Contents
Lập dàn ý tả cái bàn học lớp 5 – Mẫu 1
1. Mở bài
– Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?
2. Thân bài
– Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:
+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).
+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).
+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65cm, ghế cao khoảng 40cm).
+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.
– Công dụng của bàn: giúp em học tập.
3. Kết bài
– Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.
Lập dàn ý tả cái bàn học lớp 5 – Mẫu 2
1. Mở bài
– Giới thiệu về cái bàn học ở nhà của em. Bàn ai mua? Mua từ bao giờ? (bàn do ba đóng khi em học lớp
2. Thân bài
– Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở nhà:
+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 80 cm).
+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 45 cm).
+ Chiều cao của bàn? (bàn cao khoảng 75 cm).
+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.
+ Chất liệu: bàn làm bằng gỗ.
– Công dụng của bàn: giúp em học tập.
3. Kết bài:
– Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn.
Lập dàn ý tả cái bàn học lớp 5 – Mẫu 3
1. Mở bài:
Giới thiệu đồ dùng học tập mà em định tả
Vào năm học mới, để khuyến khích em học tập tốt hơn nên ba mẹ đã mua tặng em một chiếc bàn học. Em rất thích chiếc bàn học mà ba mẹ mua tặng em, em luôn bảo vệ và giữ gìn nó sạch sẽ. Khi các bạn tới chơi đều khen em có chiếc bàn đẹp, em rất tự hào về chiếc bạn học của mình.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát chiếc bàn học
– Chiếc bàn có ghế liền
– Chiếc bàn học màu trắng
– Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
– Bàn dài 1m và rộng 50cm
– Trông chiếc bàn rất đẹp
b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
– Mặt bàn:
+ Màu trắng
+ Nhẵn bóng
+ Có gắn hộp đựng bút hình con hươu cao cổ
– Hộc bàn:
+ Được đính kèm dưới mặt bàn
+ Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
+ Có núm cầm hình tròn
– Ghế:
+ Ghế được nối với bàn
+ Cố thanh gác chân
+ Màu trắng
+ Hình vuông
– Giá sách:
+ Đính trên mặt bàn
+ Màu trắng
+ Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau
– Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
– Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
c. Công dụng của chiếc bài
– Ngồi học bài
– Để sách vở
– Dùng để đặt các vật trang trí
– Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
– Giúp em rất nhiều trong học tập
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
– Em rất thích chiếc bàn học của em
– Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
– Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
Lập dàn ý tả cái bàn học lớp 5 – Mẫu 4
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về chiếc bàn:
+ Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?
+ Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?
2. Thân bài
– Miêu tả chung về chiếc bàn:
+ Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?
+ Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?
+ Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao… – HS có thể ước chừng như sải tay, cổ tay)
+ Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)
– Miêu tả chi tiết:
+ Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…
+ Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…
+ Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…
+ Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…
– Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)
– Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn
3. Kết bài
+ Tình cảm của em dành cho chiếc bàn
+ Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn
Tả cái bàn học lớp 5 – Bài mẫu
Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thoải mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò.
Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khá cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường.
Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung.
Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gàng ngăn nắp.
Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo.
Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành.
Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.