Phiên dịch tuy là nghề khá phổ biến hiện nay với nhu cầu tuyển dụng cao nhưng không phải ai cũng biết phiên dịch viên tiếng Anh là gì? Phiên dịch viên là làm gì? Có nên làm phiên dịch viên? Nếu bạn cũng đang thắc mắc như thế, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn!
Contents
Phiên dịch viên tiếng Anh là gì?
Theo từ điển Việt – Anh, phiên dịch viên (PDV) trong tiếng Anh được hiểu là Interpreter, tức người dịch miệng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa ngôn ngữ nguồn.
Để làm được điều này, PDV phải thông thạo ít nhất 2 loại ngôn ngữ – có kiến thức nền tốt về các lĩnh vực cần phiên dịch – nắm và hiểu rõ nền văn hóa của một số nước – thành thạo các kỹ năng phiên dịch – có trí nhớ tốt và phản xạ nhanh nhạy – linh hoạt trong tiếp nhận và xử lý tình huống – luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp khi phiên dịch…
Phiên dịch viên là làm gì?
Nhiệm vụ của PDV là lắng nghe ngôn ngữ nguồn từ người nói – phân tích thông tin, chuyển đổi ngôn ngữ có sử dụng các từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành – để tạo ra ngôn ngữ đích chính xác đến người nghe.
Một PDV “được việc” phải đảm bảo tạo ra bản dịch chuẩn, chuyển tải đúng nội dung, ý nghĩa mà người nói mong muốn; đồng thời giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận lượng thông tin liên quan cần nghe.
Ngoài ra, để công việc PDV được trôi chảy, PDV trước khi phiên dịch còn phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng những thông tin liên quan đến buổi dịch như: nghiên cứu chủ đề buổi dịch; tìm kiếm tài liệu tham khảo; tìm hiểu thông tin khách hàng; chuẩn bị trang phục phù hợp; thể hiện phong thái làm việc tự tin; luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận và xử lý những tình huống phát sinh/ tai nạn nghề nghiệp trong quá trình dịch…
Được – Mất khi làm Phiên dịch viên là gì?
Không một công việc “làm thuê” nào là dễ dàng. Nghề phiên dịch tuy có vinh quang và hào nhoáng nhưng cũng không thiếu thách thức, khó khăn.
+ Được gì?
– Gặp gỡ nhiều người, ở nhiều địa vị và vị trí xã hội, từ Giám đốc công ty hay Bác sĩ quốc tế, người nổi tiếng là ca sĩ/ diễn viên/ nhà báo cho đến nguyên thủ quốc gia, chính trị gia của các nước sử dụng ngôn ngữ phiên dịch
– Thu nhập cao. Lương PDV thường tính theo giờ và loại ngôn ngữ phiên dịch, tính chất buổi dịch… Một PDV “đắt show” có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Thêm nữa, ngoài phiên dịch nói, PDV cũng có thể nhận thêm các hợp đồng biên dịch để tăng thu nhập nếu sắp xếp được thời gian và đảm bảo chất lượng bản dịch
– Linh hoạt trong công việc (dịch nối tiếp, dịch song song, dịch cabin, dịch chuyên ngành, dịch tiếng Anh/ Trung/ Thái/ Hàn…) và giờ giấc (không cố định ca hành chính mà phụ thuộc vào buổi trò chuyện, giao tiếp của khách và đối tác). Một PDV “có tiếng nói” có thể chọn khách hàng cho mình thay vì “chỉ cần có khách gọi là vui rồi” rồi khó khăn trong việc nghe – dịch nghĩa do khách phát âm sai, nói nhanh hoặc kiếm chuyện.
– Được đi nhiều nơi trong và ngoài nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa tại địa phương nơi phiên dịch, ngôn ngữ dịch hoặc của chính khách hàng, đối tác theo dịch… Điều này vô cùng hữu ích để nâng cao vốn sống và sự hiểu biết, kết giao bạn bè, hoàn thiện bản thân, hỗ trợ cho công việc trong tương lai
– …
+ Mất gì?
– Tài chính: dĩ nhiên rồi, muốn trở thành PDV trước tiên phải học, bao gồm học tiếng, học kỹ năng và kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ dịch. Điều này “ngốn” không ít tiền.
– Thời gian: mặc dù linh hoạt trong giờ giấc làm việc là thế nhưng đây không chỉ là “cái được” mà còn gây bất lợi cho PDV. Bởi thời gian làm việc không cố định, có thể phát sinh ca dịch vào bất kỳ lúc nào khiến thời gian sinh hoạt (ăn-ngủ-nghỉ) của bản thân khó xác định.
– Áp lực vì gặp chủ đề khó + nhạy cảm, phải dịch chính xác nghĩa của từ, dịch song song đuổi kịp ngôn ngữ nguồn hay các sự cố phát sinh khác xảy đến khi dịch
– Cạnh tranh cao, dễ bị đào thải do nhiều người hiện chọn nghề phiên dịch vì những hào nhoáng được đồn thổi như lương cao, thu nhập khủng, việc nhẹ… PDV phải cực kỳ giỏi, có mối quan hệ rộng và yêu nghề mới bám trụ được lâu
– …
>>>Tham khảo phân tích chi tiết:
7 Ích lợi mà nghề phiên dịch mang lại
5 Khó khăn mà nghề phiên dịch mang lại
Thế mới thấy, nghề phiên dịch không “dễ thở”. Một PDV chuyên nghiệp là người biết tận dụng thuận lợi để phát triển sự nghiệp; đồng thời đương đầu và tìm cách khắc phục khó khăn, khẳng định “giá trị” trong công việc, tạo chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng phiên dịch viên và đối tác, khách hàng.
Có nên làm Phiên dịch viên?
Qua phân tích về những Ích lợi và Khó khăn mà nghề phiên dịch mang lại đã ít nhiều giúp trả lời cho câu hỏi “Có nên làm Phiên dịch viên?”. Tự đánh giá nhu cầu tuyển dụng phiên dịch – khả năng đáp ứng của bản thân với nghề – cơ hội phát triển của nghề trong tương lai… và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho việc chọn nghề của mình.
Việc quyết định có nên lựa chọn và theo đuổi một công việc hay ngành nghề nào đó hay không sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân người tìm việc; sở thích và đam mê cống hiến trong công việc; mức độ phù hợp với công việc và văn hóa công ty; mức lương và chế độ đãi đãi ngộ của nghề; cơ hội thăng tiến;…
Nghề phiên dịch có nhu cầu tuyển dụng cao, cơ hội việc làm lớn với mức lương, chế độ đãi ngộ và con đường thăng tiến hấp dẫn. Ứng viên tìm việc phiên dịch khi đáp ứng được yêu cầu của nghề, yêu cầu từ nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng ứng tuyển thành công vào các tổ chức, công ty, nhà máy, khu công nghiệp trên toàn quốc.
Ms. Công nhân