kết quả kinh doanh các ngân hàng khi có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng. Điều gì đang xảy ra?” title=”Gửi email”> Thu nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm đã tạo ra một “hiện tượng lạ” trong bức tranh kết quả kinh doanh các ngân hàng khi có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng. Điều gì đang xảy ra?
Thu nhập lãi thuần (NII) là nguồn thu nhập chiếm tỉ trong cao nhất của các ngân hàng thương mại (khoảng 76%). Đây là kết quả của việc kinh doanh “tiền” với hoạt động huy động đầu vào và cho vay đầu ra.
Bạn đang xem: Nii là gì
Theo khảo sát báo cáo tài chính của 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí III/2019, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng đồng loạt tăng (23/27 ngân hàng).
Chỉ có 4/27 ngân hàng ghi nhận chỉ tiêu thu nhập này giảm gồm: VPBank (giảm 20,4%), VietABank (giảm 12,5%), NCB (giảm 4,9%) và PG Bank (giảm 3,7%), mặc dù tại các ngân hàng này cho vay khách hàng vẫn tăng trưởng.
Việc thu nhập lãi thuần tăng khi cho vay khách hàng tăng là rất bình thường, qui mô khoản vay tăng khiến thu nhập từ lãi tăng lên. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là con số tăng trưởng thu nhập lãi thuần ở nhiều ngân hàng lại cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng cho vay, có nơi gấp tới gần 4 lần.
Chênh lệch giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng thu nhập lãi thuần các ngân hàng 9 tháng đầu năm
Cụ thể, SHB là ngân hàng có sự chênh lệch lớn nhất giữa hai chỉ số này, cho vay khách hàng của SHB tăng 16,5% nhưng thu nhập lãi thuần tăng gần 62%. Thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng hơn 34% trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng hơn 13%.
Vietcombank tăng cho vay chỉ hơn 12% nhưng thu nhập lãi thuần lại tăng tới 27% so với cùng kì năm trước. Hay tại MBBank khi cho vay chỉ tăng chưa đầy 12% thì NII đã tăng 25,7%. Điều tương tự xũng xảy ra với Sacombank, MSB, HDBank, LienVietPostBank, Kienlongbank,…
Điều duy nhất để lí giải hiện tượng lạ này là tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng đó đã có sự tăng trưởng mạnh, một đồng vốn cho vay ra sẽ mang về biên lãi thuần tốt hơn trước đó.
Có nhiều nguyên nhân để khiến cho NIM của một tổ chức tín dụng tăng. Đó là tăng nguồn thu đầu ra từ việc mở rộng tăng trưởng tín dụng, tăng thu từ lãi cho vay, tăng thu từ lãi các khoản đầu tư kinh doanh chứng khoán nợ hoặc giảm chi phí vốn đầu vào từ các nguồn huy động vốn khác nhau.
Một số người cho rằng nguồn thu từ lãi đầu tư trái phiếu đã tạo nên khoảng cách giữa hai con số tăng trưởng này. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân, nhưng không phải là tất cả. Để có cái nhìn kĩ hơn về vấn đề này, cần đi sâu vào biến động của những yếu tố cấu thành nên nguồn thu từ lãi của ngân hàng.
Số liệu từ 23 ngân hàng công bố báo cáo tài chính (có thuyết minh) cho thấy thu lãi từ kinh doanh đầu tư chứng khoán nợ (như trái phiếu) tại các ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt, có tăng, có giảm. Đặc biệt tại nhóm có thu nhập lãi thuần tăng cao, nhiềungân hàng ghi nhận giảm từ nguồn thu này như Sacombank (giảm 0,8%), TPBank (giảm 13%), VIB (giảm 2,9%), MSB (giảm 9%),…
Khoản thu này chỉ tăng trưởng ở mức cao tại một số ngân hàng tiêu biểu như Techcombank, ABBank (tăng gấp đôi), SHB (tăng 64,7%), MBBank (tăng 42,9%), VietBank (tăng 51%).
Tăng trưởng cho vay khách hàng các khoản thu từ lãi của các ngân hàng 9 tháng đầu năm so với cùng kì năm 2018
Cùng với đó, thu lãi từ cho vay trong 9 tháng đầu năm của tất cả ngân hàng khảo sát đều tăng so với cùng kì năm trước. Mức tăng thu lãi cho vay dao động từ 1,3% đến 72,3%, trung bình tăng 26,3% đây là một con số cao so với mức tăng trưởng cho vay 11% tại các ngân hàng trên.
Xem thêm: đừng đánh Thức Em – Tải Về đừng đánh Thức Em
Những ngân hàng ghi nhận tăng mạnh (khoảng 40% trở lên) từ khoản mục “thu lãi cho vay” như ABBank (tăng 72,3%), Nam A Bank (tăng 43,6%), MSB (tăng 43%), VIB (tăng 42,6%) và TPBank (40%).
Theo nhận định củaChuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu, nguyên nhân chính khiến thu nhập từ lãi thuần của các ngân hàng tăng mạnh trước hết là do tăng qui mô cho vay và tăng lãi suất cho vay.
Ông cho rằnglãi suất cho vay của các ngân hàngtừ đầu năm tới hiện tại đã tăng, bởi vì lãi suất huy động trong thời gian qua có xu hướng tăng. Cụ thể, nhiều ngân hàng có sự điều chỉnh cơ cấu huy động bằng cách tăng nguồn huy động nguồn vốn trung dài hạn (bằng chứng chỉ tiền gửi,…)
“Lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay khó giảm bởi vì các ngân hàng phải cố gắng duy trì biên độ lợi nhuận đâu đó khoảng 3%”, ông nhận định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn chỉ đạo các TCTD cần giữ ổn định hoặc tìm cách giảm lãi suất cho khách hàng nhằm kiểm soát lạm phát ở mức thấp, việc tăng lãi suất đầu ra bị hạn chế.
Vậy ngoài việc tăng lãi suất, ngân hàng có thể tăng thu lãi cho vay bằng cách nào?
Trên thực tế, các ngân hàng cũng đã lường trước được việc này và họ tìm đến với chiến lược chuyển dịch cơ cấu cho vay từ cho vay bán buôn sang bán lẻ và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Bằng cách này, biên lãi thuần của các nhà băng đã cải thiện rất nhiều.
Cùng một đồng vốn khi cho vay khách hàng doanh nghiệp (nhóm được cho là có rủi ro thấp do có hoạt động kinh doanh khá minh bạch) thường sẽ có lãi suất thấp hơn so với cho vay nhóm khách hàng cá nhân. Đặc biệt, lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp có thể gấp đôi lãi suất cho vay thông thường.
Ngoài việc đánh giá từ cơ cấu nguồn thu từ lãi thì giảm chi phí huy động vốn cũng là một cách tác động đến tăng trưởng về thu nhập lãi thuần của mỗi ngân hàng. Một xu hướng dễ thấy là các ngân hàng đang cố gắng tăng nguồn huy động giá rẻ “nguồn vốn không kì hạn” (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán).
Số liệu khảo sát cho thấy rằng tỉ trọng tiền gửi không kì hạn (CASA) tại các nhà băng đều dưới 30%. Trong số 23 ngân hàng khảo sát, chỉ có tại nhóm ba ngân hàng gồm Vietcombank, MBBank và Techcombank thì hệ số CASA ở mức cao trên 20%. Techcombank đã vượt qua hai ngân hàng còn lại để trở thành ngân hàng có hệ số CASA lớn nhất.
Một điểm đáng lưu ý nữa là cùng có tỉ trọng tiền gửi không kì hạn lớn nhưngVietcombank và MBBank đều tăng trưởng mạnh lãi thuần trong khi Techcombank lại không.
Việc tận dụng lợi thế vốn không kì hạn giá rẻ là một trong những nguyên nhân đẩy NIM của Vietcombank và MBBank này dễ ở mức cao hơn so với các đối thủ khác. Trong khi đó, tại Techcombank mặc dù tỉ trọng tiền gửi không kì hạn ở mức cao nhưng tăng trưởng lãi thuần chủ yếu nhờ tăng trưởng cho vay và thu từ lãi đầu tư trái phiếu.
Xem thêm: Tải Game Hoạt Hình – imvu: Avatar Idol Game Trên App Store
Một số chuyên gia cho rằng Techcombank đang giữ “của để dành” của mình để có thể bật tăng mạnh hơn trong tương lai. Trái ngược với đó là tại Vietcombank và MBBank khi lợi thế đã và đang được tận dụng ở mức tối đa sẽ không còn trở thành bàn đạp mạnh mẽ để tăng trưởng nữa.
Chuyên mục: Hỏi Đáp