Contents
NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
MÃ CHUYÊN NGÀNH: D401
Tổ hợp xét tuyển
A00 – Toán, Lý, Hóa A01 – Toán, Lý, Anh D01 – Toán, Văn, Anh C01 – Toán, Văn, Lý
Các phương thức tuyển sinh áp dụng:
PT01 – Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT; PT02 – Xét tuyển kết hợp; PT04 – Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT
1. Mục tiêu đào tạo
Với mục tiêu đào tạo những nhà quản lý tương lai chương trình Kinh tế vận tải biển trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và năng lực để tham gia quản lý nhà nước về vận tải biển, quản lý các doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp cảng biển trong nước và nước ngoài, có khả năng định hướng phát triển doanh nghiệp trong từng thời điểm – giai đoạn thích hợp, có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh đặc biệt trong ngành Kinh tế vận tải biển với mục đích làm việc trong môi trường quốc tế.
Mục tiêu đào tạo:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tổ chức vận chuyển và quản lý công tác đội tàu vận tải, lập luận chứng kinh tế để tổ chức vận chuyển đường biển và lựa chọn loại tàu vận tải biển, tổ chức cơ giới hóa công tác xếp dỡ hàng ở cảng, tổ chức lao động trong doanh nghiệp, lập kế hoạch lao động và tiền lương …
Sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để dự báo hướng phát triển thị trường và phục vụ cho các nghiệp vụ vận tải biển.
Sinh viên có khả năng phân tích, nhận diện, dự báo và đưa ra được giải pháp, xu thế phát triển vận tải biển trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế vận tải biển được xây dựng dựa trên các chương trình của các trường đại học hàng đầu về vận tải biển và được cập nhật hàng năm.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế của doanh nghiệp. Phương pháp dạy học hướng đến sinh viên (sinh viên làm trung tâm).
Hỗ trợ sinh viên tham gia 3 đợt thực tập chính tại các doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp cảng và quá trình thực hiện đồ án môn học. Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các chương trình quản lý tại các doanh nghiệp vận tải biển.
3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các phòng ban chức năng như Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng Marketing, Phòng tổ chức, Phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng, Phòng khai thác hoặc Trợ lý cho nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý về vận tải biển. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại:
Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển;
Các doanh nghiệp vận tải biển;
Các doanh nghiệp cảng biển;
Các công ty cung cấp dịch vụ logistics;
Các công ty giao nhận, đại lý, môi giới tàu biển.
4. Bằng cấp
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kinh tế vận tải, chuyên ngành Kinh tế vận tải biển (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).
5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan
– Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm
– Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn
trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn hoặc về Khoa Kinh tế biển tại Website: http://kt.vimaru.edu.vn/