm. Ghi nhận và tri ân công lao to lớn của quan Đại chính phụ thần, vào năm 1955, nhân kỷ niệm lần thứ 43 năm ngày mất của Tôn Thất Thuyết, Ban quản trị của Phòng Quốc Uy Công đã tổ chức đã lập án thờ thỉnh linh an vị cụ ở hậu đường nhà thờ tổ để tưởng nhớ anh linh người đã khuất.
Năm 1994, phủ Quốc Uy Công được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và thường được biết đến với tên gọi phủ thờ Tôn Thất Thuyết. Phủ thờ này ở làng Vân Thê, Tỉnh Thừa Thiên được đánh giá là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của khu vực huyện Hương Thủy nói riêng và quần thể Di tích Cố Đô Huế nói chung.
Tên tuổi của Tôn Thất Thuyết gắn liền với nhiều giai đoạn sóng gió của lịch sử Việt Nam. Ông là danh tướng yêu nước nổi tiếng của Việt Nam cuối TK XIX và mãi về sau nữa, cả dân tộc vẫn luôn nhớ đến.