Tìm việc làm
Contents
1. Bạn đã hiểu PA là gì?
Tất cả những con người chưa bao giờ trải qua cảm giác bị kỳ thị bởi một thân hình không lành lặn hay gánh chịu nỗi đau vì khiếm khuyết một phần trên cơ thể ngay từ khi sinh ra, sẽ khó lòng hiểu hết được sự cảm thông, chăm sóc, chia sẻ, sự hỗ trợ của một cá nhân, trung tâm, tổ chức từ thiện, có giá trị như thế nào. Có lẽ, xã hội chúng ta sẽ trở nên “thực dụng”, lạnh lẽo, khi mọi hoạt động nhân đạo bị đóng băng. May sao, điều này đã không xảy nhờ vào những sự thấu hiểu, cảm thông của những tấm lòng và bởi sự hiện diện những nghề cao quý – động lực lớn để những mảnh ghép không hoàn hảo đó có thêm niềm tin và động lực làm lại cuộc đời. Họ chính là những PA. Vậy bạn đã hiểu PA là nghề gì chưa?
Với những sinh viên hay những cá nhân yêu thích công việc thiện nguyện, chắc chắn trả lời cho câu trả lời này khá dễ dàng. Đây là từ viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong những dự án cộng đồng, hành động vì người khuyết tật. PA thực chất là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Personal Assistant”. Chúng ta có thể hiểu là những người hỗ trợ cá nhân. Thế nhưng khác biệt với một số định nghĩa về hỗ trợ cá nhân trong lĩnh vực tài chính, thì PA ở đây là chủ thể thực thi những hành động, hỗ trợ về thể chất, tinh thần. PA cũng đóng vai trò là những cố vấn tâm lý để giúp đỡ những người không may khiếm khuyết một phần cơ thể cảm thấy thoải mái, tự tin và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. PA là “thư ký”, là “giúp việc” trên nguyên tắc tình nguyện, nhiệt tình, cảm thông.
PA có thể giúp người sử dụng dịch vụ trợ giúp cá nhân dọn dẹp nhà cửa và chia sẻ những kinh nghiệm hòa nhập…nói chung là những sinh hoạt hằng ngày. Tuy mang những đặc điểm khá giống với tình nguyện viên và bị nhiều người nhầm lẫn. Song về bản chất thì chúng khác nhau hoàn. PA được công nhận là một nghề có thể mang lại lại thu nhập cho những người tham gia. Song những khoản này không nhiều và được chi trả hoàn toàn bởi những tổ chức từ thiện. Khác biệt với hoạt động từ tình nguyện, nhưng PA chỉ hỗ trợ những cá nhân những sinh hoạt hằng ngày, không phải là tập thể hay toàn gia đình của người mất khả năng chăm sóc bản thân.
Nghề PA được trình làng lần đầu tiên vào năm 2009 với sự bảo trợ của Trung tâm “Sống Độc lập” tại Hà Nội. Thực chất, đây là một dự án được thành lập bởi quỹ Nippon Nhật Bản phối với nhóm hoạt động thiện nguyện “Vì tương lai tươi sáng” và Tổ chức người khuyết tật quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong dự án này, các PA sẽ được chiêu mộ và giới thiệu hoàn toàn miễn phí đến những cá nhân khuyết tật, cần hỗ trợ trong công tác sinh hoạt hằng ngày. Hoạt động hơn 11 năm qua, dự án này không chỉ đóng vai trò là chiếc cầu nối nhân ái, để những nhiều người kém may mắn vì khiếm khuyết một phần cơ thể cảm thấy vững niềm tin trong cuộc sống, để người gần người hơn. Đặc biệt, nghề PA trở thành trải nghiệm khó quên của bất kỳ một người trẻ nào có cơ hội được biết đến, tham gia dự án này.
>>>Xem thêm: TOP việc làm thêm tại nhà “lương cao tới không tưởng”
2. Quy trình và yêu cầu để tham gia PA như thế nào?
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Nhưng len lỏi trong bức tranh đa sắc màu của nó vẫn có những mảnh đời bất hạnh. Hằng năm chúng ta vẫn chứng kiến và nghe thấy tiếng gọi ủng hộ những người khuyết tật, những người khó khăn bởi những tổ chức chính phủ, thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện để tham gia những chuỗi hoạt động ý nghĩa này. Nhưng khi bạn lựa chọn trở thành các PA. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho bạn thực hiện sứ mệnh xã hội của mình. Yêu cầu đầu vào cho những PA khá đơn giản. Chỉ cần bạn năm trong độ tuổi từ 18 – 35, có thời gian tự do và thật tâm mong muốn giúp đỡ những người khó khăn. Người ta vẫn gọi PA là sống được nhờ trái tim.
Quả đúng như thế, tuy được gắn mác là một nghề chính hiệu, song bản chất của PA hướng đến lợi ích của người được giúp đỡ 100%, mọi tiêu chuẩn về thu nhập hay chế độ đãi ngộ của những lựa chọn nghề khác được thay thế bằng trải nghiệm mới mẻ dành cho những người tham gia và một phần hỗ trợ nho nhỏ. Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, PA sẽ giúp nhưng người khuyết tật được chỉ định làm những công việc hằng ngày, bao gồm nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, có thể giúp họ vệ sinh cá nhân, đưa đi học, kể cả vai trò là những người chia sẻ, nhà tâm lý. PA được đăng ký làm theo giờ, tùy thuộc vào thời rảnh của từng người. Do vậy, mức thu nhập sẽ được tính theo giờ. Đối với những nhân viên chưa chính thức, mức thu nhập sẽ là 8.000 đồng/giờ. Mức thu nhập này sẽ được nâng lên thành 11- 12.000 đồng/giờ khi PA đã “thạo nghề”và vào làm việc chính thức.
Đặc thù là làm việc với con người, cho nên ngoài sự trung thực,nhiệt tình, thông cảm…những PA sẽ được trung tâm sống Độc lập “đào tạo” về nghiệp vụ và tạo điều kiện hết sức khi làm việc. PA sẽ được trung tâm lựa chọn những người cần được chăm sóc phù hợp nhất dựa trên nguyên tắc là đồng giới, khoảng cách về tuổi tác không quá xa nhau để có thể đảm bảo rằng cả PA và đối tượng về sử dụng dịch vụ này có thể điều hòa được mối quan hệ hay tránh việc xảy ra những bất đồng quan điểm.
Nhắc đến những yêu cầu để trở thành những PA, có ta có thể cảm nhận rằng, những tiêu chí khá đơn giản, căn cứ về tuổi tác và thái độ của ứng viên. Thế nhưng, đó chỉ là những nguyên tắc sơ bộ. Trên thực tế, để trở thành một PA và người đồng hành với những người kém may mắn, các bạn phải trải qua một kỳ thử thách.
Những hồ sơ của ứng viên sau khi chọn lọc sơ bộ sẽ được trải qua vòng tập huấn. Đây thực chất là một kỳ luyện tập đặc thù để giúp các ứng viên làm việc tốt hơn khi nhận việc bao gồm: Các kỹ năng thấu hiểu tâm lý, kỹ thuật đẩy xe lăn, những thủ thuật xoa bóp vật lý trị liệu…để hỗ trợ những người sử dụng dịch vụ và dĩ nhiên bao gồm cả khả năng cảm nhận lắng nghe, những nỗi đau, trải lòng của người khuyết tật nữa. Nếu bước qua được được đợt tập huấn này, ứng viên sẽ chính thức góp mặt trong ngôi nhà chung “ những người hỗ trợ cá nhân”.
3. Nghề PA – lựa chọn nghề không thể bỏ qua của những người trẻ
Có thể khi nhắc những lựa chọn nghề dù là bán thời gian hay fulltime, khoảng 90% trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những công việc đó mang lại cho ta bao nhiều tiền hay đính kèm theo những chế độ gì.Thế nhưng, cũng có những lựa chọn nghề, không thể nuôi đủ ước mơ giúp bạn mua được một ngôi nhà mới, mua được chiếc máy tính xịn để bạn bằng bạn bằng bè, thế nhưng vẫn đủ để cho ta cảm nhận rõ nhất được giá trị của cuộc sống và những trải nghiệm khó lòng quên được. PA là một trong những lựa chọn nghề như thế.
Vấn đề về lương luôn là mối quan tâm và lo lắng hàng đầu cho mọi người khi làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp. Để nắm rõ hơn về cách tính lương theo giờ mà không sợ bị nhầm lẫn hay bị thiệt, bạn có thể tham khảo bài viết này. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều về vấn đề lương đấy nhé. Nhất là đối với những ai đang muốn tìm việc nhanh mà còn thắc mắc vấn đề về lương thưởng hiện nay.
3.1. Nghề tay trái của sinh viên – bạn đã thử chưa?
Với những ai đã và đang trải qua khoảng thời gian đẹp nhất của thanh xuân – thời sinh viên, cùng với làm gia sư, làm thêm ở những văn phòng hay đơn giản hơn như đốt thời gian rảnh vào những bộ phim, bạn có thể đến với PA như một lựa chọn nghề tay trái để tăng thêm thu nhập và trải nghiệm cuộc sống của người đi làm trước khi nghĩ nó là một hoạt động nhân đạo. Bởi lẽ, PA vẫn giữ nguyên bản chất của một nghề từ do được đăng ký, phỏng vấn, tập huấn và trả lương theo giờ.
Mặt khác, đây là công việc, bạn không phải lăn tăn về đầu vào vì nó không đính kém thêm nhưng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm. Tuy mức thu nhập không thực sự tốt, những quỹ hỗ trợ này có thể phần nào giúp bạn trang trải những chi phí sinh hoạt cá nhân trong tháng. Đặc biệt, đây là cơ hội để bạn gặp gỡ, hòa nhập hơn với cộng đồng và phát triển những kỹ năng mềm.
Có lẽ từ lâu, câu hỏi sinh viên có nên đi làm thêm hay không luôn là vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi. Nếu bạn đang là một sinh viên thì quan điểm của bạn với việc làm thêm ra sao? Nên đi làm thêm hay không khi còn đang phải tập trung cho việc học đại học? Khi bạn vẫn chưa tìm được đáp án cho chính mình thì hãy đọc bài viết dưới đây để tự trả lời cho mình về câu hỏi “sinh viên có nên đi làm thêm” hay không nhé!
3.2. Trải nghiệm nghề PA để trưởng thành
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và thực tế trải nghiệm của nghề PA đã có chúng ta thấy rằng, cuộc sống này không chỉ có cơm -áo- gạo- tiền mà còn biết bao điều tốt đẹp mà chỉ bằng trái tim, ta mới có thể nhận ra. Là thành viên đã gắn bó với PA được một thời gian dài đã tâm sự trên báo Nông nghiệp :
“Mình cũng không hiểu sao mình gắn bó với PA đến tận bây giờ. Nhưng mỗi lần định nghỉ, mình lại tự hỏi rằng không biết hôm nay anh ấy làm gì, không có mình anh ấy sẽ xoay sở ra sao… Thế là mình lại đến bên anh ấy. Tự bao giờ anh ấy đã giống như người thân của mình”. Điều này đến từ giá trị đằng sau của nghề vì cộng đồng. PA thực sự là một trải nghiệm khó quên cho những người trẻ cần thêm những vốn kinh nghiệm cuộc sống để làm giàu thêm những vốn sống phong phú cho mình.
Phần lớn lực lượng tham gia PA là sinh viên – những người có thêm nhiều thời gian. Đặc thù công việc là giúp đỡ người khuyết tật những sinh hoạt hằng ngày từ nấu ăn, rửa bát, vệ sinh cá nhân đến đẩy xe lăn…giúp những ai chưa lần nào làm những công việc này có thêm cơ hội để kiểm chứng năng lực và chăm sóc tốt hơn cho bản thân, cũng như gia định của mình.
Việc tiếp xúc với những người khó khăn hơn mình thường xuyên giúp người trẻ có thêm sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc để hiểu rõ giá trị của cuộc sống. Họ chính là những mầm xanh để gieo mầm và lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Một khi chúng ta cảm nhận được những giá trị đang tồn tại xung quanh trong chuỗi thời gian đồng hành cùng nghề PA, là khi ấy chúng ta đã trưởng thành.
Mong rằng, những thông tin trên đây đi tìm câu trả lời cho PA là nghề gì sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Nếu đã đọc bài viết và cảm nhận rằng, mình cần đủ thời gian và mong muốn gắn bó với nghề đồng hành cùng sứ mệnh phát triển xã hội. PA đang mở rộng cánh cửa chào đón bạn!