Đặc trưng hay đặc điểm là một trong những từ ngữ được chúng ta dùng rất nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng đưa ra được những định nghĩa chính xác về cụm từ này.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Đặc trưng là gì?
Đặc trưng là gì?
Đặc trưng là các thuộc tính riêng rẽ mà ta có thể xác định và đo đạc được khi quan sát một hiện tượng nào đó. Việc lựa chọn các đặc trưng tách biệt và độc lập là điểm mấu chốt cho bất kỳ giải thuật nhận dạng mẫu nào có thể thành công trong việc phân loại.
Trong những lĩnh vực khác nhau của nhận dạng mẫu thì có các đặc trưng khác nhau, một khi các đặc trưng này đã được xác định, chúng có thể được phân loại bằng một tập các giải thuật nhỏ hơn.
Đặc trương, đặc điểm và đặc tính có giống nhau không?
Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về đặc trưng là gì? chúng tôi phân biệt khái niệm này với một số khái niệm khác như đặc điểm, đặc tính.
Tính đến bản chất khái niệm đặc trưng, đặc điểm, đặc tính là giống nhau đều hàm ý chỉ sự riêng biệt nổi bật trong nội hàm của chủ thể, sự vật, đối tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau ba khái niệm nay cũng có những nét khác nhau. Từng loại đối tượng cần xác định để sử dụng ba khái niệm trên cho thật phù hợp.
– Đặc trưng:
Thường được dùng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên ngoài của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.
– Đặc điểm:
Thường được dùng trong trường hợp nói đến chi tiết tất cả các dấu hiệu bên trong, bên ngoài của chủ thể, sự vật, đối tượng. Nhưng tính biệt hóa trong khái niệm đặc điểm không cao, do một số đặc điểm của chủ thể này có thể cũng là đặc điểm của chủ thể khác.
– Đặc tính:
Thường được dùng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên trong, liên quan đặc biệt đến tính chất, tình trạng của chủ thể, sự vật, hiện tượng. Khái niệm đặc tính được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế, hóa học, cơ khí, điện tử …
Lĩnh vực khoa học pháp lý các vấn đề và nội dung pháp lý cần phân biệt thường được xem xét và nghiên cứu dưới dạng đặc điểm của chủ thể, đối tượng trong quan hệ pháp luật.
Đặc trưng cơ bản của quần xã
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày ví dụ một đặc trưng cơ bản của quần xã, cụ thể:
Thứ nhất: Cấu trúc của quần xã
Số lượng các nhóm loài:
– Vài trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng: Tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài.
+ Độ phong phú (mức giàu có) của loài là tỉ số (%) về số cá thể của một loài nào đó so với tổng số các thể của tất cả các loại có trong quần xã.
D = ni/N x 100%
Trong đó:
Độ phong phú của loài trong quần xã (%), ni là số cá thể của loài trong quần xã, N là số lượng cá thể của tất cả loài trong quần xã, độ phong phú của loài còn được đánh giá bằng các chỉ số định tính khác.
+ Tần suất xuất hiện của loài là tỉ số (%) của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát.
– Trong quần xã, mỗi nhóm loài có vai trò nhất định. Tro đó, quần xã gồm ba nhóm loài: Loài ưu thế có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Sau đó là loài chủ yếu, đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. Loài ngẫu nhiên có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Cùng với ba nhóm loài trên còn có loài chủ chốt, loại đặc trưng:
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
+ Loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bọn xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.
Hoạt động chứng năng cửa các nhóm loài:
– Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa.
– Theo chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.
+ Sinh vật dị dưỡng: Động vật và phần lớn các vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật và nhớm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp.
+ Sinh vật tự dưỡng: Cây xanh là một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.
Sự phân bố của các loài trong không gian:
– Theo mặt phẳng ngang, các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi. Do sống tập trung, các loài sinh vật phải chia sẻ nguồn thức ăn nhưng chúng lại có những lợi ích khác nhau.
– Từ nhu cầu sống khác nhau, các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc những khu vực tập trung theo mặt phẳng ngang. Rừng mưa niệt đới thường phân thành nhiều tầng.
Thứ hai: Tính đa dạng về loài của quần xã
– Do nhiệt độ và lượng lượng mưa là khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới hường có nhiều loại hơn so với các quần xã phân bố ở cùng ôn đới.
– Những quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã.
Như vậy, Đặc trưng là gì? Đa được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi sâu vào phân tích các đặc trưng của quần xã sinh vật.