Contents
- 1 Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và hội nhập với thế giới, mở rộng cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình làm sao để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đây là công việc của người làm Quan hệ công chúng. Vậy Quan hệ công chúng là gì, học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện về ngành Quan hệ công chúng nhé.
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 I. Giới thiệu ngành Quan hệ công chúng (PR)
- 1.5 II. Một số công việc của một người làm Quan hệ công chúng
- 1.6 III. Học Quan hệ công chúng cần những tố chất gì?
- 1.7 IV. Học Quan hệ công chúng ở đâu?
- 1.7.1 1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
- 1.7.2 2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 1.7.3 3. Đại học Quốc gia Hà Nội
- 1.7.4 4. Đại học Kinh tế Quốc dân
- 1.7.5 5. Đại học Quốc tế RMIT
- 1.7.6 6. Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM
- 1.7.7 7. Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
- 1.7.8 8. Đại học Văn Lang
- 1.7.9 9. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- 1.7.10 10. Đại học Đại Nam
- 1.7.11 11. Đại học Nguyễn Trãi
- 1.8 V. Ngành Quan hệ công chúng học những gì?
- 1.9 VI. Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và hội nhập với thế giới, mở rộng cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình làm sao để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đây là công việc của người làm Quan hệ công chúng. Vậy Quan hệ công chúng là gì, học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện về ngành Quan hệ công chúng nhé.
Ngành Quan hệ công chúng là gì?
I. Giới thiệu ngành Quan hệ công chúng (PR)
1. PR – Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là công việc quản lý các mối quan hệ giao tiếp cộng đồng để xây dựng và gìn giữ hình ảnh tích cực một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp. Mục đích của quan hệ công chúng là quảng bá, thuyết phục khách hàng tiềm năng (nhà đầu tư, đối tác, nhân viên…) duy trì lối quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho sản phẩm, dịch vụ hoặc cho công ty, doanh nghiệp đó.
PR – Quan hệ công chúng là gì?
2. Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Ngành Quan hệ công chúng là ngành nghiên cứu và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào công việc liên quan đến truyền thông, đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp và các cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người làm Quan hệ công chúng là người duy trì mối quan hệ giữa nhóm công chúng và các tổ chức, doanh nghiệp bằng cách đảm bảo về mặt tương tác giữa hai bên. Trong suy nghĩ của nhiều người, PR chính là Marekting hoặc quảng cáo. Điều đó chỉ đúng một phần, bộ phận PR liên quan đến xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau để chiếm thiện cảm và đánh giá tích cực từ các nhóm công chúng. Trong một tổ chức, bộ phận PR cần kết hợp với bộ phận Marketing để tạo ra các chiến dịch quảng bá hiệu quả nhất, vừa đảm bảo doanh số, vừa tạo hình ảnh thiện cảm trước công chúng.
Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đang rất cần một nguồn nhân lực chất lượng quan hệ công chúng chuyên nghiệp để thực hiện công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu giúp công ty, tổ chức truyền tải được thông điệp của sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Là một trong những ngành có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở nên các sinh viên ngành Quan hệ công chúng (PR) có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai của mình.
Vì sự thiếu thốn nguồn nhân lực đào tạo chuyên về Quan hệ công chúng nên các tổ chức, công ty, doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng nhân lực từ các chuyên ngành khác cho vị trí PR. Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện nay có khoảng 7.000 công ty quảng cáo – PR và số lượng nhân lực cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Vì vậy có thể thấy rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực PR sẽ vô cùng mở rộng trong tương lai, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường giàu tính cạnh tranh.
Mức lương của sinh viên tốt nghiệp của ngành này cũng rất đáng được lưu tâm. Nếu ở vị trí chuyên viên PR, mức lương khởi điểm trung bình sẽ khoảng 7-15 triệu/tháng cho đến khi đạt được những vị trí quản lý tầm trung trở lên, mức lương có thể đạt đến hàng nghìn đô tùy theo trình độ, khả năng và kinh nghiệm. Trong tương lai, mức lương này ngày càng tăng mạnh hơn do sự “khát” nhân lực của ngành công nghiệp này.
Ngành Quan hệ công chúng là gì?
II. Một số công việc của một người làm Quan hệ công chúng
- Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài công ty.
- Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết chiến dịch quảng bá hình ảnh của công ty.
- Xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí.
- Phân tích, nghiên cứu thông tin từ việc khảo sát thị trường để đưa ra các cơ hội/chiến lược phát triển cho sản phẩm.
- Thu nhập thông tin feedback từ khách hàng.
- Phụ trách viết bài PR, thông cáo báo chí, phát triển nội dung website.
- Nghiên cứu thị trường, dự trù kinh phí để duy trì các hoạt động đến truyền thông, quảng cáo hàng tháng/chiến dịch dài hạn.
- Soạn thảo và biên tập tài liệu báo chí và hàng nghìn loại báo cáo: báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ v.v…
- Sản xuất, thiết kế lại niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện v.v…
- Quan hệ với giới truyền thông, cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời theo dõi và xử lý thông tin báo chí thông qua các hoạt động họp báo, phát thông cáo báo chí v.v…
- Sắp xếp những cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, chuẩn bị các bài diễn thuyết, là người phát ngôn cho tổ chức của mình v.v…
- Tổ chức các sự kiện như: các buổi hội nghị, triển lãm, những lễ kỉ niệm, cuộc thi, giải thưởng nhằm thu hút công chúng, tạo dựng hình ảnh về tổ chức.
- Nghiên cứu, đánh giá về các kế hoạch, chương trình, hoạt động sau khi thực hiện để rút kinh nghiệm.
Công việc của người làm quan hệ công chúng
III. Học Quan hệ công chúng cần những tố chất gì?
Quan hệ Công chúng là ngành của sự cạnh tranh, đôi khi bạn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ để làm sao thông điệp mà doanh nghiệp mình muốn đưa ra được nổi bật và nhiều người biết đến nhất. Vì thế, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có niềm đam mê với các hoạt động, sự kiện bất kì.
- Có khả năng viết lách, sáng tạo những ý tưởng mới lạ cho các sự kiện hoặc hoạt động nào đó
- Bắt “trend”, nhạy cảm với xu hướng, cập nhật tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình một cách nhanh nhất.
- Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, vì đây là một ngành cần phải dùng ngôn từ khá là nhiều để truyền đạt ý tưởng của mình đến doanh nghiệp
- Có tính cẩn thận và làm việc theo kế hoạch cụ thể đã đề ra.
- Có nhiều trải nghiệm và kiên định.
Tố chất của người học Quan hệ công chúng
IV. Học Quan hệ công chúng ở đâu?
1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
Có thể nói, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay là sự tiếp nối lịch sử của Đại học Văn khoa mùa Thu sao vàng tháng Tám, của Đại học Tổng hợp Hà Nội, của Đại học Quốc gia Hà Nội, đang hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, với sứ mệnh “đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học xã hội và nhân văn”. Trong 75 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vào năm 1962, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập dựa trên sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đa lĩnh vực từ lý luận chính trị, tư tưởng – văn hóa, báo chí, truyền thông đến một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Phấn đấu đến năm 2050, Học viện sẽ trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng – văn hóa, báo chí và truyền thông, đạt được uy tín học thuật cao trong khu vực và trên thế giới.
Được thành lập năm 2006, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là cơ sở tiên phong cung cấp các chương trình đào tạo Đại học và sau Đại học ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo trên cả nước.
3. Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN – VNU)là một trong hai hệ thống Đại học Quốc gia của Việt Nam, có niên đại hàng trăm năm. Sau chừng ấy năm xây dựng và phát triển không ngừng trong việc đào tạo, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.
4. Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân
Những năm trở lại đây, Trường ĐH Kinh Tế Quốc dân đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc tạo dựng thương hiệu cũng như phát triển về cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Đặc biệt trong kì tuyển sinh năm 2018 của ĐH Kinh Tế Quốc Dân mở rộng thêm 12 ngành, chương trình mới, đa dạng về sự lựa chọn ngành nghề cho những người muốn theo đuổi ngành, trong số đó có thể đến Chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR), một chuyên ngành mới thuộc Khoa Marketing. Đặc biệt khi được đào tạo tại một môi trường hiện đại và chất lượng như ĐH KTQD, bạn sẽ có cơ hội được học tập, được đào tạo, được cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để tiến tới tạo dựng tên tuổi, khẳng định vị trí trong lĩnh vực PR.
5. Đại học Quốc tế RMIT
Đại học Quốc tế RMIT
Cách đây hai mươi năm về trước, khi Việt Nam dần dần mở rộng hợp tác quốc tế, chính phủ Việt Nam đã thành lập nên trường đại học Quốc Tế RMIT Việt Nam, kế thừa từ đại học Quốc Tế RMIT ở Úc – nơi có danh tiếng quốc tế và sở hữu nền giáo dục xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, trong nghiên cứu ứng dụng, tham gia giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp và cộng đồng. Đại học RMIT Việt Nam hiện đang đào tạo chuyên môn trong một số lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ, truyền thông, thiết kế, thời trang và ngôn ngữ và không thể thiếu ngành Quan hệ công chúng.
6. Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance – UEF) thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2007 theo quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. UEF theo đuổi mục tiêu là đại học hàng đầu Việt Nam và hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế gắn liền triết lý Chất lượng – Hiệu quả – Hội nhập. Với mục tiêu nhất quán, UEF hướng tới tiêu chuẩn giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế cùng chuyển biến kinh tế trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Chọn học ngành quan hệ công chúng tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM (UEF), bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp hiện đại, gắn thực tiễn, học tập trong môi trường chuẩn quốc tế, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn. Bạn được cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để tiến tới tạo dựng tên tuổi, khẳng định vị trí trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
7. Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM được thành lập ngày 26-10-1994. Gần 25 năm qua, HUFLIT đã trở thành trường đại học ngoài công lập được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo cử nhân ngành quan hệ quốc tế gồm hai chuyên ngành là chính trị ngoại giao và quan hệ công chúng. Được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, truyền thông, quan hệ công chúng, lễ tân ngoại giao, đối ngoại, tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng, viết báo chí, thiết lập. Và duy trì mối quan hệ với các nhóm công chúng.
Bên cạnh đó, các kỹ năng để giúp người học có thể làm việc hiệu quả sau này như kỹ năng giúp khai thác thông tin, thuyết trình, viết báo cáo, soạn thảo thư tín, văn bản, các loại hợp đồng, hiệp định…cũng được chú trọng trong chương trình đào tạo.
8. Đại học Văn Lang
Đại học Văn Lang
Khoa quan hệ công chúng – truyền thông & nghệ thuật (Faculty of Public Relations and Communications) thành lập và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2007. Trường Đại học Văn Lang là một trong số ít các cơ sở đào tạo đầu tiên về ngành nghề này ở bậc đại học, hệ chính quy. Vào thời điểm khoa được thành lập, tại Việt Nam, quan hệ công chúng là ngành nghề còn khá mới mẻ. Năm đầu tiên, khoa tuyển được 100 sinh viên theo học. Ngành học này ngày càng thu hút được nhiều bạn trẻ. Hiện tại, số lượng sinh viên mỗi khóa tuyển sinh vào ngành quan hệ công chúng của Trường hàng năm là gần 300.
Khoa quan hệ công chúng – truyền thông và nghệ thuật, Trường Đại học Văn Lang phấn đấu trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực quan hệ công chúng chất lượng cao ở khu vực phía Nam, đơn vị tiên phong trong việc áp dụng chương trình học tiên tiến vào công tác giảng dạy, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để ngày càng tiệm cận với tiêu chuẩn chất lượng đào tạo của khu vực và thế giới.
9. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiền thân là lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, trải qua hơn 60 năm phát triển, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đựoc thành lập theo định hướng quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước. Trung ương Đoàn và Học viện đã tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống giáo dục Đại học quốc dân.
10. Đại học Đại Nam
Đại học Đại Nam
Ngành quan hệ công chúng – Truyền thông của trường Đại học Đại Nam hình thành và phát triển từ 2011 cho đến nay. Đây là một ngành học vô cùng hấp dẫn, thu hút được rất nhiều quan tâm của các nhà tuyển dụng. Nhưng để đào tạo ra những cử nhân ra trường có thể ứng dụng hiệu quả kiến thức trong công việc cần phải có kế hoạch và những mục tiêu cụ thể đặt ra. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng được thiết kế dựa trên mô hình đào tạo của các trường đại học có kinh nghiệm và uy tín trong nước và nước ngoài.Hiện tại, Trường Đại học Đại Nam đang đào tạo hệ đại học chính quy chuyên ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông vẫn không ngừng thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký xét tuyển theo học hàng năm bởi uy tín nhà trường, chương trình đào tạo chất lượng và cơ hội việc làm hấp dẫn.
11. Đại học Nguyễn Trãi
Đại học Nguyễn Trãi
Được thành lập vào năm 2008, Trường Đại học Nguyễn Trãi (Nguyen Trai University – NTU) là ngôi trường tư thục chuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ hệ cao đẳng đến hệ đại học, sau đại học hướng đến chuẩn giáo dục quốc tế đồng thời xây dựng và phát triển môi trường học thuật chuyên nghiệp, với mong muốn trở thành trường tư thục đa ngành thuộc top các trường đại học hàng đầu Việt Nam, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đại học của Việt Nam và hòa nhập thế giới.
Theo học ngành Quan hệ công chúng tại NTU, sinh viên sẽ được đào tạo tất cả các kiến thức, kĩ năng cần có của một người làm công chúng. Cụ thể, NTU chú trọng việc thúc đẩy, tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm, thực hành kĩ năng trong môi trường doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong khoa và lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo sinh viên vững vàng về kiến thức chuyên môn, trường còn bồi dưỡng cho sinh viên những tiết học kĩ năng mềm chung và kĩ năng riêng của từng chuyên ngành, được chọn học trong 3 loại ngôn ngữ: Anh, Nhật, Hàn,… để nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
V. Ngành Quan hệ công chúng học những gì?
1. Kiến thức
- Kiến thức lý luận chính trị: Triết học Mac-Lenin, Kinh tế chính trị Mac-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Kiến thức cơ sở ngành: Nhập môn PR, Nhập môn Truyền thông, PR nội bộ và cộng đồng, Tổ chức hoạt động báo chí, Quản trị học, Marketing căn bản, Xây dựng và Quản trị Thương hiệu…
- Kiến thức ngành: Hoạch định chiến lược truyền thông, Pháp luật truyền thông, Nghệ thuật nói trước công chúng, Đạo đức truyền thông, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng …
- Kiến thức chuyên ngành: Viết cho PR, Quản trị rủi ro trong Quan hệ Công chúng; Tổ chức hoạt động báo chí, Sản xuất chương trình truyền thông, Phỏng vấn …
- Kiến thức chuyên sâu: Hoạch định chiến lược PR, Quản trị truyền thông, Sáng tạo quảng cáo, Tổ chức và Quản trị sự kiện, Truyền thông marketing tích hợp, Truyền thông đa phương tiện, cùng hệ thống kiến thức bổ trợ giúp sinh viên có hiểu biết đa dạng về lĩnh vực PR – truyền thông.
Kiến thức ngành Quan hệ công chúng
2. Kỹ năng
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý vấn đề tốt
- Khả năng giao tiếp, năng động, sáng tạo. thích làm việc với đám đông
- Kỹ năng trình bày ý tưởng
- Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông.
- Khả năng thấu hiểu tâm lý con người.
Kỹ năng ngành Quan hệ công chúng
3. Bằng cấp, chứng chỉ nên có
- Chứng chỉ ngoại ngữ: IELTS, TOEIC, chứng chỉ tiếng Hàn, Nhật, Trung,…
- Chứng chỉ Tin học
Bằng cấp, chứng chỉ nên có khi học ngành Quan hệ công chúng
VI. Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
- Chuyên viên Quan hệ công chúng: có trách nhiệm trong quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tham gia tổ chức sự kiện, các buổi truyền thông nội bộ, báo chí tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân,…
- Phóng viên, biên tập viên phụ trách về mảng truyền thông, xã hội, du lịch, quảng cáo, giáo dục… tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, công ty truyền thông.
- Chuyên viên tư vấn PR: phân tích, tư vấn, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của cơ quan, doanh nghiệp.
- Chuyên viên Marketing: lên ý tưởng, lập kế họach, xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông trong kinh doanh, quảng cáo, xây dựng thương hiệu nhãn hàng.
- Giảng viên, trợ giảng về môn Quan hệ công chúng trong các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học
- Nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng
Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Quan hệ công chúng. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bạn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.