Contents
Soạn bài Vượt thác (Võ Quảng)
Xem thêm Tóm tắt: Vượt thác
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả:
Võ Quảng sinh 1920 – quê ở Quảng Nam.
– Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Văn bản: “Vượt thác” trích chương XI của truyện Quê nội.
– Thể loại: truyện ngắn.
– Phương thức kể chuyện: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: từ đầu đến Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước: miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
+ Phần 2: tiếp đến qua khỏi thác Cổ Cò: con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
+ Phần 3: còn lại: thuyền đã qua khỏi thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo trật tự không gian, thời gian.
1. Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác 2. Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ 3. Qua khỏi đoạn thác dữ – Trời thổi gió nồm, nương dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít, những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây, núi non, cây cổ thụ… ⇒ khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị. – Đoạn thác dữ, nước cao, vách đá cao. ⇒ một con thác vô cùng hùng dữ – Những cây cối hiện lên, những đồng bằng xanh tươi trù phú, sông chảy quanh co nhịp nhàng
Vị trí quan sát: trên con thuyền vượt thác ấy, người quan sát có thể miêu tả chân thực và linh hoạt về cảnh sắc.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Cảnh con thuyền vượt thác:
– Tinh thần sẵn sàng: nấu cơm ăn để được chắc bụng, …
– Hành động con người: nhanh, mạnh.
– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng…
* Hình ảnh dượng Hương Thư:
– Ngoại hình: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, nh¬ư một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
– Động tác: Co người, phóng sào, ghì chặt, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt…
* Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư:
– Sử dụng thành ngữ: nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.
– Dùng hình ảnh cường điệu: hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”: người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Khẳng định hình ảnh con ngư¬ời lao động mang sức mạnh phi thường, rắn chắc, nhanh nhẹn, tinh thần quả cảm, quyết liệt trong khó khăn thử thách.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình ảnh cây cổ thụ:
– Đoạn đầu sử dụng biện pháp nhân hóa: Dọc sông, những chòm cổ thụ… xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ: thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.
– Đoạn cuối sử dụng biện pháp so sánh: Dọc sườn núi, những cây to…tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ: thiên nhiên cũng phấn khích với chiến thắng con người.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình ảnh con người và thiên nhiên:
– Thiên nhiên, hoang sơ, hùng vĩ.
– Con người lao động khiêm tốn, quả cảm, dũng mãnh, quyết liệt trong công việc.
III. Luyện tập
Sông nước Cà Mau Vượt thác Thiên nhiên – Sông nước hùng vĩ, hoang dã – Vùng Nam Bộ rộng lớn, chợ Năm Căn tấp nập, sông ngòi chằng chịt Miền trung Trường Sơn thác nước dữ dội Nghệ thuật – Từ khái quát đến cụ thể – Biện pháp chủ yếu: so sánh. – Trình tự không gian, thời gian – Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá và so sánh.