Hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến trong đời sống của các cá nhân, tổ chức. Mẫu hóa đơn bán lẻ nhà hàng ăn uống thông dụng nhất hiện nay ra sao? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của ACC:
Mẫu hóa đơn bán lẻ nhà hàng ăn uống thông dụng nhất
1. Hóa đơn bán lẻ là gì?
Hoá đơn bán lẻ là một loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng hoá, dịch vụ. Loại hóa đơn này không có nhiều giá trị pháp lý và không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế và in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng
Hoá đơn bán lẻ bao gồm các nội dung:
- Số hóa đơn
- Ngày phát hành hóa đơn
- Chi tiết về người mua
- Chi tiết của người bán
- Số lượng, trọng lượng
- Đơn giá
- Tổng cộng
- Giảm giá (nếu có)
- Chữ ký của người bán
Trên thị trường hiện nay đang được lưu hành 3 loại hóa đơn bán lẻ và mỗi loại hóa đơn sẽ phù hợp với từng đối tượng kinh doanh nhất định.
– Thứ nhất, đó chính là hóa đơn bán lẻ 1 liên
Đây là loại hóa đơn chỉ có 1 liên duy nhất. Liên này sẽ chỉ được giao cho người mua và mục đích chính là tạo sự minh bạch trong mua bán. Hóa đơn này thường được in thành quyển và dễ dàng xé ra khi bán hàng. Tùy vào nhu cầu mà chỉ kinh doanh có thể lựa chọn khổ giấy phù hợp.
– Thứ hai, đó chính là hóa đơn bán lẻ 2 liên
Loại hóa đơn này thường sẽ gồm 2 liên với 2 màu khác nhau. Liên 1 sẽ được giao cho khách hàng và liên 2 sẽ do cửa hàng giữ. Liên 2 chính là bản sao của liên 1 và người ta thường dùng giấy in kim để in sao kê nội dung của liên 1.
Liên 2 được giữ lại với mục đích chính là giữ lại bản sao để lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Hóa đơn bán lẻ 2 liên thường sẽ được dùng ở các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh sản phẩm có bảo hành, chính sách đổi trả rõ ràng và cần lưu lại thông tin để đối chiếu về sau. Hóa đơn sẽ được đánh số và liên 1, liên 2 sẽ được đánh số giống nhau để việc đối chiếu thông tin được dễ dàng hơn.
– Thứ ba, đó chính là hóa đơn bán lẻ 3 liên
Loại hóa đơn trong đó, liên 2,3 là bản sao của liên 1 thì được gọi với tên gọi đó chính là hóa đơn 3 liên. Hóa đơn này được sử dụng khi doanh nghiệp, cửa hàng cần thêm liên để lưu trữ cũng như giao cho khách hàng và đơn vị trung gian như đơn vị vận chuyển, bán hàng qua mạng,…
Trên thực tế thì hóa đơn bán lẻ không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế nhưng nó cũng đóng những vai trò quan trọng như: Chứng minh được giao dịch đã diễn ra giữa 2 bên, là bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp và thể hiện chi tiết nội dung giao dịch mua bán.
2. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ
Theo nội dung được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:
- Đối tượng chính được cấp hóa đơn bán lẻ bao gồm: những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
- Đối với những trường hợp tổ chức không phải là DN hay hộ và cá nhân không kinh doanh mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.
3. Mẫu hóa đơn bán lẻ ăn uống là gì?
Mẫu hóa đơn bán lẻ ăn uống nhà hàng là những chứng từ người bán xuất cho người mua trong quá trình thanh toán giao dịch. Về cơ bản, hóa đơn bán lẻ ăn uống sẽ không có giá trị nhiều về mặt pháp lý và không chịu sự quản lý của chi cục thuế. Bởi vậy, loại hóa đơn này không được kê khai khấu trừ thuế mà sẽ được hạch toán nội bộ tại đơn vị mua bán mà thôi. Mẫu hóa đơn phù hợp sẽ giúp việc bán hàng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
4. Nội dung của mẫu hóa đơn bán lẻ ăn uống gồm những gì?
Bên cạnh thiết kế ấn tượng và mang màu sắc riêng của nhà hàng. Một mẫu hóa đơn cần đầy đủ các thông tin quan trọng dưới đây:
– In hóa đơn bán lẻ gồm có tên, ký hiệu và mẫu số hóa đơn có kèm số thứ tự (in số nhảy) đầy đủ.
– Tên liên hóa đơn bao gồm: tên nhà hàng, địa chỉ nhà hàng, mã số thuế của người bán (mua).
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ tại nhà hàng. Thành tiền chưa thuế và đã bao gồm thuế VAT.
– Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, người bán, dấu của người bán (nếu có).
– Ngày tháng, năm lập hóa đơn ăn uống.
5. Mẫu hóa đơn bán lẻ nhà hàng ăn uống thông dụng nhất
6. Vai trò của mẫu hóa đơn bán lẻ ăn uống
– Minh bạch trong quá trình mua bán: Các nhà hàng ngày càng nhiều, số lượng khách hàng cũng ngày càng đông. Để minh bạch trong quá trình thanh toán các dịch vụ ăn uống, mẫu hóa đơn sẽ liệt kê cụ thể các món ăn mà khách hàng sử dụng. Mọi giao dịch giữa bên nhà hàng và khách hàng cũng rõ ràng và chính xác hơn.
– Thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng: Những nhà hàng ăn uống chuyên nghiệp thường sẽ có đầy đủ hóa đơn chứng từ để khách hàng tin tưởng. Đó cũng là cách khiến cho khách hàng yên tâm và tin tưởng vào dịch vụ của nhà hàng cung cấp.
– Quảng bá giới thiệu nhà hàng: Việc tận dụng các mẫu hóa đơn bán hàng độc đáo và ấn tượng sẽ tạo được thiện cảm cho khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến tên nhà hàng và các món ăn để tiếp tục ghé thăm trong lần tiếp theo. Bên cạnh đó, họ sẽ ghi nhớ địa chỉ nhà hàng để giới thiệu cho bạn bè người thân đến nhà hàng của bạn.
7. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa đơn bán lẻ ăn uống
– Thông tin: Các nội dung quan trọng trên mẫu in hóa đơn bán lẻ ăn uống như đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ, món ăn (có thể có logo hay không) cần phải đảm bảo sự rõ ràng, chính xác. Thông tin họ và tên, địa chỉ của người mua hàng cần phải có để tiện theo dõi và giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
– Tên món ăn, dịch vụ ăn uống: Ghi đầy đủ tên món ăn hoặc dịch vụ ăn uống mà khách hàng đã sử dụng.
– Đơn vị tính: ghi đơn vị thực tế như cái, chiếc, kg… Trường hợp kinh doanh về dịch vụ thì không cần đơn vị tính trên hóa đơn;
– Số lượng: Ghi số lượng hàng hóa bán ra thực tế;
– Đơn giá: Viết giá bán thực tế (không có thuế GTGT); Thành tiền: Ghi tổng giá trị số lượng x đơn giá; Cộng: Ghi tổng giá trị hàng hóa bên trên. Ghi cả bằng số và bằng chữ;
– Thời gian: Hóa đơn cần phải ghi ngày, tháng, năm bán hàng hóa/dịch vụ;
– Chữ ký: Nhà hàng phải có đại diện và người mua cùng ký tên vào hóa đơn bán lẻ. Từ đó, phía nhà hàng cần xé 01 liên giao cho người mua hàng. Nếu sử dụng hóa đơn in thì in thành 02 bản, cả 02 cùng ký tên vào 02 bản, 01 bản giao người mua và 01 bản phía nhà hàng ăn uống giữ lại để lưu.
Việc tìm hiểu về hóa đơn bán lẻ sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong trường hợp cần phải sử dụng hóa đơn này, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mẫu hóa đơn bán lẻ nhà hàng ăn uống thông dụng nhất gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.