Theo bố cục 3 phần: mở – thân – kết, mở bài là một trong những phần quan trọng nhất của một bài văn. Thông thường có 2 phương pháp để có thể viết được một mở bài hay. Đó là viết mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Với tác phẩm Chữ người tử tù, để viết được mở bài chữ người tử tù hay nhất, ta có thể bắt đầu từ phần giới thiệu tác giả – nhà văn Nguyễn Tuân rồi sau đó dẫn dắt đến tác phẩm. Chú ý rằng không nên viết một mở bài quá dài dòng hay quá cụt lủn, cũng như mở bài phải có sự liên kết với thân bài.
Phân tích đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
1, Phương pháp viết mở bài chữ người tử tù theo dạng giới thiệu tác giả – tác phẩm
Một mở bài hấp dẫn và tự nhiên là một mở bài có thể dẫn dắt đến nội dung chính của phần thân bài. Theo đó, cách dễ dàng áp dụng nhất là đi từ tác giả của văn bản. Cụ thể, ta có thể đi từ những thông tin cơ bản đến hệ thống tác phẩm của nhà văn; hoặc đi từ phong cách nghệ thuật của nhà văn để giới thiệu một cách khéo léo đến tác phẩm
Mở bài Chữ người tử tù mẫu số 1
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam thế kỉ XX. Ông quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Dấu ấn Nho học in đậm trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ được mệnh danh “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 đầy đủ nhất
Mở bài Chữ người tử tù mẫu số 2
Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù mang tên Dòng chữ cuối cùng. Tác phẩm được in lần đầu vào năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Về sau, tác phẩm được nhà văn chọn in trong tập truyện vô cùng nổi tiếng của Nguyễn Tuân: tập Vang bóng một thời. Lúc này, truyện được đổi tên thành tên hiện tại: Chữ người tử tù. Nhân vật chính trong truyện ngắn Chữ người tử tù là Huấn Cao. Đây là một nhân vật vô cùng điển hình xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Cụ thể, đây là những người vô cùng tài hoa song lại bất đắc chí. Trên tất cả, họ không chỉ có tài hoa hơn người mà còn có “thiên lương”, giữ được cho mình một cái tâm trong sáng giữa cuộc đời loạn lạc rối ren.
2, Phương pháp viết mở bài chữ người tử tù theo dạng mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp là cách mở bài đi từ một khái niệm, một quan điểm, một nhận định nào đó có liên quan rồi mới dẫn dắt đến tác giả và tác phẩm. Đây là cách viết mở bài tương đối phức tạp, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức về văn bản mà còn phải có khả năng khái quát hóa hay liên tưởng.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu số 3
Nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki viết “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”.
Nghệ sĩ là con người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp và làm rực sáng những cái đẹp, thiên nhiên tuyệt mỹ con người phải tài hoa, uyên bác. Và Nguyễn Tuân chính là một người nghệ sĩ tài hoa như vậy. Ông đã đem đến cho cuộc đời, cho nền văn học Việt Nam những quan niệm sáng tác lớn lao đầy triết lý.
Ngòi bút của ông luôn hướng đến cái cao cả, lý tưởng và uyên thâm và làm cho nó cháy sáng như ngọn đuốc tỏa ra những miền nghệ thuật khác. Những tác phẩm của ông có giá trị như cốt lõi của cuộc sống, là những hiện tượng lớn lao, là sự lên tiếng của nghệ thuật. Ngòi bút ông làm nên tất cả! Bởi lẽ tất cả đã chiếu vào kiệt tác “Chữ người tử tù” của ông cũng cùng quan điểm ấy.
Mở bài Chữ người tử tù mẫu số 4
Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ xở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tường Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân
Mở bài Chữ người tử tù mẫu số 5
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp.
Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.
Nhìn chung, để viết được những mở bài chữ người tử tù hay nhất ta nên đọc kĩ yêu cầu đề bài, tìm ra luận điểm chính của bài. Sau đó mới tìm cách viết đoạn mở bài sao cho có thể dẫn dắt đến luận điểm chính một cách tự nhiên nhất.