Giỗ Tổ Hùng Vương tiếng Anh là gì đến nay vẫn khiến nhiều bạn học Anh ngữ băn khoăn không nên chọn cách diễn giải, dịch nghĩa nào cho đúng. Chưa kể, chúng ta còn có thuật ngữ “Lễ hội Đền Hùng” cũng cần chuyển ngữ sang tiếng Anh, cách phát âm như thế nào. Có 2 cơ sở quan trọng nhất để xác định, đó là văn bản của cơ quan cấp nhà nước, và kế nữa là từ cách viết của UNESCO.
Contents
Giỗ Tổ Hùng Vương trong tiếng Anh là gì?
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong tiếng Anh là Hung Kings Commemoration, hoặc Hung Kings’ Commemoration Day
Cách phiên âm Kings: /kɪŋz/, Commemoration: /kəmeməˈreɪʃn/, Day: /deɪ/.
Lễ hội Đền Hùng trong tiếng Anh là Hung Kings’ Temple Festival
Cách phiên âm là Temple: /ˈtempl/, Festival: /ˈfestəvl/.
Cách diễn giải ‘Giỗ Tổ Hùng Vương’ trong tiếng Anh vẫn còn nhiều tranh cãi?
Hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn dịch cụm từ “Giỗ Tổ Hùng Vương”, “Lễ Hội Đền Hùng” sang tiếng Anh”, chỉ có văn bản hành chính. Báo chí trong nước vì thế cũng tùy vào cách hiểu của Phóng viên mà chuyển ngữ khác nhau.
Như Dân Trí thì gọi là “Death anniversary of Hung Kings“, còn báo Tuổi Trẻ (anh lớn trong làng báo Việt Nam” thì gọi là “Hung Kings’ death anniversary“. Còn như từ điển trực tuyến WikiPedia thì dùng “The Death anniversary of the Hung Kings”. VnExpress, tờ báo nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa cô Ms.Hoa lên hướng dẫn là Hung Kings Commemoration, hoặc Hung Kings’ Commemoration Day.
Quan trọng nhất, ChuyenNgu.com đã tìm hiểu thấy có 2 nguồn chính thống đáng tin cậy là của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và UNESCO rất đáng để mọi người tham khảo.
Trang của Tổng cục Du lịch dịch ngày “Giỗ tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh đơn giản là “Hung Kings’ Anniversary”. Còn các tài liệu của UNESCO diễn giải thành “Ancestral Anniversary” (Kỷ niệm quốc tổ), đầy đủ theo cách gọi này là “The Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings”.
Ngoài ra, ChuyenNgu.com cũng sưu tập được một số cách gọi khác “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh để bạn đọc tham khảo. Có người dịch thành “Festival worshipping Hung Kings”, “Ancestor worshipping day of Hung Kings”, “Memorial Day of Ancestor King Hùng”, hoặc đơn giản hơn là “Hung Kings’ Day”.
Các báo lớn có dùng cụm từ “Hero King’s death anniversary” hoặc “Hung Kings’ Death Anniversary”, nhưng chữ Death nghe có vẻ hơi thiếu trang nghiêm nên ít được dùng.
Ở đây, King có s vì là số nhiều, để tưởng nhớ 18 vị vua Hùng dựng nước. Về ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch dịch sang tiếng Anh thành 10th day of the 3rd lunar month.
Đền Hùng tiếng Anh là Hùng Temple (Hùng temple at Nghĩa Lĩnh mountain in Phú Thọ province). UNESCO gọi Giỗ tổ Hùng Vương là “the Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings”.
Về lịch âm của Việt Nam, tiếng Anh gọi tháng âm là Lunar Month, lịch âm là Lunar Calendar, năm mới âm lịch là Lunar New Year. Trong đó, từ Lunar để chỉ những gì thuộc về Mặt Trăng, âm lịch dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng.
Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay còn gọi “Lễ hội Đền Hùng” là ngày lễ lớn của Việt Nam, cả nước đều được nghỉ, để tưởng nhớ công lao dựng nước của 18 vị vua Hùng Vương. Ngày giỗ chính vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng lễ hội thì diễn ra từ mùng 8 đến 11 âm lịch.
Các triều đại phong kiến trước đây của Việt Nam đều công nhận Ngày Giỗ Hùng Vương là ngày quốc lễ, nhân dân và các vua, chúa đều đến lễ bái đền Hùng để tưởng nhớ Đấng Thánh Tổ. Ngày lễ chính thức là do vào năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ đã gửi công văn cho quan tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch làm ngày lễ chính thức, từ đó ngày này được công nhận trên toàn quốc.
Giỗ tổ Hùng vương còn được UNESCO công nhận là “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”. Năm 2007, ngày 10 tháng Ba chính thức trở thành ngày lễ quốc gia, mọi người sẽ nghỉ lễ.
Dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ thời xa xưa nói về ngày Giỗ tổ Hùng Vương, nhắc nhở con cháu phải nhớ ngày này để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng:
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baDù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Dân gian
Danh sách 18 đời Hùng Vương (Vua Hùng)
Đời vua Tên Thuần Việt Tên Hán Việt 1 Kinh Dương Vương 涇陽王 2 Hùng Hiền vương 雄賢王 3 Hùng Lân vương 雄麟王 4 Hùng Diệp vương 雄曄王 5 Hùng Hi vương 雄犧王 6 Hùng Huy vương 雄暉王 7 Hùng Chiêu vương 雄昭王 8 Hùng Vĩ vương 雄暐王 9 Hùng Định vương 雄定王 10 Hùng Hi vương 雄曦王 11 Hùng Trinh vương 雄楨王 12 Hùng Vũ vương 雄武王 13 Hùng Việt vương 雄越王 14 Hùng Anh vương 雄英王 15 Hùng Triêu vương 雄朝王 16 Hùng Tạo vương 雄造王 17 Hùng Nghị vương 雄毅王 18 Hùng Duệ vương 雄睿王
Có khá nhiều cách diễn giải “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương” sang tiếng Anh, nhưng những nhà dịch giả tên tuổi đều khuyên dùng cụm từ “Hung Kings Commemoration”. Còn “Lễ Hội Đền Hùng” trong tiếng Anh là “Hung Kings’ Temple Festival”. Mọi người nên dùng thôi, chứ không cần bó hẹp vào một cụm từ nhất định vì như vậy sẽ gây trùng lặp và nhàm chán. Khi nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn cũng nên biết cách diễn giải lịch sử, ý nghĩa về các đời vua Hùng để người nước ngoài hiểu.