Kính hiển vi là một dụng cụ được sử dụng để nhìn thấy các vật thể quá nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được. Với kính hiển vi, kích thước của một mẫu có thể phóng đại lên 40 – 3000 lần so với ban đầu. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi. Vậy kính hiển vi có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi ra sao? Cùng LabVIETCHEM tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các bộ phận cấu tạo kính hiển vi
Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính.
– Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, khoảng vài milimet, dùng để tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật nhiều lần.
– Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài centimet, được dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật qua vật kính.
– Hai thấu kính được ghép đồng trục ở hai đầu của một ống hình trụ, khoảng cách giữa chúng không đổi.
– Ngoài ra còn có bộ phận chiếu sáng vật cần quan sát.
Cấu tạo của kính hiển vi
2. Phân loại kính hiển vi
Kính hiển vi có thể được phân loại theo các tiêu chí sau
– Dựa trên những tương tác với mẫu để tạo ra hình ảnh:
+ Ánh sáng hoặc photon: Kính hiển vi quang học
+ Điện tử: Kính hiển vi điện tử
+ Đầu dò: Kính hiển vi quét đầu dò
– Dựa trên việc người sử dụng phân tích mẫu
+ Phân tích mẫu qua điểm quét: Kính hiển vi quang học đồng tiêu, kính hiển vi quét điện tử và kính hiển vi đầu dò quét.
+ Phân tích mẫu cùng một lúc: Kính hiển vi quang học trường rộng và kính hiển vi điện tử truyền qua.
Kính hiển vi điện tử có thể kết nối với máy tính
3. Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
– Cả kính hiển vi quang học trường rộng và kính hiển vi điện tử truyền qua đều sử dụng lý thuyết thấu kính ( thấu kính quang học cho kính hiển vi ánh sáng và thấu kính điện từ cho kính hiển vi điện tử) để phóng đại hình ảnh được tạo ra bởi sự truyền sóng qua mẫu hoặc phản xạ bởi mẫu.
– Các sóng được sử dụng là điện từ (trong kính hiển vi quang học) hoặc chùm electron (kính hiển vi điện tử).
– Độ phân giải trong các kính hiển vi này bị giới hạn bởi bước sóng của bức xạ được sử dụng để chụp ảnh mẫu, trong đó bước sóng ngắn hơn cho phép độ phân giải cao hơn.
– Kính hiển vi quang học và điện tử cũng như kính hiển vi đồng tiêu và kính hiển vi quét điện tử, sử dụng thấu kính để tập trung một điểm ánh sáng hoặc electron vào mẫu sau đó phân tích các tín hiệu do chùm tia tương tác với mẫu tạo ra.
– Điểm này sau đó được quét qua mẫu để phân tích trong một vùng hình chữ nhật. Độ phóng đại của hình ảnh đạt được bằng cách hiển thị dữ liệu từ việc quét một vùng mẫu vật lý nhỏ trên màn hình tương đối lớn.
– Các kính hiển vi này có cùng giới hạn độ phân giải như kính hiển vi quang học, đầu dò và điện tử trường rộng.
– Kính hiển vi đầu dò quét cũng phân tích một điểm duy nhất trong mẫu và sau đó quét đầu dò qua vùng mẫu hình chữ nhật để tạo hình ảnh. Vì loại kính hiển vi này không sử dụng bức xạ điện từ hoặc điện tử để chụp ảnh nên chúng không chịu giới hạn độ phân giải giống như kính hiển vi quang học và điện tử.
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
4. Nên mua kính hiển vi ở đâu tại Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh
LabVIETCHEM hiện đang là một trong những địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các loại kính hiển vi đến từ các hãng nổi tiếng như: OPTIKA, Prime – Ấn Độ, Genius, Mỹ,… đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực: học tập, nghiên cứu, y học, khoa học,…
Khi mua hàng tại LabVIETCHEM, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như mức giá TỐT nhất so với các công ty khác. Đồng thời, quý khách còn được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tận tình 24/7.
LabVIETCHEM là địa chỉ mua kính hiển vi chất lượng
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm kính hiển vi, quý khách có thể ghé thăm website labvietchem.com.vn hoặc gọi tới số hotline 1900 2639 để được giao hành nhanh nhất trên Toàn Quốc.
Xem thêm nhiều bài viết tại >>> https://bacsytom.com