Thiết bị trợ giảng là gì?
Ứng với tên gọi, thiết bị trợ giảng là công cụ để người dạy có thể truyền đạt kiến thức tới người học một cách rõ ràng, thay thế cho dàn loa nặng nề và tốn kém.
Hầu hết thiết bị trợ giảng đều sẽ gồm 2 thành phần, bộ phận thu (micro) và bộ phận phát (loa nhỏ). Trong đó micro có thể là nhiều kiểu, cài áo hoặc cầm tay, hoặc móc qua tai. Còn loa tuy nhỏ nhưng công suất sẽ dao động khác nhau từ 10 – 120W, người dùng có thể lựa chọn tùy theo không gian phòng học để có công suất phù hợp.
Mua máy trợ giảng cần cân nhắc những tiêu chí nào?
Khi mua bất cứ thiết bị nào ta cũng cần đặt ra những tiêu chuẩn và so sánh với sản phẩm đang nhắm đến xem nó có đáp ứng được không. Điều này là cần thiết vì sẽ giúp ta tránh được lãng phí không đáng có. Đối với thiết bị trợ giảng, điều này cũng không ngoại lệ. Trước khi mua chúng ta hãy cân nhắc một vài tiêu chí sau đây để chọn lọc ra sản phẩm phù hợp với mình nhất.
Thiết kế, mẫu mã
Máy trợ giảng trên thị trường có khá nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau nhưng căn cứ theo mục đích dạy học mà ta nên lựa chọn hình thức phù hợp. Ví dụ khi dạy các cháu nhỏ thì thiết bị trợ giảng có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương sẽ phù hợp hơn.
Chất liệu
Máy trợ giảng hầu hết đều được làm từ nhựa, nhưng nhựa cũng có loại tốt và loại xấu. Chất liệu sẽ phản ánh độ bền sản phẩm nên khi mua bạn hãy tham khảo kỹ thiết bị mình mua là loại nhựa gì. Thường thì các loại nhựa ABS, PC cao cấp sẽ có khả năng chịu lực, chống va đập tốt hơn loại nhựa thông thường, giá thành vì thế cũng cao hơn nhưng đắt xắt ra miếng. Nếu mua phải loại nhựa kém chất lượng không những độ bền sẽ kém mà đôi khi nó còn ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh đầu ra.
Thời lượng pin
Máy trợ giảng có loại dùng điện trực tiếp, có loại dùng pin sạc. Hiện nay đa phần người làm công tác giảng dạy đều ưu tiên loại dùng pin sạc nhiều hơn do không cần dây rợ lằng nhằng, nhưng cũng vì thế mà ta cần phải biết pin của thiết bị có thể sử dụng trong bao lâu, có thể dùng xuyên suốt buổi học không hay dùng một lúc lại phải sạc. Theo ý kiến cá nhân, người dùng nên chọn loại có dung lượng pin từ 1.500 mAh trở lên để đảm bảo có được 10 – 20 giờ sử dụng.
Các tính năng bổ trợ
Ngoài chức năng giảng dạy, thiết bị trợ giảng cũng có thể là một món đồ giải trí thư giãn. Bạn hãy tìm kiếm và lựa chọn các loại có thêm chức năng bổ trợ như khe cắm thẻ nhớ micro SD, có radio FM…
Phạm vi sử dụng và công suất loa
Đối với công suất loa của thiết bị trợ giảng, bạn nên chọn loại có công suất nằm trong khoảng 10 – 20W là phù hợp. Hiển nhiên mức công suất càng lớn, bạn càng nghe rõ, to hơn nhiều. Mặt khác, khi chọn mua loa trợ giảng, bạn cũng nên xác định địa điểm sử dụng có diện tích phòng như thế nào, từ đó chọn loại loa có tần số UHF tương ứng với phạm vi cần dùng.
Giá bán
Cuối cùng, tùy vào thương hiệu sản xuất hay chức năng đi kèm mà thiết bị trợ giảng sẽ có mức giá chênh lệch khác nhau. Nhìn chung đối với một sản phẩm tầm trung thì giá của nó rơi vào khoảng 500.000 – 2 triệu đồng, phân khúc cao cấp hơn có thể dao động từ 3 – 10 triệu đồng.
Về khía cạnh thương hiệu, các bạn cũng nên ưu tiên các thương hiệu lớn như Sony, Unizone, Shidu, Takstar, Aker, Aepel hay Shuke. Thiết bị trợ giảng từ các thương hiệu này đã được đông đảo người dùng chứng nhận và phản hồi rất tốt, giá cả cũng phải chăng.