Âm Dương là hai sao quan trọng trong Tử Vi, Thái Dương chủ về cha hoặc chồng, Thái Âm chủ về mẹ hoặc vợ. Căn cứ vào sự sáng mờ của Âm Dương (không cần thiết phải cư cung Mệnh Thân…), người ta có thể nêu ra được vài đặc tính quan trọng. Cần nhắc lại là các sao có thể thay đổi sự sáng tối của Âm Dương như sau:
Bộ Đào Hồng Thiên Hỉ hay Hỉ Thần,gọi tắt là Tam Minh có khả năng làm tăng sức sáng sủa của Âm Dương
Bộ Xương Khúc, nhất là vị trí Thìn Tuất và Sửu Mùi cũng làm tăng sức sáng cho Âm Dương
Bộ Riêu Đà Kỵ làm giảm thiểu sức sáng sủa của Âm Dương, chỉ có ngoại lệ là Hóa Kỵ đồng cư với Âm Dương tại Sửu Mùi khiến cho Âm Dương sáng hơn
Tuần Triệt làm nghịch đảo độ sáng, trừ khi gặp Âm Dương đồng cung tại Sửu Mùi thì làm tăng độ sáng. Trong trường hợp này gặp Tuần thì đẹp hơn gặp Triệt
Nữ nhân có Thái Âm lạc hãm thì kinh nguyệt không đều, ít nhất là xảy ra trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời và thông thường sinh lý không mạnh, không có nhiều hứng cảm khi làm tình. Nếu Thái Âm sáng sủa thì kinh nguyệt điều hòa và sinh lý khoẻ mạnh, thích thì chiều. Ví dụ có Thái Âm hãm gặp Triệt Tuần thì kinh nguyệt đều đặn…
Nam nhân có Thái Dương lạc hãm thì sinh lý yếu hoặc có vấn đề như xuất tinh sớm, không cương cứng, không thể làm tình nhiều lần (nhất dương chỉ), hoặc thiếu kỹ thuật… Nếu Thái Dương sáng sủa thì sinh lý mạnh khoẻ
Tóm lại Âm Dương sáng sủa thì cuộc sống sinh lý vợ chồng tốt, một điều kiện đưa đến hạnh phúc. Trường hợp Âm Dương Sửu Mùi thì sinh lý trung bình không mạnh không yếu
Âm Dương đồng sáng sủa thì vợ chồng khó bỏ nhau, thông thường thì vợ chồng tương đắc trừ khi gặp sao khắc kỵ với Âm Dương. Âm Dương sáng sủa tại Thìn Tuất thì vợ chồng tương đắc về sở thích nhưng hay tranh cãi nhau. Âm Dương lạc hãm là một điều kiện để vợ chồng dễ xung khắc, dễ bỏ nhau, xa cách hoặc chia ly
Âm Dương đồng tranh Sửu Mùi: vợ chồng thông thường không nhường nhịn nhau, tranh đua nắm thế thượng phong, từ đó dễ đưa đến bất hòa, vợ muốn lấn chồng, chồng muốn lấn vợ
Mệnh giáp Âm Dương lạc hãm thì vợ chồng dễ xa cách hoặc chia ly, nếu gặp Tuần Triệt thì cũng bỏ nhau nhưng bỏ chậm
Hạn rơi vào Âm Dương thủ hạn cũng quan trọng, thông thường dễ liên quan đến chồng hoặc cha nếu gặp Thái Dương, và mẹ hoặc vợ nếu gặp Thái Âm
Hạn gặp Âm Dương phản bối thì khó lập gia đình nhưng lại vấn vương về tình cảm
Cung Tật có Âm Dương dù đắc hay hãm cũng dễ có tật về mắt như mắt bị cận thị, yếu
Âm Dương sáng sủa thì cha mẹ thông thường thọ, còn lạc hãm thì không thể kết luận về thọ yểu
TÓM TẮT CÁC CÁCH CHÍNH CỦA NHẬT NGUYỆT
1. Nhật Mão Nguyệt Hợi dụng cung (Cung cần xem) tại Mùi: Cách Minh Châu Xuất Hải, tài quan song mỹ.
2. Nhật Mão Nguyệt Hợi dụng cung tại Mão: Cách Nhật Xuất Lôi Môn. Nếu ðýợc Tả Hữu Xýõng Khúc Khôi Việt hợp củng, phú quý không phải nhỏ. Hợp cho các tuổi Giáp Ất Canh Tân Nhâm, riêng tuổi Giáp hõi cực khổ, vì Giáp lộc tại Dần nên cung Mão Nhật gặp Kình Dýõng.
3. Nhật Mão Nguyệt Hợi dụng cung tại Hợi: Cách Nguyệt Lãng Thiên Môn. Tuổi Bính Ðinh quý hiển, tuổi Nhâm Quý výợng tài. Cũng ðắc lực cho các tuổi: Ất Ðinh Mậu Canh. Nếu ðýợc Tam Hóa và các các tinh hội chiếu, theo Thái Thứ Lang là ðãng môn chấp chýởng ðại quyền. Nếu không có cát tinh hội chiếu, theo Hà Lạc Dã Phu là công danh nhỏ, chức vụ bình thýờng.
4. Nhật Thìn Nguyệt Tuất, dụng cung nằm trong 2 cung ðó: Cách Nhật Nguyệt Tịnh Tranh Quang, mặt trời mặt trãng cùng tranh nhau phát sáng. Hýởng giàu sang suốt ðời, bệ vệ thanh nhàn, quý hiển, giữ gìn quyền thế bền vững. Nếu Nguyệt tại dụng cung, còn thêm cách Thiềm Cung Chiết Quế, nhẹ nhàng trên ðýờng công danh.
5. Nhật Tỵ Nguyệt Dậu dụng cung Sửu: Cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh, nếu dụng cung là Mệnh Quan: Là ngýời Tá Trùng Kim Ðiện, phò tá các bậc nguyên thủ quốc gia.
Tuổi Tân Ất: Phú lẫn Quý.
Tuổi Bính: Quý
Tuổi Ðinh: Phú
Gia Không Kiếp: bình thýờng
6. Nhật Tỵ dụng cung là Tỵ, có Cự vượng tại Hợi chiếu: Cách Nhật Mỹ Huy Thiên: Suốt đời sung túc, thanh nhàn, công danh ổn định. Gặp Lộc Mã Sinh Phụ Bậc: Thanh bình vi đại phú. Gặp Binh Hình Tướng Ấn: Loạn thế thành công
7. Nhật Hợi dụng cung là Hợi: Cách Nhật trầm Thủy Ðể. Nếu được Kình Ðà chiếu là cách Loạn Thế Phùng Quân, đắc dụng trong thời loạn. Nếu gặp Tam Hóa, Hồng Khôi, Tả Hữu lập được nghiệp lớn trong thời loạn. Nếu đắc Tứ Linh: Thịnh thế phát danh tài.
8. Nhật tại Tí: Nhật Trầm Thủy Ðể luận nhý tại Hợi cho cách Loạn Thế Phùng Quân. NNhu7ng theo Thái Thứ Lang nếu bình thường là Sinh Bất Phùng Thời. Tuổi Bính Ðinh rất hợp: phát phú quý nhưng người trung lương. Tối kỵ Tuổi Nhâm Quý là bần tiện hạ cục. Tuổi Mậu Kỷ không bền. Có phải vì Nhật lúc này rơi vào hàn thủy địa, cần lửa để sưởi ấm?
9. Mệnh vô chính diệu đắc Nhật Nguyệt hội chiếu là cách Nhật Nguyệt chiếu hư không: Người thông minh, học một biết mười. Chưa biết phú quý hay không, vì còn tùy các bộ sao đi với Nhật Nguyệt nữa.
10. Nhật Tuất Nguyệt Thìn: Phản cách của Nhật Nguyệt Tịnh Tranh Quang, rất xấu. Cần có Tuần Triệt hay Thiên Không ðồng cung ðể sáng sủa: Hýởng giàu sang và sống lâu.
Trường hợp ðặc biệt: Gặp Tam Hóa, Tam Minh, Xýõng Khúc: Phản Vi Kỳ, lập được nghiệp lớn trong thời buổi loạn lạc tranh đấu. Lá số Tưởng Giới Thạch có cách này.
11. Nguyệt tại Tí: Cách Nguyệt Cư Thýõng Hải: phú quý toàn mỹ, lòng dạ ngay thẳng, có tài can gián người trên. Tốt nhất cho mệnh Hỏa và tuổi Bính Ðinh. Hợp cho các tuổi: Mậu Kỷ Tân Quý.
12. Nhật tại Ngọ: Cách Nhật Lệ Trung Thiên, ngýời có cách này: Phú xưng địch quốc chuyên quyền chi vị. Tại vị trí này Nhật cực vượng nên có lẽ khốc liệt với tuổi Bính Ðinh, ôn hòa hơn với tuổi Quý. Theo cả TTL và HLDP, 4 tuổi Canh Tân Ðinh Kỷ là chuyên quyền cách. Có lẻ chãng Ðinh Kỷ Lộc tại Ngọ, giáp biên Dõng Ðà? Canh Tân thuộc Kim, Kim cần hỏa cho đắc dụng chăng?
13. Nguyệt tại Ngọ: Theo HLDP: hợp cho các tuổi Giáp Ðinh Canh Tân Quý. Theo TTL: Tuổi Bính Mậu: chủ phú quý, trấn ngự biên cương. Có lẽ vì tuổi Bính Mậu Lộc tại Tỵ, Kình tại Ngọ là cách Mã Ðầu Ðới Kiếm. Có thể cho rằng đây là thượng cách của Mã Ðầu Ðới Kiếm nếu Kình Nguyệt đồng cung tại Ngọ?
14. Nhật tại Dần: Cách Cự Nhật, nếu không gặp Kiếp Không Tứ Sát: Quan phong tam ðại, 3 ðời làm quan. Nếu gặp Hình Sát: Xuất ngoại hung nguy. Nếu bị Tuần Triệt Linh Hỏa: thành phá cách, suốt đời bôn ba cực khổ, bất đắc chí.
15. Nhật tại Thân: Cách Cự Nhật thứ cách, người không bền chí, tương đối tốt cho các tuổi: Giáp Kỷ Canh Tân, tuy phú quý nhưng không trường tồn, hình khắc. Các tuổi trên tương đối tốt, có lẻ vì: Tuổi Tân, Nhật đồng cung Kình, tuổi Canh Nhật giáp Dưỡng Ðà, tuổi Giáp và Kỷ Nhật được Triệt giải cứu?
16. Nguyệt tại Dần: Ðồng cung Thiên Cõ. Nguyệt tuy hãm nhưng tốt cho các tuổi Giáp Bính Ðinh Quý. Tuổi Bính nhờ Dương tại Ngọ, tuổi Ðinh nhờ Triệt, tuổi Giáp nhờ Dương Ðà giáp biên, tuổi Quý nhờ Hóa Khoa đồng cung? Nếu hội Tam Hóa Xương Khúc, chủ phú quý hiển vinh.
17. Nguyệt tại Thân: Ðồng cung Thiên Cổ. Tuy Nguyệt sáng sủa, nhưng cũng là trăng non, nên Theo TTL, đây là cách Cổ Âm Thân Xứ: Mang toàn oan trái vào thân, nếu dụng cung là Mệnh hoặc Phúc. Riêng cho các tuổi Giáp Ðinh Kỷ Canh Quý tương đối tốt. Có lẽ vì Tuổi Giáp Kỷ được Triệt giải cư, tuổi Canh nhờ giáp biên Dưỡng Ðà, tuổi Quý nhờ Kình chiếu, tuổi Ðinh nhờ Hóa Lộc ðồng cung chăng?
18. Nguyệt tại Mão: Hãm ðịa xấu, riêng tốt với các tuổi Ất Mậu Nhâm tuy phú quý nhýng không lâu dài. Có lẻ vì, tuổi Ất ðýợc Dýõng Ðà giáp biên. Tuổi Nhâm nhờ Triệt. Tuổi Mậu thì CT không biết tại sao, chỉ tạm giải thích là vì Thiên Quan Thiên Phúc đồng cung tại Mão nên Nguyệt tại Mão cũng tạm dùng được đối với tuổi Mậu.
19. Nguyệt tại Tỵ: Xấu, theo HLDP gặp Dýõng Ðà xấu hơn, nhưng nếu gặp Tam Minh, xuất ngoại năng thành.
20. Nhật tại Dậu: Ðồng cung Lưỡng: Xấu. Theo TTL tuổi Ất tài quan song mỹ. Giáp Canh có công danh nhưng không hiển đạt, hữu danh vô thực. Có lẽ vì Giáp được Triệt hóa giải, Canh được Hóa Lộc?
Trường hợp Nhật Nguyệt Ðồng Cung Sữu Mùi.
Phú Tử Vi có câu
Những người bất hiển công danh
Bởi vì Nhật Nguyệt đồng tranh sữu mùi.
Nên cách Nhật Nguyệt đồng tranh sữu mùi là cách Nhật Nguyệt Tranh Huy, người tài giỏi nhưng chỉ là quân tử tại dã.
Tuy nhiên, Nhật Nguyệt Tranh Huy chỉ là cách căn bản trong thế Nhật Nguyệt Sữu Mùi. Tùy theo các sao khác mà Nhật Nguyệt Tranh Huy có thể biến thành Nhật Nguyệt Chiếu Bích, Nhật Nguyệt Ðồng Lầm và Tường Vân Ấp Nguyệt.
21. Nhật Nguyệt Tranh Huy: Nhật Nguyệt phải đồng cung với dụng cung. Ví như Nhật Nguyệt đồng cung tại sữu, mệnh cũng lập tại sữu.
22. Cách Nhật Nguyệt Tranh Huy ở dụng cung, gặp Tuần, Xương Khúc, Thai Tọa, Quang Quý là biến thành cách Nhật Nguyệt Ðồng Lâm. Là người văn tài lỗi lạc, biết thế tiến thủ, xuất xử tùy thời, quyền cao chức trọng. Nếu thêm Khoa Lộc hội hợp thì có chức vụ lớn trong chính quyền.
23. Trường hợp dụng cung vô chính diệu, đối cung Nhật Nguyệt tranh huy thì dụng cung có cách Nhật Nguyệt Chiếu Bích, dụng cung lúc này như 1 bức tường hưởng trọn cả ánh sáng của Nhật và Nguyệt theo lý Nhật Nguyệt chính không bằng chiếu.
Trong trường hợp Nhật Nguyệt Chiếu Bích, tuổi Bính Tân là thượng cách, tài cư hầu bá, có tài kinh bang tế thế, nhưng có nên công danh to lớn hay không thì còn xét các bộ sao phò tá. Cực quý có Tam Hóa, rồi gia giãm dần các cặp: Tam Minh, Tả Hữu, Hồng Khôi, Xương Khúc, Quang Quý.
24. Cũng cùng cách Nhật Nguyệt Chiếu Bích, nhưng nếu dụng cung có Hóa Kỵ là cách Tường Vân Ấp Nguyệt, vì cơ bản Hóa Kỵ tại tứ mộ đắc địa hóa khí thì mây lành, lại được ánh sáng của Nhật Nguyệt chiếu về nên có màu sắc của áng mây lành. Cách này tốt dần hơn nếu đối cung có Tuần gom ánh sáng Nhật Nguyệt lại và dụng cung có các cặp Xương Khúc, Quang Quý…thủ chiếu.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)