Các tác phẩm trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2021
Những tác phẩm trọng tâm thi THPT quốc gia 2021 sẽ giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 12 trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021. Sau đây là những tác phẩm ôn thi THPT quốc gia 2021 các bạn học sinh nên tham khảo.
Quảng Cáo
- Đáp án đề thi THPT quốc gia 2021 môn Văn
- Bộ đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2021 tỉnh Nam Định
- Dự đoán đề thi Văn 2021
- Top 4 mẫu phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- 4 bài phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
1. Sóng – Xuân Quỳnh, thi năm 2010
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Ngữ Văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Quảng Cáo
Câu 2. (3,0 điểm)Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Quảng Cáo
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bểÔi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo dục – 2008)
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 10 mẫu phân tích bài thơ Sóng đầy đủ và chọn lọc
- 6 mẫu phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Top 18 mẫu mở bài Sóng hay chọn lọc
- Top 6 mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
2. Tây Tiến – Quang Dũng, thi năm 2011
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 – môn Ngữ Văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Top 5 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 4 bài phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 4 bài cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
3. Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, thi năm 2012
Đề thi chính thức tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2012
I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5 điểm)
Câu 1(2 điểm): Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô – lô – khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…
(Ngữ văn 12, Tập 2, tr 123, NXB Giáo dục – 2008)
Hai con người được nói ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?
Câu 2 (3 điểm):
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. Phần riêng – Phần tự chọn (5 điểm)
Câu 3.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 111, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b – Theo Chương trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
(Phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009)
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 6 bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà hay nhất
- Top 5 mẫu phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà hay nhất
- Top 5 bài cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà siêu hay
4. Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, thi năm 2013
Đề thi chính thức tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2013
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 – 5 – 2013)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong Đất nước (trích trư ờng ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012, tr.115 – 116 – 117)
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 30 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Top 11 bài phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Top 9 bài phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Top 2 bài cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Top 9 mẫu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
5. Hồn Trương Ba, Da Hàng thịt – Lưu Quang Vũ, thi năm 2014
Đề thi tốt nghiệp môn Văn 2014
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 5 bài Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Top 5 bài phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Top 7 bài phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt hay chọn lọc
6. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, thi năm 2015
Đề thi tốt nghiệp môn Văn 2015
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 6 bài phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Top 9 bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Top 8 bài phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 7 bài phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
7. Vợ nhặt – Kim Lân, thi năm 2016
Đề thi môn văn THPT quốc gia năm 2016
Bài văn mẫu tham khảo:
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Top 10 bài phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Top 8 bài phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Top 8 bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Top 5 bài cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Top 42 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
8. Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, thi năm 2017, 2020
Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ Văn
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hồi khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta vui buồn với một nhân vật trong truyện.
Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.
(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang,NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?
Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mệnh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuátNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHàng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm,Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118 – 119)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Bài văn mẫu tham khảo:
- Top 4 mẫu phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Đất Nước hay nhất
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của sentayho.com.vn.