Nếu điểm danh những ngành học khó bị “lỗi thời”, chắc hẳn không thể thiếu cái tên Quan hệ Quốc tế. Cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc xây dựng mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là yếu tố không thể thiếu để phát triển đất nước.
Tại Việt Nam, các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nước ta cũng thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác. Do đó, nhu cầu nhân lực đối với ngành Quan hệ Quốc tế ngày càng nhiều hơn, là cơ hội thể hiện bản thân của những người trẻ nắm vững chuyên môn, năng động và giỏi ngoại ngữ.
Sinh viên sẽ học gì ở ngành Quan hệ Quốc tế?
Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, vì vậy trong suy nghĩ của nhiều học sinh, đây là một môn học cứng nhắc, thiếu hứng thứ. Tuy nhiên trên thực tế, QHQT là ngành đa lĩnh vực. Bên cạnh chính trị học, ngành này còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học.
QHQT liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.
Ngành QHQT sẽ gồm 4 chuyên ngành chính là: Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế và cuối cùng là Quan hệ công chúng và truyền thông. Khi học bạn sẽ không phải học tất cả các chuyên ngành này mà sẽ được chọn một chuyên ngành mình thích để theo học.
Sự năng động, vốn hiểu biết rộng và trình tiếng Anh thành thạo chính là 3 “nguyên liệu” không thể thiếu để tạo nên một sinh viên ngành QHQT tài ba. Bên cạnh đó, sinh viên ngành này cũng được trang bị các kỹ năng như đối ngoại, thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình huống, đánh giá các vấn đề quốc tế, nghiệp vụ đối ngoại…
Học Quan hệ Quốc tế ra trường làm ở đâu?
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành QHQT vô cùng rộng mở và nơi làm việc cũng có phần “oách” hơn hẳn những ngành học khác khi Bộ Ngoại giao hay Sở Ngoại vụ sẽ là địa điểm mà bạn công tác thường nhật.
Tuy nhiên, đừng lầm tưởng tốt nghiệp ngành QHQT là sinh viên chỉ có thể vào làm việc ở Bộ Ngoại giao nhé. Theo khảo sát của một vài trường đại học thực hiện vào năm 2019 thì có đến 50% sinh viên ngành QHQT làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
Ngoài ra, sinh viên học ngành QHQT khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:
Chuyên viên đối ngoại của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành.
Công tác truyền thông đối ngoại trên các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… trong ngành truyền thông.
Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án, đại diện thương mại trong và ngoài nước hay tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
Công việc biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch.
Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các trường đại học, viện đào tạo…
Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Các đơn vị báo chí, truyền hình.
Ngành Quan hệ Quốc tế xét tuyển tổ hợp nào?
Ngành này xét tuyển đầu vào qua các khối thi và tổ hợp môn thi gồm: Khối A1, D1, D14 và D15. Mức điểm chuẩn của ngành này qua các năm dao động trong khoảng từ 18 – 24 điểm.
Mức lương ngành Quan hệ quốc tế
Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng.
Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành QHQT và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
Học ngành Quan hệ Quốc tế ở đâu?
Hiện có khá nhiều trường đào tạo ngành học này. Đặc điểm chung là các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, định hướng ngành rộng, cung cấp các kiến thức nền tảng và cốt lõi, chú trọng các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khả năng thích ứng của người học trong môi trường quốc tế.
Học viện Ngoại giaoHọc viện Báo chí và Tuyên truyềnĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCMĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCMĐại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (HUFLIT)Đại học Sư phạm TP.HCMĐại học Quốc tế Hồng BàngĐại học Sài GònĐại học Duy TânKhoa Quốc Tế (HUIS) – Đại Học Huế…
Để trở nên thành công và có chuyên môn vững thì sinh viên theo học ngành này phải rất chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc học tập cũng như sự tư duy logic.
Do tính chất chính của ngành nghề này chính là sự kết nối để dẫn đến những mối quan hệ sau đó nên các kiến thức cũng như lĩnh vực cần tìm hiểu rất đa dạng. Điều này phần nào khiến cho sinh viên cảm thấy khó tải và tiếp thu.
Hơn hết phạm vi các môn học cũng khá rộng vì không chỉ là kiến thức về đất nước mình mà cả đất nước khác mang tính quốc tế. Thêm vào đó sinh viên còn phải có kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ tốt. Nếu không có hai yếu tố này thì bạn sẽ rất khó kiếm được công việc theo đúng chuyên ngành của mình.