Tổng hợp 30 bài văn thuyết minh hay nhất về cái phích nước, studytienganh mời các bạn cùng xem và tham khảo!
Contents
- 1 A. Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
- 2 B. Những cách mở bài hay
- 3 C. Một số bài văn mẫu sưu tầm tham khảo
- 4 BẠN QUAN TÂM
- 5 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 6 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 7 A. Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
- 8 B. Những cách mở bài hay
- 9 C. Một số bài văn mẫu sưu tầm tham khảo
A. Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
(Phích nước)
I, MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề: Thuyết minh về chiếc phích nước.
II, THÂN BÀI
1. Lịch sử, nguồn gốc của chiếc phích nước:
– Chiếc phích nước đầu tiên phát minh năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ nhiệt lượng kế của Newton.
– Ban đầu nó là một thiết bị cách nhiệt dùng trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.
2. Hình dáng, cấu tạo của chiếc phích nước:
– Vỏ phích thường làm từ sắt hoặc nhựa và được in trang trí các họa tiết bắt mắt.
– Quai phích và tay cầm được làm cùng chất liệu với vỏ.
– Nút phích chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt, một số làm bằng gỗ để giúp giữ nhiệt.
– Ruột phích làm bằng thủy tinh có tráng thủy là yếu tố quyết định chiếc phích có khả năng giữ nhiệt lâu hay không..
3. Công dụng phích nước:
– Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn, dùng để đựng nước sôi pha trà hoặc tắm,…
4. Chọn và sử dụng phích nước:
– Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, vì núm phích giúp giữ nhiệt lâu hơn cho phích nước.
– Cách sử dụng: Phích nước mới mua về không thể đổ nước nóng vào ngay mà trước tiên bạn phải đổ đầy nước ấm vào phích khoảng 30 phút rồi đổ đi sau đó mới được đổ nước nóng vào. Nếu phích bị vỡ, lưu ý không để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi sử dụng, để nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
III, KẾT BÀI
Nêu lên suy nghĩ cá nhân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong cuộc sống thường ngày.
B. Những cách mở bài hay
(Mở bài cho bài văn thuyết minh cái phích nước)
Mẫu 1:
Chắc hẳn trong mỗi gia đình đều có rất nhiều những vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết như: máy điều hòa, tivi, tủ lạnh hay quạt máy,… và không thể thiếu được là chiếc phích nước. Phích nước hẳn là một đồ dùng thiết yếu và quan trọng trong gia đình của mỗi chúng ta.
Mẫu 2:
Trong cuộc sống có những đồ dùng không thể thiếu như một chiếc quạt để quạt mát trưa hè, một chiếc tủ lạnh để bảo quản thức ăn hay những chiếc bóng đèn để thắp sáng cho ngôi nhà. Và hơn hết không thể không kể đến là chiếc phích nước.
Mẫu 3:
Vào mùa đông giá lạnh, nước ấm để uống, để tắm rửa,… là không thể thiếu với mỗi gia đình. Nhưng với nhiệt độ rất thấp của mùa đông, làm thế nào để giữ nước luôn ấm? Đáp án là phích nước – một vật thần kỳ có tác dụng lớn đối với đời sống của con người nhất, là trong những ngày nhiệt độ thấp.
C. Một số bài văn mẫu sưu tầm tham khảo
Mẫu 1:
Từ xưa tới nay, những vật dụng cần thiết nhất để phục vụ cho đời sống là không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà. Nhu cầu của mỗi gia đình là khác nhau tuy nhiên một đồ vật mà hầu như nhà nào cũng có chính là cái phích nước. Phích nước chính là một trong những vật dụng thân thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Năm 1892, cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton, nhà vật lý học James Dewar đã phát minh ra cái phích nước đầu tiên trên thế giới. Cấu tạo của phích nước gồm có hai phần: phần vỏ và phần ruột. Vỏ của phích nước thường có hình trụ, kích thước của một chiếc phích cũng rất đa dạng từ nhỏ nhỏ xinh xinh để cầm tay đến cái phích 5 lít để đặt ở góc nhà. Chất liệu để làm nên cái phích nước có thể là nhựa hoặc kim loại đi kèm với đó là loại nắp phù hợp. Những chiếc phích nhựa thì thường dùng nắp nhựa có ren. Trong khi đó những chiếc phích kim loại thì thường dùng nắp gỗ.
Phần vỏ phích có công dụng để bảo vệ ruột phích bên trong hơn thế nữa lớp vỏ giúp cách nhiệt tránh trường hợp người sử dụng bị bỏng khi không cẩn thận chạm vào. Do nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao, vỏ phích cũng ngày càng được thiết kế tinh xảo hơn với những họa tiết đẹp đẽ, độc đáo. Phần nắp phích có tác dụng ngăn cản nhiệt truyền ra bên ngoài môi trường và đồng thời giúp nước bên trong phích không bị tràn ra ngoài khi di chuyển. Đáy phích thường được thiết kế giúp cho người sử dụng có thể gỡ ra lắp vào trong trường hợp cần thay ruột phích. Phía bên trong đáy phích có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích, giảm nguy cơ nứt vỡ cũng như cách nhiệt cho chiếc phích.
Ruột phích, thực chất là một bình hai vỏ, hai lớp đó được nối với nhau ở phần đầu phích. Chúng được làm bằng thuỷ tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích và là nguyên nhân chính giúp phích có tác dụng giữ nhiệt. Ở giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không nhằm tránh nhiệt lượng truyền ra được môi trường bên ngoài. Nước sôi sau khi đổ vào phích thì độ nóng sẽ giữ được rất lâu, trong khoảng bốn tiếng đồng hồ nhiệt độ chỉ giảm 30 độ C.
Phích nước tuy rất hữu ích nhưng nếu không biết sử dụng và bảo quản thì chúng sẽ rất nhanh hỏng. Khi mới mua về cần đổ nước ấm vào trước để tráng phích tránh đổ nước sôi khiến lớp vỏ bị giãn nở đột ngột rất dễ gây nứt vỡ. Ngoài ra, khi mua phích cũng cần phải lựa chọn ruột phích thật kĩ. Có thể đứng ngoài sáng, mở nắp phích ra sau đó nhìn từ trên miệng xuống đáy để kiểm tra xem ruột phích có tốt hay không. Chỗ van hút khí của mỗi chiếc phích thường có một điểm sẫm màu, nếu điểm này càng nhỏ có nghĩa là van hút khí càng tốt và khả năng giữ nhiệt của phích càng lâu.
Sau một thời gian sử dụng, đáy phích thường sẽ có cặn do vôi có trong nước đọng lại vì vậy hãy thường xuyên tráng phích với giấm để khử cặn đi. Ruột phích rất dễ vỡ nên cũng cần đặt phích ở nơi kín đáo tránh làm đổ vỡ, tốt nhất là nên có một cái giá để phích riêng đảm ảo sự an toàn cho cả gia đình.
Phát minh về cái phích nước đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của con người. Dù bây giờ xã hội ngày càng phát triển với sự ra đời của bình siêu tốc, bình nóng lạnh,… và vô vàn vật dụng làm nóng khác, cái phích nước vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Mẫu 2:
Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lý.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in những hình thù rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Loại phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Đặc biệt là cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra, nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng “o … o… ” đều đều là tốt. Chúng ta cần cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ. Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.
Mẫu 3:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày được thiết kế hiện đại, nhưng chúng ta vẫn không thể nào phủ định được tầm quan trọng của chiếc phích đối với cuộc sống con người.
Phích nước hay còn gọi là bình thủy được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland. Cấu trúc của bình thủy bao gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Giữa hai lớp này có thêm một lớp chân không nữa có tác dụng để giữ nhiệt. Ruột phích làm bằng thủy tinh nhưng được tráng một lớp bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích để có thể giữ nhiệt lâu hơn. Đạy nút cẩn thận để có thể ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài phích. Loại ruột phích phổ biến và thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh và được tráng thêm một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này có vai trò vô cùng quan trọng là làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong phích, hỗ trợ cho việc giữ nhiệt cho nước.
Khi mới mua phích về, không nên cho nước sôi vào sử dụng luôn. Trước tiên bạn nên rửa qua bằng nước sạch, sau đó cho nước ấm khoảng 50 – 60 độ ngâm trong bình thủy khoảng 30 phút. Ngâm nước ấm như vậy sẽ giúp cho bình thủy của bạn sạch hơn và không bị vỡ khi đổ nước sôi vào. Sau khi làm sạch xong chúng ta có thể cho nước sôi vào và sử dụng bình thường. Muốn giữ cho nước ấm lâu, không nên rót đầy phích, hãy giữ cho mực nước và nắp phích một khoảng cách. Mỗi sáng, khi thấy nước còn thừa, bạn nên đổ nước thừa đó đi để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, sau đó bạn lại rót nước sôi, đậy kín và sử dụng bình thường. Vì phích chứa nước nóng, phích cũng rất dễ vỡ, chính vì thế nó rất nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Các bạn nên đặt phích ở những nơi an toàn tuyệt đối.
Có thể thấy phích nước giống như người bạn thân trong mỗi gia đình. Khách đến chơi nhà không phải lo không có nước nóng pha trà vì đã có phích nước nóng ủ sẵn pha trà mời khách rồi… Như vậy, có thể thấy vai trò của phích là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người.
Mẫu 4:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt… tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Mẫu 5:
Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mỹ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24 – 30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của ly trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.
Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50 – 60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kỹ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.
Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.
Trên đây là dàn ý bài làm thuyết minh về cái phích nước và một số bài văn mẫu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay của Studytienganh! Đừng quên theo dõi trang web của chúng mình để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé!
Tổng hợp 30 bài văn thuyết minh hay nhất về cái phích nước, studytienganh mời các bạn cùng xem và tham khảo!
A. Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
(Phích nước)
I, MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề: Thuyết minh về chiếc phích nước.
II, THÂN BÀI
1. Lịch sử, nguồn gốc của chiếc phích nước:
– Chiếc phích nước đầu tiên phát minh năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ nhiệt lượng kế của Newton.
– Ban đầu nó là một thiết bị cách nhiệt dùng trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.
2. Hình dáng, cấu tạo của chiếc phích nước:
– Vỏ phích thường làm từ sắt hoặc nhựa và được in trang trí các họa tiết bắt mắt.
– Quai phích và tay cầm được làm cùng chất liệu với vỏ.
– Nút phích chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt, một số làm bằng gỗ để giúp giữ nhiệt.
– Ruột phích làm bằng thủy tinh có tráng thủy là yếu tố quyết định chiếc phích có khả năng giữ nhiệt lâu hay không..
3. Công dụng phích nước:
– Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn, dùng để đựng nước sôi pha trà hoặc tắm,…
4. Chọn và sử dụng phích nước:
– Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, vì núm phích giúp giữ nhiệt lâu hơn cho phích nước.
– Cách sử dụng: Phích nước mới mua về không thể đổ nước nóng vào ngay mà trước tiên bạn phải đổ đầy nước ấm vào phích khoảng 30 phút rồi đổ đi sau đó mới được đổ nước nóng vào. Nếu phích bị vỡ, lưu ý không để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi sử dụng, để nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
III, KẾT BÀI
Nêu lên suy nghĩ cá nhân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong cuộc sống thường ngày.
B. Những cách mở bài hay
(Mở bài cho bài văn thuyết minh cái phích nước)
Mẫu 1:
Chắc hẳn trong mỗi gia đình đều có rất nhiều những vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết như: máy điều hòa, tivi, tủ lạnh hay quạt máy,… và không thể thiếu được là chiếc phích nước. Phích nước hẳn là một đồ dùng thiết yếu và quan trọng trong gia đình của mỗi chúng ta.
Mẫu 2:
Trong cuộc sống có những đồ dùng không thể thiếu như một chiếc quạt để quạt mát trưa hè, một chiếc tủ lạnh để bảo quản thức ăn hay những chiếc bóng đèn để thắp sáng cho ngôi nhà. Và hơn hết không thể không kể đến là chiếc phích nước.
Mẫu 3:
Vào mùa đông giá lạnh, nước ấm để uống, để tắm rửa,… là không thể thiếu với mỗi gia đình. Nhưng với nhiệt độ rất thấp của mùa đông, làm thế nào để giữ nước luôn ấm? Đáp án là phích nước – một vật thần kỳ có tác dụng lớn đối với đời sống của con người nhất, là trong những ngày nhiệt độ thấp.
C. Một số bài văn mẫu sưu tầm tham khảo
Mẫu 1:
Từ xưa tới nay, những vật dụng cần thiết nhất để phục vụ cho đời sống là không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà. Nhu cầu của mỗi gia đình là khác nhau tuy nhiên một đồ vật mà hầu như nhà nào cũng có chính là cái phích nước. Phích nước chính là một trong những vật dụng thân thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Năm 1892, cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton, nhà vật lý học James Dewar đã phát minh ra cái phích nước đầu tiên trên thế giới. Cấu tạo của phích nước gồm có hai phần: phần vỏ và phần ruột. Vỏ của phích nước thường có hình trụ, kích thước của một chiếc phích cũng rất đa dạng từ nhỏ nhỏ xinh xinh để cầm tay đến cái phích 5 lít để đặt ở góc nhà. Chất liệu để làm nên cái phích nước có thể là nhựa hoặc kim loại đi kèm với đó là loại nắp phù hợp. Những chiếc phích nhựa thì thường dùng nắp nhựa có ren. Trong khi đó những chiếc phích kim loại thì thường dùng nắp gỗ.
Phần vỏ phích có công dụng để bảo vệ ruột phích bên trong hơn thế nữa lớp vỏ giúp cách nhiệt tránh trường hợp người sử dụng bị bỏng khi không cẩn thận chạm vào. Do nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao, vỏ phích cũng ngày càng được thiết kế tinh xảo hơn với những họa tiết đẹp đẽ, độc đáo. Phần nắp phích có tác dụng ngăn cản nhiệt truyền ra bên ngoài môi trường và đồng thời giúp nước bên trong phích không bị tràn ra ngoài khi di chuyển. Đáy phích thường được thiết kế giúp cho người sử dụng có thể gỡ ra lắp vào trong trường hợp cần thay ruột phích. Phía bên trong đáy phích có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích, giảm nguy cơ nứt vỡ cũng như cách nhiệt cho chiếc phích.
Ruột phích, thực chất là một bình hai vỏ, hai lớp đó được nối với nhau ở phần đầu phích. Chúng được làm bằng thuỷ tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích và là nguyên nhân chính giúp phích có tác dụng giữ nhiệt. Ở giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không nhằm tránh nhiệt lượng truyền ra được môi trường bên ngoài. Nước sôi sau khi đổ vào phích thì độ nóng sẽ giữ được rất lâu, trong khoảng bốn tiếng đồng hồ nhiệt độ chỉ giảm 30 độ C.
Phích nước tuy rất hữu ích nhưng nếu không biết sử dụng và bảo quản thì chúng sẽ rất nhanh hỏng. Khi mới mua về cần đổ nước ấm vào trước để tráng phích tránh đổ nước sôi khiến lớp vỏ bị giãn nở đột ngột rất dễ gây nứt vỡ. Ngoài ra, khi mua phích cũng cần phải lựa chọn ruột phích thật kĩ. Có thể đứng ngoài sáng, mở nắp phích ra sau đó nhìn từ trên miệng xuống đáy để kiểm tra xem ruột phích có tốt hay không. Chỗ van hút khí của mỗi chiếc phích thường có một điểm sẫm màu, nếu điểm này càng nhỏ có nghĩa là van hút khí càng tốt và khả năng giữ nhiệt của phích càng lâu.
Sau một thời gian sử dụng, đáy phích thường sẽ có cặn do vôi có trong nước đọng lại vì vậy hãy thường xuyên tráng phích với giấm để khử cặn đi. Ruột phích rất dễ vỡ nên cũng cần đặt phích ở nơi kín đáo tránh làm đổ vỡ, tốt nhất là nên có một cái giá để phích riêng đảm ảo sự an toàn cho cả gia đình.
Phát minh về cái phích nước đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của con người. Dù bây giờ xã hội ngày càng phát triển với sự ra đời của bình siêu tốc, bình nóng lạnh,… và vô vàn vật dụng làm nóng khác, cái phích nước vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Mẫu 2:
Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lý.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in những hình thù rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Loại phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Đặc biệt là cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra, nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng “o … o… ” đều đều là tốt. Chúng ta cần cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ. Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.
Mẫu 3:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày được thiết kế hiện đại, nhưng chúng ta vẫn không thể nào phủ định được tầm quan trọng của chiếc phích đối với cuộc sống con người.
Phích nước hay còn gọi là bình thủy được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland. Cấu trúc của bình thủy bao gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Giữa hai lớp này có thêm một lớp chân không nữa có tác dụng để giữ nhiệt. Ruột phích làm bằng thủy tinh nhưng được tráng một lớp bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích để có thể giữ nhiệt lâu hơn. Đạy nút cẩn thận để có thể ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài phích. Loại ruột phích phổ biến và thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh và được tráng thêm một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này có vai trò vô cùng quan trọng là làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong phích, hỗ trợ cho việc giữ nhiệt cho nước.
Khi mới mua phích về, không nên cho nước sôi vào sử dụng luôn. Trước tiên bạn nên rửa qua bằng nước sạch, sau đó cho nước ấm khoảng 50 – 60 độ ngâm trong bình thủy khoảng 30 phút. Ngâm nước ấm như vậy sẽ giúp cho bình thủy của bạn sạch hơn và không bị vỡ khi đổ nước sôi vào. Sau khi làm sạch xong chúng ta có thể cho nước sôi vào và sử dụng bình thường. Muốn giữ cho nước ấm lâu, không nên rót đầy phích, hãy giữ cho mực nước và nắp phích một khoảng cách. Mỗi sáng, khi thấy nước còn thừa, bạn nên đổ nước thừa đó đi để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, sau đó bạn lại rót nước sôi, đậy kín và sử dụng bình thường. Vì phích chứa nước nóng, phích cũng rất dễ vỡ, chính vì thế nó rất nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Các bạn nên đặt phích ở những nơi an toàn tuyệt đối.
Có thể thấy phích nước giống như người bạn thân trong mỗi gia đình. Khách đến chơi nhà không phải lo không có nước nóng pha trà vì đã có phích nước nóng ủ sẵn pha trà mời khách rồi… Như vậy, có thể thấy vai trò của phích là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người.
Mẫu 4:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt… tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Mẫu 5:
Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mỹ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24 – 30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của ly trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.
Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50 – 60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kỹ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.
Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.
Trên đây là dàn ý bài làm thuyết minh về cái phích nước và một số bài văn mẫu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay của Studytienganh! Đừng quên theo dõi trang web của chúng mình để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé!