Luân hồi là gì
Luân hồi (còn được gọi là Vòng luân hồi, Cõi luân hồi hay Bánh xe luân hồi; Samsàra) là thuật ngữ dùng để ám chỉ những lần đầu thai tiếp nối, là nơi mà sự sống tiếp nối của một chúng sinh. Luân hồi còn được biết đến như cảnh giới “thực”, là trạng thái một chúng sinh bị luân chuyển khi chưa đạt giải thoát.
Theo Phật giáo, dòng sống của chúng sinh vẫn còn tiếp diễn ngay cả sau khi thể xác đã ngừng hoạt động, và dòng nhân quả sẽ tiếp tục tiếp diễn mà không bị giới hạn trong đời sống hiện tại. Khi nào vẫn còn tồn tại lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì chúng ta sau khi chết vẫn có thể sinh trở lại, tiếp tục nhận lấy quả báo, dù cho hình thái sự sống của giai đoạn sau này chưa chắc đã phải là hình thái sự sống gia đoạn trước đó. Dòng sống này sẽ luôn thay đổi, chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ đời này sang đời khác.
Luân hồi được thể hiện thông qua việc tái sinh, là việc một sự trở lại của chúng sinh về thế giới với hình hài khác, thuộc 1 cõi trong lục đạo luân hồi. Sự tái sinh (renaissance) trong Phật giáo không mang ý nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay trở lại thế giới loài người với một “linh hồn bất biến xưa cũ không thay đổi”. Tùy theo nghiệp lực lành hay ác (từ hành động cố ý) mà sau khi thân xác này chết đi, một hình thái khác cao hơn loài người hoặc thấp hơn loài người sẽ hiện thành. Những hành động của một người trong kiếp này, bao gồm cả những hành động ở quá khứ, hiện tại, tương lai có thể tạo ra nghiệp mà tác động đến hình thái sau này.
Theo quan niệm của đạo Phật, mọi chúng sinh đều tuân theo quy luật vô thường, biểu hiện qua 4 giai đoạn là Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Sau khi trải qua các giai đoạn này cũng là kết thúc của một kiếp sống, thế nhưng dòng sống không phải cứ thế dừng lại mà tiếp tục luân chuyển, tái sinh vào một trong lục đạo luân hồi. Giáo lý luân hồi chính là câu trả lời hợp lý nhất với câu hỏi: “Sau khi chết còn hay mất”.
Lục đạo luân hồi hay sáu cõi luân hồi trong Phật giáo
Lục đạo luân hồi (hay còn gọi là sáu cõi luân hồi; tiếng Phạn: Kamadhatu) trong Phật giáo là thuật ngữ dùng để chỉ về những con đường hay các cõi mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết. Thông qua nghiệp lực, trạng thái tồn tại của một chúng sinh sẽ được xác định, và sau đó sẽ tái sinh vào một cõi luân hồi tùy theo nghiệp trước đó. Lục đạo luân hồi thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (tức Bánh xe luân hồi, Bánh xe sự sống, Vòng sinh tử,…).
Đặc diểm chung của 6 cõi luân hồi là vô thường, chúng sinh sau khi chết sẽ tái sinh vào một trong các cõi này tùy theo nghiệp của chúng sinh. Sáu cõi luân hồi bao gồm: Cõi Trời (tiếng Phạn: deva), Cõi Thần – tức Cõi Atula (asura), Cõi Người (manussa), Cõi Súc sinh (tiracchānayoni), Cõi Ngạ quỷ (petta) và Cõi Địa ngục (niraya). Trong một số tông phái Phật giáo, cõi Trời và cõi Thần được kết hợp lại nên chỉ còn 5 cảnh giới tái sinh.
Cõi Trời
Theo Phật giáo, cõi Trời là nơi những chúng sinh có nhiều phước báu tích lũy qua nhiều kiếp được cõi sinh. Họ sống trong sự giàu có, hạnh phúc và có cuộc sống lâu dài, là những người có tuổi thọ, trí tuệ vượt trội hơn các cõi khác, tức là họ có thể sống lâu trong cõi Trời những vẫn già đi và chết. Đây được coi là những vị tiên có quyền năng, ban phước hay trừng phạt các chúng sinh ở các cõi thấp hơn. Do đó, không ít chúng sinh tại cõi người thường xuyên cúng bái, cầu xin những vị ở cõi Trời.
Dù vậy, do hưởng nhiều phước báu, vị thế cao quý do tích lũy qua nhiều kiếp, có một số chúng sinh đã chìm đắm vào cuộc sống cõi trời, dần quên đi những việc thiện mà họ đã làm trong kiếp trước, không nuôi dưỡng hay phát triển tâm từ bi và trí tuệ. Điều này có thể dẫn đến việc sau khi họ chết đi sẽ tái sinh vào các cõi thấp hơn vì hết phước báu, không thể thoát khỏi lục đạo luân hồi.
Cõi Atula (Asura)
Atula là những sinh vật đầy quyền năng, mạnh mẽ và đôi khi được mô tả như là “kẻ thù” của cư dân trên cõi trời. Chúng sinh được tái sinh vào cõi Atula thường là những người trước đó có nhiều phước vì làm việc thiện, thế nhưng bản tính vẫn còn nóng nảy, thù hận, “ghen ăn tức ở” với những người giỏi hơn mình.
Chúng sinh trong cõi Atula thường là những người mong muốn vượt trội, thích hơn thua, không có lòng kiên nhẫn hay trắc ẩn với những người thấp kém hơn, thích được sùng bái như các vị thần, chưa thể tha thứ cho những kẻ từng phạm lỗi với họ.
Cõi Người (Manusya)
Cõi người là cõi lý tưởng, là nơi mà chúng sinh có thể thoát được lục đạo luân hồi bởi họ dễ nghe lời và làm theo chánh pháp, có thể trải qua nhiều khó khăn, thử thách để nhận ra đâu là hạnh phúc sau cùng, nỗ lực đạt được giác ngộ. Đâu là cõi nhận được cả sự sung sướng và chịu đựng khổ đau tùy thuộc theo nghiệp kiếp trước, ảnh hưởng tới hoàn cảnh gia đình, nơi sinh ra và thời gian.
Dù vậy, tái sinh vào cõi người là một việc khá hiếm hoi, và không phải ai cũng dành hết thời gian để tu tập, nhiều người lại tìm cách trốn tránh đau khổ, chỉ trải nghiệm những thú vui của cuộc sống. Cõi người biểu tượng của niềm đam mê, hoài nghi và mong muốn, do đó nếu con người có hành động hay ý nghĩ không hay, phạm phải nghiệp ác thì có thể lại tiếp tục tái sinh ở cõi người hoặc các cõi thấp hơn thay vì được giải thoát khỏi lục đạo luân hồi.
Cõi Súc Sinh (Tiryagyoni)
Cõi Súc sinh bao gồm các loài động vật, côn trùng hay vi sinh vật,… ngoại trừ con người. Chúng sinh của cõi này là những người kiếp trước có sự thiếu hiểu biết, thành kiến và tự mãn. Đây là cõi luân hồi dành cho các chúng sinh có nhiều nghiệp ác, không thể phân biệt hay nhận thức được tốt-xấu, thiện-ác mà sống theo bản năng, cố tránh khỏi sự khó chịu hoặc bất cứ điều gì không quen thuộc. Theo lời Phật dạy, chúng sinh không nên sát sinh vì có thể nhận quả báo rất nặng.
Cõi Ngạ quỷ (Preta)
Cõi Ngạ quỷ hay còn được gọi là cõi ma đói là nơi tái sinh cũng những chúng sinh tạo rất nhiều nghiệp ác, thường là những kẻ thấy kẻ yếu cần trợ giúp thì không giúp, thấy người mắc bệnh hay gặp nạn thì làm ngơ,… Các chúng sinh ở cõi này được mô tả là các sinh vật có bụng to, trống rỗng, miệng và cổ lại rất nhỏ đến mức không thể nuốt được.
Những kẻ tái sinh vào cói Ngạ quỷ sẽ luôn chị cảnh đói khổ, không thể ăn hay uống thỏa mãn, luôn bị thời tiết hành hạ. Cõi Ngạ quỷ là cõi luân hồi dành cho những kẻ có lòng tham vô đô, luôn vơ vét mọi thứ về mình nhưng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, luôn tìm kiếm một thứ gì đó bên ngoài có thể thỏa mãn ham muốn bên trong.
Cõi Địa ngục (Naraka)
Trong sáu cõi luân hồi, địa ngục được coi là nơi khủng khiếp nhất trong các cảnh giới tái sinh. Địa ngục trong Phật giáo cũng được mô tả giống một số tôn giáo khác, là nơi mà những kẻ tàn ác sẽ bị đày xuống để chịu hình phạt bởi những tội lỗi, nghiệp ác mà họ đã gây ra.
Đây là cõi mà chúng sinh thường bị tra tấn bằng các hình phạt dã man, khủng khiếp do đã phạm phải rất nhiều nghiệp ác từ các kiếp trước đó. Những người nhận thức được thiện – ác, tốt – xấu nhưng lại không tin vào nhân quả, cố tình làm điều ác chỉ để thỏa mãn bản thân, làm điều gây hại tới người khác,… sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt tái sinh vào địa ngục.
Theo Phật giáo, những chúng sinh dù bị đày xuống cõi Địa ngục vẫn có thể tái sinh vào các cảnh giới cao hơn nếu đã trả hết nghiệp hoặc thường xuyên niệm Phật, biết tỉnh ngộ, hối lỗi. Địa ngục cũng chia thành nhiều tầng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nghiệp ác mà chúng sinh đã gây ra.