Contents
Câu hỏi:
Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì?
A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
Đáp án đúng D.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa, có hai loại gió mùa là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
Lý giải việc lựa chọn đáp án đúng là đáp án D do:
Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông.
Có hai loại gió mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa.
– Về mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn.
Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía Nam và Đông Nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ Tín phong Bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió Tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam.
– Về mùa hạ, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đi về phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng di chuyển về phía Bắc và hút gió Tín phong từ phía nam xích đạo lên.
Sau khi vượt qua Xích đạo, do ảnh hưởng của lực coriolis, gió này chuyển hướng Tây Nam. Một số nơi, do sức hút lớn của các hạ áp lục địa, gió này chuyển hưởng Đông Nam.