Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có lòng tự trọng luôn biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá và đạo đức của bản thân. Vậy lòng tự trọng là gì? Tại sao mỗi người cần có lòng tự trọng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về lòng tự trọng là gì?
Contents
Lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng là một hình thức tự yêu bản thân, là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm giác và niềm tin của chúng ta về bản thân. Trong đó một người coi trọng cách tiếp cận cuộc sống độc đáo và không thể lặp lại của riêng mình. Đó là sự hiểu biết, coi trọng và đánh giá cao danh dự, phẩm chất, nhân cách và những đặc điểm cơ bản của bản thân.
Người có lòng tự trọng là người luôn biết giá trị của bản thân. Biết bản thân mình là ai, năng lực của bản thân là gì, bản thân có những ưu điểm gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định.
Lòng tự trọng không có nghĩa là kiêu căng, chảnh chọe, khoe khoang hay đùn đẩy người khác. Người có lòng tự trọng thể hiện sự tôn trọng bản thân bình đẳng với người khác và coi trọng những gì người khác tin tưởng ngay cả khi không đồng ý.
Lòng tự trọng là đức tính quan trọng vì nó là món quà mà chúng ta tự tặng cho bản thân. Lòng tự trọng giúp ta có nhiều động lực hơn để sống một cuộc sống chân thực và chính trực bất chấp bất cứ điều gì người khác nghĩ về chúng ta.
Như vậy, chúng ta đã hiểu khái quát lòng tự trọng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về lòng tự trọng trong các phần tiếp theo.
Lòng tự trọng trong tiếng Anh là gì?
Lòng tự trọng trong tiếng Anh là self-respect; Self-esteem; Dignity;…
Lòng tự trọng được định nghĩa trong từ điển tiếng Anh Oxford như sau:
1/ Self-respect /ˌself.rɪˈspekt/
+ A feeling of respect for yourself that shows that you value yourself; (Một cảm giác tôn trọng bản thân cho thấy rằng bạn coi trọng bản thân)
+ Positive thoughts and feelings about yourself (Những suy nghĩ và cảm xúc tích cực về bản thân)
Ví dụ: He felt what he was being asked to do took away his dignity and self-respect.
(Anh ấy cảm thấy những gì anh được yêu cầu làm lấy đi phẩm giá và sự tự trọng của anh).
2/ Self-esteem /ˌself.ɪˈstiːm/
Belief and confidence in your own ability and value (Niềm tin và sự tự tin vào khả năng và giá trị của bản thân).
Ví dụ: I think jealousy in a relationship is usually a sign of low self-esteem.
(Tôi nghĩ ghen tuông trong một mối quan hệ thường là dấu hiệu của lòng tự trọng thấp.)
3/ Dignity/ˈdɪɡ.ə.t̬i/
+ Calm, serious, and controlled behaviour that makes people respect you (hành vi điềm tĩnh, nghiêm túc và có kiểm soát khiến mọi người tôn trọng bạn)
+ The quality of a person that makes him or her deserving of respect, sometimes shown in behavior or appearance (phẩm chất của một người khiến người đó đáng được tôn trọng, đôi khi được thể hiện qua hành vi hoặc vẻ bề ngoài)
Ví dụ: How can you wear such an impolite dress in this place? Do you still have dignity?
(Làm sao bạn có thể mặc một chiếc váy bất lịch sự như vậy ở nơi này thế? Bạn có còn lòng tự trọng không?)
Tại sao lòng tự trọng lại quan trọng?
1/ Lòng tự trọng giúp bạn tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác
Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình, nhận biết được giá trị của bản thân. Bạn biết khi nào nên nói “không” với những gì không lành mạnh về mặt tình cảm, tinh thần hoặc tài chính đối với bạn.
Lòng tự trọng giúp bạn tôn trọng bản thân bạn từ đó tôn trọng người khác. Bởi, bạn sẽ rất khó thể hiện sự tôn trọng với người khác nếu thiếu lòng tự trọng.
Ví dụ: giống như việc bạn muốn đưa tiền cho ai đó, trước tiên bạn cần phải có tiền trong túi để đưa tiền cho người đó. Đối với sự tôn trọng cũng vậy. Tôi chỉ có thể đưa nó cho người khác nếu tôi có nó bên trong mình cho bản thân ngay từ đầu.
2/ Lòng tự trọng giúp bạn trở nên mạnh mẽ và dũng cảm
Một người có lòng tự trọng có khả năng nhận ra điểm mạnh và hạn chế của bản thân. Biết tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và hiểu rằng tư duy chính là điều quyết định sự thành công.Bạn sẽ chiến đấu cho các giá trị và niềm tin của mình, bất kể điều gì. Điều này sẽ khiến những người khác phải ghi nhận và khâm phục lòng dũng cảm của bạn.
3/ Lòng tự trọng giúp bạn trở thành người tốt hơn và được coi trọng
Nếu bạn tôn trọng bản thân, bạn tin rằng bạn là một cá nhân xứng đáng. Và khi bạn cảm thấy xứng đáng, bạn tin rằng bạn đáng được yêu thương và tôn trọng. Và khi bạn nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh, họ sẽ bắt đầu đánh giá cao bạn hơn và coi trọng bạn hơn.
4/ Ngừng so sánh bản thân với người khác
Khi bạn yêu bản thân, bạn cảm thấy tốt, bạn coi trọng các tài năng, kỹ năng và khả năng của mình. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ so sánh mình với người khác và bạn không cảm thấy ghen tị khi người khác tỏa sáng theo cách của họ.
5/ Giúp bạn trở nên tích cực hơn
Trạng thái tự trọng sẽ bao gồm các hành động chăm sóc cơ thể, tâm trí và tinh thần của một người, thể hiện ranh giới lành mạnh giữa các cá nhân và quyết đoán khi đối mặt với những người đang cố gắng làm tổn thương hoặc lợi dụng một người. Tự trọng là đối xử tốt, chấp nhận và yêu thương bản thân giống như đối với bất kỳ người thân yêu nào khác.
Lòng tự trọng là một trong những điều cần được trau dồi càng sớm càng tốt. Tự trọng giúp hình thành tính cách tích cực và những đứa trẻ lớn lên với đặc điểm này thường trở thành những người bảo vệ mạnh mẽ các giá trị và niềm tin của mình.
Làm thế nào để nâng cao lòng tự trọng?
1/ Chín chắn trong suy nghĩ và niềm tin
Cố gắng tập trung vào những suy nghĩ tích cực, khích lệ và xây dựng. Đừng quên rằng bạn là người độc đáo và duy nhất, là người xứng đáng với lòng yêu thương và tôn trọng của mọi người và của chính bạn.
2/ Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng
Liệt kê những điều bạn muốn hoàn thành và vạch kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Chẳng hạn như, bạn có thể quyết định làm công việc tình nguyện nhiều hơn, tìm một sở thích mới, hoặc dành thời gian giao lưu với bạn bè.
3/ Tự chăm sóc bản thân
Một số người trong chúng ta mất quá nhiều thời gian để lo lắng và chăm sóc những người khác đến mức quên đi sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Mặt khác, một số người lại thấy day dứt đến độ nghĩ rằng thật vô nghĩa khi bỏ thời gian và công sức để tự chăm sóc.
Nói cho cùng, việc tự chăm sóc mình cũng có thể giúp cải thiện lòng tự trọng. Càng khỏe khoắn về thể chất và tinh thần, bạn càng có nhiều khả năng hài lòng với bản thân.
4/ Nhìn lại cuộc sống và thành tựu của bạn
Có lẽ bạn đã không công nhận đúng mức những gì bạn đã làm được trong cuộc đời. Hãy gây ấn tượng với chính mình chứ không với ai khác. Dành thời gian để nghiền ngẫm và nhìn lại thành quả rực rỡ ngày trước, dù lớn lao hay nhỏ bé. Điều này không những giúp bạn hiểu hơn về thành công của mình mà còn tạo chỗ đứng cho bạn trong thế giới này và giá trị mà bạn đem đến cho mọi người xung quanh mình
5/ Làm những điều mà bạn thấy hứng thú
Dành thời gian để làm việc gì đó khiến bạn vui vẻ mỗi ngày, dù là nấu ăn, đọc sách, tập thể dục, làm vườn hoặc chỉ dành một tiếng để trò chuyện với bạn đời. Đừng áy náy vì thời gian tận hưởng; bạn xứng đáng được như thế.
Trên đây là các nội dung liên quan đến Lòng tự trọng là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.