Cây cảnh cũng giống như con người, cần có sự uốn nắn kỹ càng từ khi còn nhỏ thì mới có thể tạo nét đẹp riêng. Tuy nhiên rất nhiều người thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự hiểu rõ về đặc tính và sự phát triển của cây. Đồng thời họ cũng không biết cách tạo thế cây cảnh như thế nào đúng kỹ thuật. Vì vậy bài viết dưới đây Treera sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về vấn đề này cho các bạn cùng tham khảo.
Contents
Thế cây cảnh là gì?
Thế cây cảnh là hình dáng của cây được tạo nên từ quá trình trồng tỉa, uốn vít, bó hãm. Từ phần gốc, rễ, cành, tán lá đều được dựng theo khuôn mẫu nhất định, tượng trưng cho ý nghĩa nhất đình trong cuộc sống. Thông thường những cây này sẽ được trồng trong chậu, trong bể cá hoặc trong vườn để làm cảnh.
Tùy vào từng loại cây, người trồng sẽ tạo nên thế dáng sao cho phù hợp và đẹp mắt. Một cây cảnh có thế đẹp không chỉ có giá cao về mặt kinh tế mà còn mang giá trị về nghệ thuật. Bởi quá trình uốn nắn từ khi còn nhỏ cho đến lớn luôn đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ thuật chuẩn và bàn tay khéo léo của người chăm sóc.
Hướng dẫn cách tạo thế cây cảnh đúng kỹ thuật
Khi còn nhỏ mỗi cây đều sở hữu một dáng dấp cơ bản của một kiểu bonsai nào đó nhưng chưa thực sự rõ nét. Do đó nếu bạn muốn tạo thế kiểng mỹ thuật cho cây chúng ta cần phải cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này bạn có thể tham khảo cách tạo thế cây cảnh đúng kỹ thuật sau:
Cắt tỉa cây cảnh bonsai
Việc cắt tỉa sẽ giúp bạn tạo hình dáng cho cây bonsai theo ý muốn. Bên cạnh đó, nó cũng duy trì sự cân bằng về sinh trưởng cho các phần trên mặt đất so với rễ. Tỷ lệ các phần của cây bonsai thân, nhánh, cành, lá phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Thông thường chúng ta sẽ thực hiện 2 công đoạn cắt tỉa gồm: cắt tỉa được tạo dáng và cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng kiểng đã chọn.
Thao tác uốn cành cây cảnh bằng dây
Trước hết chúng ta cần chuẩn bị các loại dụng cụ để uốn cành gồm: cưa tay kéo tỉa cành, kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Bên cạnh đó còn phải có bình xịt nước, vật liệu như đất sạch, đá, dây thép… Sau đó, bạn nên loại bỏ bớt lá, cắt bỏ đi những cành nằm quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng.
Người tạo thế cây cần chú ý, uốn thân trước rồi sau đó mới đến cành chính. Tiếp theo sẽ đến những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc cho đến ngọn cây. Cành lớn uốn trước, cành nhỏ uốn sau. Để tạo dáng cây bonsai, chúng ta quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước. Đồng thời, cắm một đầu dây kẽm vào mâm nhằm tạo điểm cố định.
Bên cạnh đó khi quấn dây kẽm bạn không nên quấn quá chặt hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây. Quấn xong hãy nhẹ nhàng xoắn theo hướng dây kẽm để tạo độ chắc chắn.
Xem thêm >> Tổng hợp 18 thế cây cảnh đẹp hiện đại, cổ điển của các nghệ nhân bonsai
Kỹ thuật uốn nhánh cây dễ gãy, rễ cây già
Chúng ta cần xác định được mức độ chịu đựng của cành cây. Mỗi cây đều sở hữu độ cong nhất định tùy vào từng vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Đối với những cành này, nếu muốn uốn thì phải làm thật chậm để chúng không bị gãy.
Đối với cây già, rễ của cây thường nằm lộ trên mặt đất và bò ngoằn ngoèo. Nếu muốn cải tạo. Hàng năm ta lại trồng vào chậu hay mâm khác, chú ý rút rễ cây nhẹ nhàng khi đào lên. Sau đó, sử dụng kỹ thuật uốn rễ vào thời gian khi nó còn ít tuổi bằng dây kèm. Về lâu dài dây sẽ mục trong đất và tạo thế như ý muốn.
Tháo dây cho cây cảnh
Thời điểm thích hợp nhất để tháo dây là khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Lúc này thế cảnh cũng tương đối định hình. Khi gỡ ra, bạn nên gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với hướng quấn. Việc tháo dây quá muộn có thể để lại những vết hằn sâu rất khó khắc phục, làm giảm tính thẩm mỹ của cây cảnh.
Các thế cây cảnh dễ tạo nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều thế cây cảnh khác nhau cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên phải xác định được cây thuộc loại nào, cành dễ gãy hay dẻo dai, khả năng chịu đựng khi uốn…thì mới lựa chọn được kiểu dáng phù hợp. Nếu là người mới bắt đầu tập tành tạo thế cây cảnh bạn có thể tham khảo một số mẫu sau:
Thế trượng phu
Cây cảnh có dáng trực, thân nhỏ và đều từ gốc cho đến ngọn. Bên cạnh đó, nó còn sở hữu bộ rễ to khỏe và vững chắc. Loại thế này phù hợp với những cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn. Trong đó, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây. Mặc dù cây được trồng trong chậu nhưng vẫn tạo cảm giác cao ngút ngàn, hiên ngang. Hình ảnh này tượng trưng cho khí chất mạnh mẽ, thẳng thắn, cương trực của đấng trượng phu.
Thế nhất trụ kình thiên
Khi ở thế nhất trụ kình thiên, cây sẽ mang dáng trực, khỏe khoắn và vững chắc. Thông thường cành, ngọn tập trung ở trên cao để lộ ra phần cây to. Thế cây cảnh này không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa cao đẹp. Nó nói về thế lực nhỏ bé nhưng vô cùng dũng mãnh, luôn có khả năng chống lại tiêu cực to lớn trong cuộc sống.
Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Thế cây cảnh này được tạo nên từ 2 cành và 1 ngọn. Hoặc cây có 3 thân cũng được gọi là thế tam đa. Theo đó, các tán là sẽ được cắt tỉa tròn giống như hình đĩa xôi. Hiện nay, cành và ngọn của cây được cắt tỉa phóng thoáng, tự nhiên hơn theo dáng trực biến hóa.
Xem thêm >> Chiêm ngưỡng 10 vườn cây cảnh đẹp độc đáo
Thế ngũ phúc
Cây thế ngũ phúc gồm có 4 cành, 1 ngọn tương tự như cây tam đa. Nó thường ở dáng trực biến hoá. Nếu muốn tạo thành cây ngũ phúc năm tầng, chúng ta chỉ cần uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm 2 tán nữa giống như vậy là đạt. Hoặc có thể đổi thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện. Trồng loại cây cảnh này trong nhà thể hiện sự may mắn, tốt lành, tài lộc dồi dào và sống lâu trăm tuổi.
Thế bạt phong
Thế bạt phong thích hợp với những cây có dáng xiêu. Khi tạo hình các nhánh, cành sẽ được kéo xuôi về phía sau trái ngược với dáng của cây. Bên cạnh đó, tán cây được sắp xếp thưa, cánh và nhánh lượn sóng như đang bị gió mạnh thổi. Hình ảnh này tượng trưng cho con người đang vượt qua giông bão để đạt được mục tiêu của đời mình với sự kiên cường và mạnh mẽ.
Kinh nghiệm tạo thế cây cảnh
Trên thực tế việc tạo thế cây cảnh không hề dễ dàng. Nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm, không hiểu rõ về đặc điểm sinh trưởng, môi trường sống của cây. Do đó, bạn cần học hỏi người đi trước để có thêm kiến thức cho bản thân. Đồng thời chúng ta cũng phải ghi nhớ kỹ thuật cơ bản gồm:
Thời điểm thích hợp để tạo thế cây cảnh
Theo các nghệ nhân chơi bonsai, thời điểm thích hợp nhất để tạo thế cây cảnh là vào cuối mùa hạ. Bởi đây là thời kỳ sinh sôi nảy nở của các loại cây cối. Đối với những loài cây sớm rụng lá, có đặc tính tiết nhiều nhựa thì bạn không nên chọn thời điểm đầu hoặc giữa mùa xuân để thực hiện việc tạo thế dáng.
Cách chọn dây uốn cây đúng
Nếu muốn gặt hái được nhiều thành công chúng ta cũng cần nắm vững cách chọn dây uốn cây cảnh sao cho đúng. Theo đó, bạn nên chọn một số loại dây thông dụng như: dây kẽm, chì, đồng, hay dây có vải quấn xung quanh.
Chúng thường có độ mềm dẻo tốt, không làm hư hại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các bộ phận. Hơn nữa, nó cũng có giá thành thấp, tiết kiệm chi phí tối ưu. Bạn có thể mua ở cửa hàng bán dụng cụ cây ảnh chuyên dụng để đảm bảo hàng chất lượng và khả năng bảo vệ cây tốt nhất.
Nguyên tắc khi tạo thế cho cây cảnh
Một trong những nguyên tắc mà bất kỳ ai cũng cần nhớ khi chơi cây cảnh đó là uốn thân cây trước, sau đó mới đến cành chính. Tiếp theo mới đến những cành quanh thân bonsai tính từ gốc cho đến ngọn. Mặt khác chúng ta nên ưu tiên cánh lớn trước rồi mới sang cành nhỏ nhằm đảm bảo thế dáng đẹp.
Những điều cần tránh trong quá trình tạo thế cây cảnh
- Khi uốn cây cảnh bạn không nên dùng dây sắt. Mặc dù nó rẻ tiền nhưng lại dễ bị gỉ sét. Đặc biệt ở những cây là kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa tiết ra để hình thành chất độc và hại chết cây.
- Một số người thường uốn cây theo cảm tính. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình sinh trưởng tốt và tạo thế dáng đẹp, chúng ta phải quấn dây vừa tay, không quá chật hay quá lỏng.
- Không nên tháo dây uốn quá sớm hoặc quá muộn sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Thời điểm thích hợp nhất để tháo dây là khoảng 3-4 tháng, còn đối với những loại cây thân gỗ lớn thường là 1 năm.
- Tạo thế cây cảnh là cả một quá trình lâu dài, người chơi không nên nóng vội có thể làm hỏng hoặc chết cây. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật cơ bản về lĩnh vực này trước khi bắt tay vào thực hiện.
Lời kết
Mong rằng sau khi tham khảo nội dung mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ cách tạo thế cây cảnh như thế nào đúng kỹ thuật. Thực tế, nó sẽ gồm nhiều công đoạn khác nhau và phải thực hiện trong thời gian dài mới có được thế cây đẹp. Vì vậy công việc này chỉ thích hợp với những người có thời gian rảnh rỗi hoặc người đã về hưu muốn tìm thú vui riêng cho mình.
Trường hợp bạn muốn sở hữu những cây cảnh đẹp hay thiết kế sân vườn có nhiều cây cảnh với thế đẹp, ý nghĩa phong thủy tốt lành thì hãy tham khảo dịch vụ của Treera. Chúng tôi là đơn vị chuyên tư vấn và thiết kế cảnh quan nhà ở, sân vườn đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động. Với chuyên môn vững vàng cùng dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm Treera chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Thông tin liên hệ
TREERA
- Hotline: 0886 668 109
- 02 Phố Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội