Nhiệm vụ chính của nghề giáo viên nhân dân là truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đối tượng dạy học của giáo viên mầm non là những trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi nên vai trò của giáo viên mầm non sẽ khác biệt hơn chút. Mời bạn đọc tham khảo bài viết vai trò và nhiệm vụ của giáo viên mầm non tại Hoatieu.vn
- Tổng hợp những hành vi giáo viên không được làm
- Điều lệ trường mầm non mới nhất
- Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non
- Bộ Giáo dục chưa thí điểm bỏ biên chế giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
Contents
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật lao động 2019
– Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non
– Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non
Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ và giáo dục một cách phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non được quy định cụ thể tại Điều 27 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non quy định nhiệm vụ của giáo viên như sau:
1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Giáo viên mầm non được chia thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, quy định từng nhiệm vụ riêng đối với từng hạng.
- Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26 có nhiệm vụ sau:
– Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;
– Trau dồi đạo đức nghề nghiệp; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
– Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
– Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
– Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
- Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25 có nhiệm vụ sau:
– Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
– Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
– Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;
– Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
- Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24 có nhiệm vụ sau:
– Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
– Tham gia bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
– Tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên;
– Tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
3. Tình huống thực tiễn
Hỏi: Tôi là một giáo viên mầm non của trường mầm non thuộc Huyện Thanh Oai – Hà Nội. Cho tôi hỏi có luật lao động nào bắt giáo viên phải cho nhà trường vay tiền để nhà trường mua điều hòa cho trẻ không vậy. Khi giáo viên đưa ý kiến thì hiệu trưởng bác bỏ và bảo giáo viên không có trách nhiệm trong công việc .
Vậy xin cho chúng tôi biết luật lao động cần có những công việc gì để chúng tôi phải chịu trách nhiệm và đảm bảo công việc được tốt và có trách nhiệm đúng với nghành nghề mầm non. Xin cảm ơn!
HoaTieu.vn xin liệt kê và tổng hợp những nhiệm vụ của giáo viên mầm non như sau:
Hiện nay trong quy định của Bộ luật lao động 2019 không có quy định nào bắt giáo viên phải cho nhà trường vay tiền để nhà trường mua điều hòa cho trẻ. Trong điều lệ trường mầm non có quy định về nhiệm vụ của gio viên như sau:
1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Còn trong Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định trong mục 2 đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng I, II, III.
Như vậy từ các quy định trên đây thì không có quy định nào bắt giáo viên phải cho nhà trường vay tiền để nhà trường mua điều hòa cho trẻ. Việc tay tài sản giữa nhà trường và giáo viên là một quan hệ dân sự được xác lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng của 2 bên.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất 2022. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2022
- Quy định Công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ 2022
- Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?