Contents
Câu hỏi: Nửa úp nửa mở là phương châm gì?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm về lượng
Đáp án đúng B.
Nửa úp nửa mở là phương châm cách thức, bởi đây là lối nói không rõ ràng, không hết ý, vừa muốn che giấu lại vừa muốn để lộ ra.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B là do:
– Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó.
– Về cơ bản phương châm hội thoại có những dạng sau:
+ Phương châm về chất
Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:
Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.
Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.
Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.
Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.
+ Phương châm về lượng
Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:
Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.
Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.
+ Phương châm quan hệ
Khi hội thoại, tranh luận cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.
Ví dụ: Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi. (Phương châm quan hệ).
+ Phương châm cách thức
Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.
Ví dụ: Nửa úp nửa mở: nói mập mờ không rõ ràng, không hết ý (Phương châm cách thức).
+ Phương châm lịch sự
Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.
Ví dụ: Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo, thiếu nhã nhặn. (Phương châm lịch sự)
Ví dụ: Nói như đấm vào tai: nói thô lỗ, khó nghe, khó tiếp thu. (Phương châm lịch sự)
Ví dụ: Mồm loa mép giãi: nói nhiều, nói ngoa ngoắt, đanh đá, lấn át người khác (Phương châm lịch sự).