Bạn đã biết nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì chưa? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ về khái niệm, đặc điểm và cách làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý một cách dễ hiểu nhất nhé.
Contents
- 1 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?
- 2 2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
- 3 BẠN QUAN TÂM
- 4 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 5 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 6 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?
- 7 2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?
Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa… của con người với con người, của con người trong xã hội và là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.
-
+ Tư tưởng có nghĩa là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.
-
+ Đạo lý có nghĩa là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.
- Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải và tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.
Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lý thường được thực hiện lập luận theo các bước đó là phải nêu rõ được nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lý gì, phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu, bàn luận chứng minh các mặt đúng – sai, tích cực – tiêu cực, mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó, khẳng định vấn đề và liên hệ.
Ví dụ các đề tài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường các chủ đề được lấy từ các câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như:
- Lá lành đùm lá rách, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cũng tương tự như các thể loại văn nghị luận khác, các bạn cũng phải thực hiện lần lượt 4 phần đó là
Phần 1: Tìm hiểu đề và tìm ý bao gồm:
Tìm hiểu đề:
- – Kiểu bài: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- – Vấn đề nghị luận.
- – Phạm vi bàn luận.
Tìm ý:
- Giải thích, nêu ý nghĩa, khái niệm, đặc điểm của vấn đề cần nghị luận, phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng, vấn đề đó được thể hiện như thế nào trong văn hóa, trong đời sống. Hay còn có những biểu hiện nào trái ngược không và nên nhận thức và hành động như thế nào cho đúng?
Phần 2: Viết dàn bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Mở bài: Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận, đưa ra các vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- – Giải thích vấn đề: Giải thích các từ, cụm từ trọng tâm, giải thích các từ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu và khái quát thành bài học, lời khuyên.
- – Bàn luận và chứng minh vấn đề: Cần khẳng định được tính đúng, sai của tư tưởng đạo lý đó, vận dụng các câu châm ngôn, ca dao – tục ngữ có liên quan đến tư tưởng đạo lý để chứng minh, đưa ra các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống, các câu chuyện đời thường hay trích trong truyện hạt giống tâm hồn.
- – Bàn luận mở rộng: Phê phán các hành động sai trái, xây dựng nhận thức và hành động đúng.
Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề, liên hệ với thực tế, bản thân, xã hội.
Trên đây là những chia sẻ của mình về các kiến thức cơ bản về nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.
Bạn đã biết nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì chưa? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ về khái niệm, đặc điểm và cách làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý một cách dễ hiểu nhất nhé.
1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?
Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa… của con người với con người, của con người trong xã hội và là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.
-
+ Tư tưởng có nghĩa là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.
-
+ Đạo lý có nghĩa là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.
- Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải và tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.
Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lý thường được thực hiện lập luận theo các bước đó là phải nêu rõ được nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lý gì, phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu, bàn luận chứng minh các mặt đúng – sai, tích cực – tiêu cực, mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó, khẳng định vấn đề và liên hệ.
Ví dụ các đề tài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường các chủ đề được lấy từ các câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như:
- Lá lành đùm lá rách, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cũng tương tự như các thể loại văn nghị luận khác, các bạn cũng phải thực hiện lần lượt 4 phần đó là
Phần 1: Tìm hiểu đề và tìm ý bao gồm:
Tìm hiểu đề:
- – Kiểu bài: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- – Vấn đề nghị luận.
- – Phạm vi bàn luận.
Tìm ý:
- Giải thích, nêu ý nghĩa, khái niệm, đặc điểm của vấn đề cần nghị luận, phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng, vấn đề đó được thể hiện như thế nào trong văn hóa, trong đời sống. Hay còn có những biểu hiện nào trái ngược không và nên nhận thức và hành động như thế nào cho đúng?
Phần 2: Viết dàn bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Mở bài: Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận, đưa ra các vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- – Giải thích vấn đề: Giải thích các từ, cụm từ trọng tâm, giải thích các từ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu và khái quát thành bài học, lời khuyên.
- – Bàn luận và chứng minh vấn đề: Cần khẳng định được tính đúng, sai của tư tưởng đạo lý đó, vận dụng các câu châm ngôn, ca dao – tục ngữ có liên quan đến tư tưởng đạo lý để chứng minh, đưa ra các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống, các câu chuyện đời thường hay trích trong truyện hạt giống tâm hồn.
- – Bàn luận mở rộng: Phê phán các hành động sai trái, xây dựng nhận thức và hành động đúng.
Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề, liên hệ với thực tế, bản thân, xã hội.
Trên đây là những chia sẻ của mình về các kiến thức cơ bản về nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.