Nhu mô phổi vốn là một phần của phổi. Thông thường, cơ quan này được cấu tạo bởi những thành phần riêng. Việc tìm hiểu đặc điểm của nhu mô phổi cũng như các bệnh lý có liên quan là điều vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có định hướng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Contents
Nhu mô phổi là gì?
Nhu mô phổi chính là một trong số những thành phần cấu tạo nên lá phổi. Cơ quan này có chức năng thực hiện việc trao đổi khí ở phổi, duy trì hoạt động hô hấp ở con người. Chính vì vậy, nếu như phần mô phổi bị thương tổn, chức năng hô hấp ở phổi sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Nhu mô ở phổi thường phân bố theo phân thùy phổi và các thùy phổi thành nhiều đoạn nhỏ. Nếu như sự phân bố nhu mô càng rộng thì sự trao đổi khí tại phế nang mới diễn ra tốt hơn.
Chính bởi nhờ vào diện tích hấp thụ lớn ở phổi mà khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc gây mê đường hô hấp như Isoflurane, Halothane, Enfluran…
Cấu trúc của nhu mô phổi
Cấu tạo của nhu mô phổi bao gồm các thành phần như phế nang, phế quản phổi, ống dẫn của phế nang. Theo đó, đặc điểm của mỗi một thành phần được thể hiện như sau:
Phế nang
Phế nang chính là cấu trúc bao gồm các túi khí có chức năng thực hiện chức năng hô hấp một cách cơ bản. Phế nang nằm ở phía đầu của những cây có chức năng điều hòa hô hấp, nằm ở phía trong của nhu mô phổi, cạnh phế nang có dạng hình túi và ống dẫn khí.
Thông thường, kích thước của mỗi một phế nang chỉ rơi vào tầm 0.1 đến 0.3mm. Tuy vậy, tổng số diện tích trao đổi khí tại phế nang lại chiếm đến hơn 70%, thậm chí có thể lên đến 500 đến 2 triệu số các đơn vị phế nang.
Những đặc điểm cơ bản của phế nang:
- Cấu tạo từ các sợi collagen nên có khả năng đàn hồi cao. Mỗi khi thở, phế nang sẽ được giãn rộng, khi thở ra, phần túi của phế nang sẽ căng lên. Ngoài ra, hệ thống của mao mạch sẽ được bao phủ khắp các bề mặt và giúp cho cơ quan phế nang trao đổi khí một cách tốt hơn.
- Bên trong là lót mặt có chứa các tế bào miễn dịch cơ thể, trong đó có thể kể đến như tế bào NK, bạch cầu đại thực bào… Chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây ra bệnh lý về đường hô hấp.
- Biểu mô của phế nang gồm có 2 loại, thực hiện 2 chức năng khác nhau: Loại chiếm đa số có vai trò thực hiện việc trao đổi khí, loại tế bào còn lại có vai trò bảo vệ.
Phế quản
Phế quản được chia làm 2 nhánh dẫn từ khí quản. Mỗi nhánh của phế quản thường chi phối hoạt động của bên thùy và mỗi bên phổi. Trong số đó, đơn vị nhỏ nhất chính là tiểu phế quản, có vai trò dẫn khí đến từng phế nang.
Có thể nói, phế quản chính là đường mang khí có diện tích hẹp nhất trong trường phổi. Trong số đó, tiểu phế quản hô hấp có vai trò mang khí vào bề mặt, nơi luôn diễn ra quá trình trao đổi khí.
Hệ thống phế nang ống dẫn
Đây chính là đường nối dẫn giữa phế nang dạng túi và phế quản hô hấp. Trong nhu mô của phổi thường chứa khá nhiều ống dẫn.
Ống dẫn của phế nang chính là bộ phận hình thành nên mạng lưới phủ kín phổi. Số liệu ước tính cho thấy có tới 4 đến 5 triệu ống dẫn phế nang trong cả 2 lá phổi.
Nhu mô phổi được nuôi dưỡng bởi bộ phận nào?
Theo đó, các bộ phận nuôi dưỡng nhu mô phổi đó là:
Động mạch phổi
Động mạch phổi thực hiện chức năng dẫn máu, chất dinh dưỡng từ tim về phổi. Khi quá trình trao đổi khí diễn ra tại phế nang, những chất dinh dưỡng sẽ bị khuếch tán ra bên ngoài mạch máu và nuôi dưỡng nhu mô phổi.
Thần kinh
Bộ phận này có vai trò chi phối hoạt động của phổi, có chức năng tiếp nhận thông tin từ phía bên trung tâm hô hấp và điều khiến chức năng hệ hô hấp. Bên cạnh đó còn nhận ra các tín hiệu bất thường về đến hệ thần kinh trung ương để hệ thần kinh trung ương xử lý.
Tĩnh mạch phổi
Khi thực hiện quá trình trao đổi khí tại các phế nang, máu sẽ đem theo oxy và theo tĩnh mạch phổi về đến tim. Sau đó, tim sẽ bơm máu tới toàn bộ cơ thể để nuôi dưỡng.
Hệ thống động mạch dị dạng
Đây vốn là các nhánh thường xuất phát tại động mạch chủ ngực, thân tạng, động mạch liên sườn và hoàn toàn độc lập với rốn phổi.
Nhu mô phổi vốn dĩ được nuôi dưỡng bởi tĩnh mạch, hệ thống động mạch, thần kinh. Khi xuất phát từ cuống phổi, các thành phần này sẽ kết hợp cùng với nhau và giúp duy trì chức năng hô hấp ở phổi.
Hội chứng tổn thương nhu mô phổi
Một số dạng tổn thương ở mô phổi phải kể đến như:
- Xẹp phổi: Chính là tình trạng phổi bị xẹp, thể tích phổi giảm.
- Đông đặc: Là tình trạng độ đậm đồng nhất bị tăng, xóa mờ thành KQ và bờ MM. Trong đó, phế nang bị lấp bởi mủ, máu và dịch, cấu trúc mạch máu bị xóa mờ, thể tích không bị giảm.
- Tổn thương dạng nốt, khối.
- Mô kẽ bị tổn thương: Những hình mờ mô kẽ vốn được hình thành do sự dày lên một cách bất thường ở mô kẽ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do có máu, dịch, tế bào, mô xơ, u và kết hợp với các thành phần khác.
- Hình sáng: Những dạng tổn thương có hình hang, hình kén, tổ ong, khí phế thũng, giãn phế quản…
Các bệnh lý ảnh hưởng đến nhu mô phổi
Sự tổn thương của nhu mô phổi sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của phổi. Theo đó, nhu mô phổi thường chịu tác động bởi các bệnh lý như:
- Viêm phổi thùy
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng phổi
- Bệnh phổi thâm nhiễm
Cách phòng tránh bệnh nhu mô phổi thường gặp
Để phòng tránh bệnh mô phổi, bạn nên lưu ý tới các vấn đề sau:
- Chấm dứt triệt để tình trạng vùng tai, mũi, họng bị nhiễm khuẩn.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, tập luyện các bài tập thể chất một cách đều đặn để giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Luôn phải giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng ngực và vùng cổ khi thời tiết lạnh.
- Xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
- Không dùng rượu bia, chất kích thích.
- Thực hiện việc tiêm đầy đủ các loại vacxin.
>> Xem thêm: Suy Hô Hấp Cấp Là Gì? Biến Chứng Nguy Hiểm Và Phác Đồ Điều Trị
Mọi đặc điểm của nhu mô phổi đã được chúng tôi cung cấp qua phần trên của bài viết. Để bảo vệ sức khỏe của trái phổi nói chung và sức khỏe bản thân nói riêng, bạn hãy chủ động điều trị ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nhé.