Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một trong những cụm từ thường xuyên xuất hiện trên các bản tin, báo chí cũng như trong trường học. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được những nội dung chính của nội dung trên.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?
– Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.
– Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội.
Do đó, công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa:
– Công nghiệp hóa, hiện đại trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất:
+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công.
+ Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao:
+ Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm quan trọng và cốt lõi nhất.
+ Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.
+ Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đạo và hiệu quả hơn.
+ Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.
Những mặt hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
– Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
+ Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Năng lực trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao.
+ Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị. Chưa thực sự trở thành nguồn lực, động lực nội dung của sự phát triển bền vững. Môi trường văn hóa xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực.
– Năm 2020, nước ta chưa cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do vậy, cần phải tổng kết sâu sắc 25 năm thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa – nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ sâu sắc quan niệm hiện đại, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ trung tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát triển mới của nước ta từ 2020 đến 2045 để đưa nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào chủ đề của Báo cáo chính trị và trong phần tầm nhìn và định hướng phát triển.
– Mục quan điểm chỉ đạo cần trình bày quan niệm hiện đại của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong mục định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2031 cần xác định mục tiêu, nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa trong chiến lược kinh tế xã hội 10 năm.
Như vậy, Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa là nội dung đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích những nội dung liên quan đến tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.